Trẻ trầm cảm vì thuốc trị biếng ăn
Để chữa biếng ăn cần phải biết nguyên nhân gây biếng ăn, có thể là do tâm lý, do chế biến món ăn chưa phù hợp…
Hỏi: Tôi có 2 con gái 3 và 7 tuổi, đều rất biếng ăn. Tôi đã đưa đi khám ở bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng và được bác sĩ hứa tư vấn và điều trị lâu dài. Hiện tại bác sĩ cho dùng thuốc Peritol, Caradon và Biolacto.
Mới uống ngày đầu các cháu ăn rất khoẻ, nhưng dần dần cháu giảm ăn dần dù vẫn tiếp tục cho uống thuốc ấy. Cứ 5 ngày đến bác sĩ một lần, có thay đổi thuốc như Calcinol, Glomin nhưng Peritol thì không đổi. Đến nay đã hơn tháng rưỡi mà các cháu vẫn không thấy gì khá hơn. Vài hôm nay không uống thuốc cháu lại ăn kém hơn cả ban đầu khi chưa điều trị. Vậy tôi có nên đưa cháu tiếp tục điều trị như trên nữa không? Nguyễn Thu Lan (quận 3, TPHCM).
DS Phan Đức Bình, Phó Chủ tịch Hội Tiêu dùng TPHCM trả lời: Chị không nên quá lo lắng về sự “kém ăn” của các cháu như thế. Trước hết, ta nên biết rằng, Peritol, Periactin là biệt dược có chứa hoạt chất cyproheptadin, một thuốc chống dị ứng, kháng histamin H1, đối kháng với serotonin và histamin do tác dụng tranh giành thụ thể của chúng và có tính kháng cholinergic và có thể gây trầm cảm.
Video đang HOT
Dùng thuốc trị biếng ăn kéo dài dễ bị tác dụng phụ. (Ảnh minh họa)
Người ta dùng tác dụng phụ của nó là gây thèm ăn để kích thích bệnh nhân ăn uống trong một thời gian ngắn rồi giảm liều dần để tránh các tác dụng phụ khác không tốt (buồn ngủ, chóng mặt, khô miệng, táo bón, mờ mắt, viêm dạ dày, hạ huyết áp, rối loạn máu huyết…).
Do có quá nhiều tác dụng phụ mà tác dụng gây thèm ăn để trị biếng ăn cũng không đem lại kết quả thật sự và lâu dài nên ở Âu Mỹ người ta chỉ hạn chế dùng thuốc này trong trường hợp dị ứng mà thôi và không còn chỉ định để làm tăng sự ngon miệng nữa. Để chữa biếng ăn cần phải biết nguyên nhân gây biếng ăn, có thể là do tâm lý, do chế biến món ăn chưa phù hợp…
Theo Bee
Trẻ mới 3 tuổi đã bị đau dạ dày
Liên tục kêu đau bụng, kèm theo ói và biếng ăn cơ thể bé K. trở nên xanh xao vì sụt cân. Gia đình đưa cháu đến bệnh viện, kết quả xét nghiệm cho thấy cháu bị viêm dạ dày.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Thảo, bệnh viện quận 1, TPHCM cho biết Khoa Nhi vừa tiếp nhận và điều trị cho hai cháu bé 3 tuổi nhưng đã "mắc căn bệnh người lớn - đau dạ dày".
Đây là lần đầu tiên bệnh viện tiếp nhận hai trẻ mắc bệnh đau dạ dày khi mới 3 tuổi.
Nhiều trẻ em bị bệnh đau dạ dày tấn công khi còn rất nhỏ
Trước khi nhập viện bé L.T.K và bé N.V.B (ngụ quận 1) đều có cùng các triệu chứng: đau bụng, ói, biếng ăn, sụt cân khiến cơ thể xanh xao. Nhưng các phụ huynh đều cho rằng con mình bị giun.
Các bé được gia đình chuyển đến bệnh viện quận 1, sau khi thăm khám bác sĩ nhận định nhiều khả năng bé đã bị viêm loét dạ dày nên tiến hành kiểm tra. Mẫu xét nghiệm bệnh phẩm cho thấy hai bé đều bị vi trùng H.P (Helicobacter Pylori) tấn công.
Sau 10 ngày điều trị theo phác đồ, sử dụng kháng sinh và thuốc ức chế axit dạ dày, bệnh của hai bé dần ổn định. Theo BS Thu Thảo với các bé bị nhiễm loại vi trùng này việc điều trị này phải kéo dài ít nhất từ 8 đến 10 tuần. Nếu không kịp thời phát hiện, các bé có nguy cơ bị biến chứng ung thư dạ dày.
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị vi trùng H.P tấn công là do ăn uống không đảm bảo vệ sinh, hoặc ăn uống không đúng giờ. Trẻ bị cha mẹ ép ăn nhiều thường xuyên bị trào ngược dạ dày, ợ chua, tâm lý căng thẳng... nếu lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành nguyên nhân chính phát tác bệnh.
Nhiều năm kinh nghiệm trong khoa Nhi, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Thảo khuyến cáo các bậc phụ huynh luôn giữ vệ sinh chân tay sạch sẽ cho các bé. Trước khi ăn và sau khi đi cầu phải rửa tay bằng xà phòng. Cần tập cho trẻ thói quen ăn uống đúng giờ, ăn vừa đủ no đồng thời tạo tâm lý thoải mái cho bé trong lúc ăn.
Theo Dân Trí
Mờ mắt, khô mắt, mỏi mắt: Bệnh lý thời hiện đại Mờ mắt - khô mắt - mỏi mắt, hậu quả của việc điều tiết quá mức Học tập và làm việc căng thẳng, ngồi lâu bên máy tính hay tivi hàng giờ đồng hồ khiến đôi mắt bạn trở nên mệt mỏi. Mờ mắt, khô mắt, mỏi mắt, đau đầu hay mỏi vai gáy.... là những triệu chứng không còn hiếm gặp ở...