Trẻ sưng đau vùng háng, khó ngồi, cảnh giác với viêm khớp háng
Nhiều người cho rằng viêm khớp háng chỉ xảy ra ở người lớn, tuy nhiên bệnh cũng có thể gặp ở tr.ẻ e.m, đặc biệt b.é tra.i từ 7 – 14 tuổ.i.
Ghi nhận thực tế viêm khớp háng ở trẻ thường được phát hiện ở giai đoạn muộn, xuất hiện biến chứng, gây khó khăn cho việc điều trị.
Có liên quan mật thiết tới chức năng vận động của cơ thể, viêm khớp háng ở tr.ẻ e.m nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ ảnh hưởng tới khả năng đi lại, nguy cơ cao gây thoái hóa khớp khi lớn lên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Vì sao trