Trẻ tự ăn tóc tái diễn rất cao nếu không tìm hiểu nguyên nhân, trị liệu đúng
Các trường hợp tự ăn tóc gây tắc ruột nặng phải mổ cấp cứu, nếu không được tìm hiểu nguyên nhân và trị liệu đúng chuyên khoa thì ngay cả sau khi đã phẫu thuật, việc tái diễn hành vi này vẫn còn tồn tại rất cao.
Một búi tóc dài được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố ( TP.HCM) lấy ra khỏi ruột một nữ bệnh nhi – Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Thời gian qua TP.HCM ghi nhận liên tiếp nhiều trẻ tự ăn tóc gây tắc ruột nặng phải mổ cấp cứu. Theo BS.CKII Nguyễn Thị Kiều Tiên (Bệnh viện Tâm thần TP.HCM), đây có thể là hệ quả của rối loạn xung động nhổ tóc – một dạng rối loạn hành vi xung động trong tâm thần học có thể gặp ở trẻ em lẫn người lớn.
Hiện tượng này thường được khởi đầu bằng hành vi tự động sờ, day rồi bứt từng sợi tóc trong khi đang suy nghĩ, làm việc, học tập… Người bệnh ban đầu sẽ cảm thấy đau nhưng dần dần sẽ có cảm giác “đã ngứa” dù không có yếu tố gây ngứa như nấm, gàu.
Việc này lặp đi lặp lại nhiều lần và hình thành hành vi tự bứt tóc khi cảm thấy cần suy nghĩ, khi căng thẳng, khi cần giải quyết vấn đề hay khi thấy buồn hoặc thậm chí khi rảnh.
Ở trẻ em, bác sĩ Kiều Tiên cho biết thêm sau khi tự bứt tóc xong, trẻ có khuynh hướng nếm thử xem thế nào hoặc để xóa dấu tích tóc rụng vì sẽ bị người lớn la phạt nên dẫn đến việc các em sẽ lén bứt tóc và tự nuốt tóc để tránh bị la phạt. Điều này lâu dần sẽ hình thành búi tóc gây tắc ruột vì con người không có men tiêu hóa chất keratin có trong các sợi tóc.
Để phụ huynh nhận ra rối loạn xung động nhổ tóc ở trẻ, bác sĩ Tiên lưu ý vì rối loạn là một quá trình diễn ra theo thời gian nên tùy theo giai đoạn, phụ huynh có thể nhận ra rối loạn này ở trẻ thông qua một số dấu hiệu.
Điển hình như trẻ hay vừa ngồi học vừa sờ đầu, hoặc vừa ngồi chơi game vừa sờ chân tóc, xung quanh nơi trẻ nằm hoặc ngồi sẽ có nhiều tóc rụng.
Video đang HOT
Khi đưa trẻ khám chuyên khoa da liễu không phát hiện bất thường gây rụng tóc nhưng có những mảng trống đáng ngờ trên da đầu và trẻ thường than đầy bụng dù không ăn gì nhiều…
Ở những trẻ có rối loạn không may đã tắc ruột phải phẫu thuật trước đó, bác sĩ Tiên cho hay những trẻ đã có hành vi tự ăn tóc kéo dài, lâu dần khiến tóc bị rối và mắc kẹt trong hệ thống tiêu hóa dẫn đến tình trạng tắc ruột và phải phẫu thuật để lấy “búi tóc khổng lồ” này ra khỏi cơ thể.
Tuy nhiên, nếu không được tìm hiểu nguyên nhân và trị liệu đúng chuyên khoa, ngay cả sau khi đã phẫu thuật, việc tái diễn hành vi này vẫn còn tồn tại rất cao. Từ đó, dẫn đến nhiều búi tóc trong bụng, cùng nhiều mảng trọc trên đầu.
“Đây được xem là một rối loạn có liên quan đến stress, đến việc kiểm soát hành vi xung động nên trẻ cần được đưa đi khám ở chuyên khoa tâm lý – tâm thần để được chữa trị sớm tận gốc, tránh phải giải quyết hậu quả ở phẫu thuật ngoại khoa.
Sau khi được phẫu thuật lấy búi tóc, trẻ cần được điều trị bằng thuốc và liệu pháp tâm lý, huấn luyện hành vi để kiểm soát xung động trên”, bác sĩ Tiên khuyến cáo.
Lo ngại trẻ vừa nhiễm COVID-19 lại đến tay chân miệng, điều trị khó khăn
Thời điểm chuyển mùa với khí hậu nóng ẩm là yếu tố khiến bệnh tay chân miệng ở trẻ em có nguy cơ tăng cao ở TP.HCM.
Số ca mắc đang ngày càng tăng và có thể bùng phát dịch nếu không kịp thời phòng chống.
Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM), chỉ trong 2 tuần đầu tháng 5, số ca khám bệnh tay chân miệng ngoại trú tại bệnh viện đã tăng lên tới 497 ca và nội trú 40 ca. Cùng thời điểm tháng 4, bệnh viện chỉ tiếp nhận 61 ca ngoại trú và 9 ca điều trị nội trú bệnh tay chân miệng.
