Trẻ trung với bấm huyệt vùng mặt
Với những thủ thuật, động tác đơn giản, bấm huyệt có thể làm chậm quá trình lão hóa, giúp cải thiện làn da, làm chậm hoặc ngăn ngừa tổn thương của khuôn mặt. Bấm huyệt tạo cảm giác thoải mái, giảm căng thẳng và bình tâm trong cuộc sống.
Từ tuổi đôi mươi trở đi, mỗi tiếng cười và nhăn mặt bắt đầu để lại dấu ấn trên khuôn mặt đó là những nếp nhăn quanh mắt và miệng. Thêm vào đó là tác động của ô nhiễm môi trường, các kỳ nghỉ nắng nóng, những áp lực và căng thẳng của cuộc sống hiện đại, quá nhiều đêm ngủ muộn, và tất cả những ảnh hưởng khác đến và đi trên cơ thể, đang bắt đầu nhìn thấy mình già hơn so với tuổi.
Xác định huyệt vị
Muốn bấm huyệt đạt hiệu quả cao, cần bấm đúng huyệt.
Đo để xác định huyệt vị: đơn vị đo gọi là thốn (tấc), thốn có chiều dài lớn nhỏ tùy theo người (lớn, nhỏ, béo, gầy) và tùy vùng cơ thể. Nói chung 1 thốn = 1/75 chiều dài cơ thể. Thốn của người Việt Nam khoảng 2,0 – 2,2cm. Thốn tay (tấc tay = đồng thân thốn).
Lấy huyệt dựa vào thốn của bệnh nhân:
Người bệnh co ngón tay giữa vào đầu ngón tay cái, hai đầu móng ngón tay chạm nhau, đoạn dài giữa 2 đầu nếp đốt giữa của ngón tay là 1 thốn. Thốn này thường dùng đo chiều ngang vùng lưng, chiều dài của chi và chiều dài của kim. Hoặc kẻ đường qua gốc móng tay cái, chiều dài đoạn này là 1 thốn.
Chiều ngang của hai ngón tay : hai ngón tay 2, 3, duỗi thẳng, áp sát vào nhau, chiều dài đường ngang qua khớp liên đốt xa của ngón 2 là 1,5 thốn .
Chiều ngang của ba ngón tay : ba ngón tay 2, 3, 4, duỗi thẳng, áp sát vào nhau, chiều dài đường ngang qua khớp liên đốt xa của ngón 2 là 2 thốn .
Video đang HOT
Chiều ngang 4 ngón tay: người bệnh duỗi 4 ngón : trỏ (2), giữa (3), nhẫn(4), út (5) áp sát vào nhau, chiều dài đường ngang qua khớp liên đốt gần ngón giữa (3) là 3 thốn.
Các huyệt vùng mặt thường dùng
Ấn đường: giữa đầu trong 2 cung lông mày. Tác dụng: nhức đầu, sốt cao, viêm xoang trán, chảy máu cam…
Toản trúc: chỗ lõm đầu trong cung lông mày. Tác dụng: nhức đầu, bệnh về mắt, liệt VII ngoại biên…
Dương bạch: từ điểm giữa cung lông mày đo lên 1 thốn, huyệt nằm trên cơ trán. Tác dụng: liệt VII ngoại biên, nhức đầu, viêm màng tiếp hợp, chắp lẹo, viêm tuyến lệ…
Nhân trung: giao điểm1/3 trên và 2/3 dưới rãnh nhân trung. Tác dụng: ngất, choáng, sốt cao co giật, liệt dây VII.
Nghinh hương: giao điểm của chân cánh mũi và nếp mũi miệng. Tác dụng: viêm mũi dị ứng, ngạt mũi, chảy máu cam, liệt VII ngoại biên…
Địa thương: giao điểm của khóe miệng và nếp má miệng. Tác dụng: liệt dây VII, đau răng…
Thừa tương: chỗ lõm dưới môi dưới. Tác dụng: liệt VII ngoại biên, mặt sưng, răng đau, lợi răng sưng, chảy nước miếng, đột nhiên mất tiếng…
Thái dương: giao điểm của đuôi mắt và đuôi lông mày kéo dài, huyệt ở chỗ lõm trên xương thái dương. Tác dụng: nhức đầu, đau răng, viêm màng tiếp hợp…
Thính cung: huyệt nằm ở trước giữa bình tai, khi há miệng huyệt ở chỗ lõm phía trước bình tai, sau lồi cầu xương hàm dưới. Tác dụng: trị ù tai, điếc, viêm tai giữa, viêm tai ngoài…
Ế phong: chỗ lõm giữa xương chũm và xương hàm dưới, ấn dái tai vào, tận cùng dái tai chạm vào đau, đó là huyệt. Tác dụng: liệt dây VII, ù tai, điếc tai, viêm tuyến mang tai, rối loạn tiền đình…
Giáp xa: huyệt nằm trên đỉnh cao của cơ cắn (khi cắn chặt răng); từ góc xương hàm dưới đo vào 1 thốn, từ Địa thương đo ra sau 2 thốn về phía góc hàm. Tác dụng: liệt dây VII, đau răng, đau dây thần kinh V, cấm khẩu…
Hạ quan: chỗ lõm ở khớp thái dương – hàm. Tác dụng: ù tai, điếc tai, đau răng, liệt dây VII ngoại biên, viêm khớp thái dương hàm…
Ty trúc không: chỗ lõm đầu ngoài cung lông mày. Tác dụng: nhức đầu, bệnh về mắt, liệt VII ngoại biên…
Ngư yêu: ở điểm giữa cung lông mày. Tác dụng: liệt VII ngoại biên, các bệnh về mắt…
Thừa khấp: giữa mi mắt dưới đo xuống 7/10 thốn, huyệt tương đương với hõm dưới ổ mắt. Tác dụng: viêm màng tiếp hợp, chắp, lẹo, liệt dây VII ngoại biên.
