Trẻ tử vong đột ngột vào ban đêm: Cần làm gì để phòng tránh
Bệnh hay gặp là trẻ bị tử vong tại nhà, vào ban đêm sau khi ngủ.
Theo Bùi Thu Phương, Khoa Nhi – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hội chứng chết đột ngột ở trẻ nhỏ (Sudden Infant Death Syndrome: SIDS) được biết đến là tình trạng chết đột ngột ở trẻ nhỏ không giải thích được bằng tiền sử bệnh tật cũng như khám xét sau tử vong.
Một tình trạng khác cũng cần biết đến là tình trạng gần chết đột ngột ở trẻ nhỏ (near- SIDS) hay gọi là tình huống đe dọa tính mạng là tình trạng gần chết với biểu hiện ngạt, biến đổi màu sắc da (thường xanh tím, có thể tái nhợt hoặc ban đỏ), nghẹt thở, giảm trương lực hay thở ngáp.
(Ảnh minh họa).
Tháng 10/2022 vừa qua, Bệnh viện Nhi Trung ương liên tiếp tiếp nhận hai trường hợp trẻ nhỏ hơn 1 tuổi nhập viện khi đã tím tái, ngừng thở và ngừng tim trước khi nhập viện, đều được chẩn đoán mắc hội chứng SIDS. Mặc dù được hồi sức cấp cứu nhưng cả hai bé đều không qua khỏi.
Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ hơn 1 tuổi, trong đó 90% thuộc nhóm trẻ
Các yếu tố nguy cơ gây tử vong đột ngột ở trẻ nhỏ
Yếu tố từ phía mẹ: Trẻ tuổi, đẻ nhiều và dày, mẹ hút thuốc khi có thai; nghiện ma túy; thiếu máu khi có thai; có thai trước bị chết; không khám thai; trầm cảm sau sinh, có bệnh tâm thần…
Yếu tố từ phía con: Trẻ thuộc nhóm 2-4 tháng tuổi; trẻ trai hay bị hơn gái; cân nặng lúc sinh thấp; sinh non; điểm Apgar thấp; ngủ tư thế nằm sấp; sưởi quá nóng; không bú mẹ; có đợt tím trước đó; có tiền sử trẻ trong gia đình chết đột tử; phơi nhiễm khói thuốc…
Một số bệnh tiềm ẩn có thể đe dọa tính mạng, gây chết đột ngột ở trẻ nhỏ là gì?
Video đang HOT
Theo một số nghiên cứu, có một số bệnh tiềm ẩn có thể phát hiện ở tình huống đe dọa tính mạng gây chết đột ngột ở trẻ nhỏ, trong đó bệnh hay gặp nhất là bệnh ở tiêu hóa (50%); tiếp theo là bệnh ở thần kinh (30%), hô hấp… Tuy nhiên, khoảng 50% trường hợp gần chết đột ngột không giải thích được nguyên nhân.
Cần làm gì để dự phòng hội chứng chết đột ngột ở trẻ nhỏ
- Nên đặt trẻ ngủ ở tư thế nằm ngửa: Trẻ nên được ngủ tư thế ngửa trên mặt phẳng chắc, tránh quá mềm, quá xốp, tránh để các đồ xốp mềm quanh chỗ trẻ ngủ (như gối bông, da lông cừu, túi nước mềm, khăn quàng, trò chơi nhồi bông…) để đề phòng làm trẻ ngạt thở.
- Không nên quấn trẻ quá chặt hay mặc đồ quá nóng khi ngủ; không nên để sưởi quá nóng, không nên cho trẻ nằm trong phòng quá lạnh.
- Đề trẻ trong cũi hoặc nôi cùng phòng ngủ với cha mẹ trong ít nhất là 6 tháng đầu.
- Đảm bảo việc sử dụng địu em bé một cách an toàn.
- Với trẻ nghi có trào ngược dạ dày-thực quản thì nên cho trẻ ăn từ từ, bế trẻ tư thế đứng sau khi ăn từ 30-60 phút.
- Trẻ có bệnh đường hô hấp cần được chăm sóc cẩn thận, thoáng khí, không để trẻ phơi nhiễm với khói thuốc.
- Trẻ không nên ngủ chung giường với người hút thuốc lá, uống rượu, nghiện ma túy hay thức giấc về đêm, nhất là những trẻ sinh non hoặc trẻ có cân nặng khi sinh thấp dưới 2500 gram.
- Các trẻ có tiền sử ngừng thở cần được theo dõi bằng máy theo dõi thở nếu có điều kiện.