BSCK2 Nguyễn Minh Tiến - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cũng cho biết: "Mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 50 - 70 trẻ mắc tay chân miệng đến khám, chủ yếu bệnh nhẹ (cấp độ 1). Trong số này có 10% ca mắc tay chân miệng cấp độ 2A phải nhập viện, có trẻ trở nặng phải thở máy".
Theo ông Nguyễn Hồng Tâm - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM: "Tính đến ngày 12/5, TP.HCM có 1.283 ca mắc tay chân miệng. Tính theo số ca thì trong tuần tăng gấp 4 lần so với trung bình các tuần trước đó, nhưng nếu so sánh theo cùng kỳ năm ngoái thì vẫn đang thấp, giảm 85%".
Bệnh tay chân miệng đang tăng lên đột biến tại TP.HCM, có nguy cơ bùng phát thành dịch.
Các bác sĩ lo ngại, mùa tay chân miệng năm nay sẽ không theo mô hình dịch tễ như những năm trước do tác động của dịch COVID-19. Giới chuyên môn chưa đánh giá được virus gây bệnh có biến đổi hay không, nguy cơ trẻ vừa nhiễm COVID-19 vừa bị tay chân miệng cũng khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
ThS.BS Nguyễn Đình Qui, Phụ trách Điều hành khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) nhận định: "Số ca mắc tay chân miệng sẽ tiếp tục tăng cao trong 1-2 tuần tiếp theo. Hiện tại tỷ lệ nhập viện hầu hết ở mức độ nhẹ, còn mức độ 2B (mức độ nặng) chỉ chiếm 5-6%".
Bệnh tay chân miệng là bệnh do virus đường ruột gây ra và truyền nhiễm lây từ người sang người thông qua nước bọt, giọt bắn khi nói chuyện và ăn uống. Ngoài ra bệnh còn lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp vào nốt bỏng nước trên người bệnh nhân. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan nhanh và dễ thành dịch, thời điểm dịch bùng phát thường vào khoảng từ tháng 3-5 và tháng 8-9 hằng năm.
Trẻ tiếp xúc với mầm bệnh phải theo dõi trong vòng 7 ngày kể từ ngày tiếp xúc, thời gian ủ bệnh từ 3 - 7 ngày. Trong trường hợp trẻ không gặp các biến chứng thì trẻ có thể hồi phục trong vòng từ 3 - 5 ngày sau giai đoạn toàn phát. Tuy nhiên có một vài đối tượng bệnh sẽ chuyển nặng và gặp phải một số biến chứng như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp. Trong đó, viêm não và viêm cơ tim là 2 biến chứng thường gặp nhất và có thể khiến trẻ gặp phải các di chứng lâu dài về sau, thậm chí là tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.
ThS.BS Nguyễn Đình Qui cũng khuyên rằng, "phụ huynh nên đưa trẻ đi khám khi phát hiện các biểu hiện của bệnh. Nếu nhẹ sẽ được các bác sĩ điều trị ngoại trú, tránh để diễn tiến nặng. Vì nhập viện trễ sẽ có những biến chứng khó lường như viêm não - màng não, viêm cơ tim tối cấp dễ có nguy cơ tử vong trong khoảng 24 giờ nếu không kịp thời can thiệp".
Hiện nay bệnh tay chân miệng chưa có vaccine phòng ngừa, vậy nên biện pháp phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ phụ huynh cần:
- Rửa tay với xà phòng thường xuyên cho cả trẻ em và người lớn, đặc biệt trước khi người lớn tiếp xúc, chăm sóc trẻ.
- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống sôi; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi khi chưa được khử trùng.
- Đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày.
- Thường xuyên lau sạch, khử trùng các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, tay nắm cửa, mặt bàn/ghế, sàn nhà... bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh như: Sốt nhẹ hoặc vừa; mệt mỏi; Đau họng; chảy nước bọt nhiều; tổn thương và đau rát ở răng hoặc chân răng; Phát ban dạng phỏng nước 2-10mm màu xám, hình bầu dục ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông, sờ cộm, không đau, không ngứa; vết loét ở niêm mạc má, lợi và lưỡi...thì cần cho trẻ đi khám để có hướng điều trị kịp thời, phù hợp.
- Theo dõi sát, phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh chuyển nặng cần đưa trẻ đến nhập viện ngay: Sốt cao trên 39 độ C; quấy khóc; giật mình nhiều lần; ói; tay chân run rẩy; co giật; tim đập nhanh...
- Trẻ bị tay chân miệng nên nghỉ học ít nhất 10 ngày để ngăn ngừa lây bệnh cho trẻ khác.
Thêm kỹ thuật chuyên sâu điều trị ung thư tụy Ung thư tụy là một trong những bệnh lý ung thư ác tính nhất của hệ tiêu hóa, đứng thứ 9 trong các loại ung thư và nguyên nhân đứng thứ 5 gây tử vong do ung thư. Trên thế giới, hầu hết các nước có tỷ lệ mắc khoảng 8-12/100.000 dân mỗi năm. Tại Việt Nam, ung thư tụy có tỷ lệ...