Liêm tuyền: nằm ở chỗ lõm bờ trên sụn giáp. Tác dụng: nói khó, nói ngọng, nuốt khó, câm, mất tiếng.
Quyền liêu: thẳng dưới khóe mắt ngoài, chỗ lõm bờ dưới xương gò má. Tác dụng: chữa đau dây V, đau răng, liệt dây VII.
Thiên đột: chỗ lõm bờ trên xương ức. Tác dụng: trị ho hen, khan tiếng, mất tiếng, nói khó…
A thị huyệt vùng mặt: lấy điểm đau làm huyệt. Tác dụng: thông kinh hoạt lạc, giảm đau cục bộ vùng mặt…
Ngoài bấm huyệt vùng đầu, trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cần cân bằng ăn uống, ngủ ngon, kiểm soát căng thẳng và điều chỉnh cuộc sống.
Theo BĐT Dân Trí
4 thần dược cho làn da ngay trong nhà mà bạn không biết
Điều chỉnh chế độ ăn uồng và chăm sóc da là cách duy nhất để chúng đẹp hơn mỗi ngày.
Cà rốt: Sâm quý xứ nhiệt đới
Cà rốt là "nhà vô địch" chứa chất chống ôxy hóa giúp bạn cải lão hoàn đồng làn da.
Với hàm lượng beta-caroten cao, cà rốt là "nhà vô địch" chứa chất chống ôxy hóa giúp bạn cải lão hoàn đồng làn da.
Không dừng lại ở đó, caroten còn thúc đẩy quá trình sản xuất melanin, sắc tố tự nhiên giúp da chống lại tác động có hại của tia cực tím.
Selen có trong cà rốt còn bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời, ô nhiễm không khí. Tác dụng tuyệt vời của cà rốt khiến các chuyên gia chăm sóc sắc đẹp phải thốt lên: đây chính là một loài sâm quý xứ nhiệt đới!
Làm sạch da với hoa cúc
Cho 100g hoa cúc, một nhúm lá hương thảo tươi hoặc khô vào nồi nước lạnh rồi đun sôi, để nguội. Dùng dung dịch này rửa nhẹ nhàng lên vùng trán, mặt và cổ. Cách làm sạch da này có hiệu quả rất tốt, đặc biệt khi da bị ngứa, nổi mẩn và dị ứng.
Hạt lanh
Hạt lanh rất giàu omega-3, chất béo có vai trò chủ đạo trong việc khống chế sự xuất hiện của các đốm nâu và nếp nhăn. Ăn hạt lanh đều đặn mỗi ngày sẽ giúp da mềm, giữ được tính đàn hồi của da, nếp nhăn vì thế cũng ít và xuất hiện chậm hơn.
Các loại trái cây có màu tím và xanh sẫm
Khi cơ thể chúng ta tiếp nhận chế độ dinh dưỡng nghèo nàn hay tiếp cận môi trường ô nhiễm, tế bào bị oxy hóa khiến các gốc tự do phát triển dẫn đến quá trình lão hóa. Màu tím và xanh sẫm trong trái cây như blueberry, dâu tằm, mận, măng cụt, nho đen... là dấu hiệu cho thấy đây là những loại trái có chất chống oxy hóa rất cao, giúp da trẻ lâu hơn và sức khỏe dồi dào.
Theo Phụ Nữ Today
MẸO HAY GIÚP THU NHỎ LỖ CHÂN LÔNG Quá trình lão hóa cũng là một nguyên nhân khiến lỗ chân lông trở nên to hơn. Khi tuổi càng lớn, việc sản sinh collagen và elastin càng ít đi khiến da mất đi độ đàn hồi, làm các lỗ chân lông bị giãn ra và lớn hơn. Tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời khiến collagen, elastin và nước trong...