Bác sĩ: 4 điều bạn có thể làm để giảm nguy cơ ung thư gan
Ung thư gan là một căn bệnh đe dọa tính mạng mới, với hơn 800.000 người mắc mới mỗi năm trên toàn thế giới.
Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư trên toàn thế giới, chiếm hơn 700.000 ca tử vong mỗi năm, theo Hiệp hội Ung thư Mỹ (ACS).
Trong khi hầu hết các loại ung thư dần ít nguy hiểm hơn, thì ung thư gan đang trở nên ngày càng nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong tăng một cách đáng kinh ngạc lên 43% chỉ từ năm 2016 đến năm 2020, theo trang tin Best Life.
Gan rất giỏi trong việc tự sửa chữa những tổn thương nhỏ một cách đáng ngạc nhiên, nghĩa là người có nguy cơ cao có thể phòng ngừa. Ảnh SHUTTERSTOCK
Đặc biệt, đây là loại ung thư phổ biến nhất ở nhiều nước châu Phi và Đông Nam Á.
Các chuyên gia từ Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering (Mỹ) (MSKCC) giải thích: "Tỷ lệ tử vong do ung thư gan đã tăng mạnh trong những năm gần đây, một phần là do sự gia tăng các bệnh mạn tính gây tổn thương gan. Bao gồm xơ gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ...".
Rất may là gan rất giỏi trong việc tự sửa chữa những tổn thương nhỏ một cách đáng ngạc nhiên, nghĩa là người có nguy cơ cao có thể phòng ngừa.
Sau đây, các bác sĩ của Hiệp hội Ung thư Mỹ sẽ chỉ ra 4 cách tốt nhất để giảm nguy cơ ung thư gan.
1. Quản lý rủi ro viêm gan B và C
Viêm gan B và C mạn tính là yếu tố nguy cơ lớn nhất gây ung thư gan trên toàn thế giới. Vì lý do này, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ khuyến cáo mọi người nên tiêm ngừa viêm gan B, theo Best Life.
Mọi người nên tiêm ngừa viêm gan B. Ảnh SHUTTERSTOCK
Riêng đối với viêm gan C, có thể quản lý rủi ro bằng cách xét nghiệm nếu nghi ngờ mình có nguy cơ cao hơn. Điều trị viêm gan B và C có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ phát triển ung thư gan sau này.
2. Điều trị các bệnh về gan khác
Ngoài viêm gan, một số bệnh có thể gây nguy hiểm nếu không được điều trị.
ACS giải thích: Một số bệnh di truyền có thể gây xơ gan, làm tăng nguy cơ ung thư gan. Bao gồm rối loạn chuyển hóa di truyền, xơ gan mật nguyên phát và gan nhiễm mỡ. Phát hiện và điều trị những bệnh này sớm có thể giúp giảm nguy ung thư gan.
3. Duy trì cân nặng khỏe mạnh
Theo ACS, duy trì cân nặng khỏe mạnh là một cách khác giúp giảm nguy cơ ung thư gan. Tránh béo phì có thể là một cách khác để chống ung thư gan. Những người béo phì có nhiều khả năng mắc bệnh gan nhiễm mỡ và tiểu đường, cả hai đều dẫn đến ung thư gan, các chuyên gia từ ACS cho biết.
Một nghiên cứu phân tích năm 2007 được công bố trên tạp chí y khoa British Journal of Cancer đã xác định người béo phì có nguy cơ ung thư gan cao hơn đến 89%, theo Best Life.
4. Bỏ thuốc lá và hạn chế uống rượu
Các chuyên gia cảnh báo cả hai đều gây xơ gan, cuối cùng có thể dẫn đến ung thư gan.
ACS giải thích: Không uống rượu hoặc uống rượu vừa phải có thể giúp ngăn ngừa ung thư gan. Nghiên cứu năm 2018 trên tạp chí British Journal of Cancer, uống nhiều rượu làm tăng 87% một dạng ung thư gan phổ biến nhất.
Những nhà nghiên cứu này cũng xác định rằng hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ ung thư gan. Vì vậy, bỏ thuốc nên cũng sẽ ngăn ngừa ung thư này, ACS cho biết, theo Best Life.
Liên tiếp cấp cứu nhiều trường hợp sản phụ nguy kịch Những ngày qua, các bác sĩ Bệnh viện (BV) Phụ sản TP Cần Thơ liên tục cứu sống nhiều trường hợp sản phụ bị biến chứng sản khoa nặng, đe dọa tính mạng. Sản phụ bị băng huyết sau sinh muộn được cấp cứu kịp thời. Ảnh do BV cung cấp. Đêm 14-11, ê-kíp cấp cứu đã cứu sống sản phụ 38 tuổi,...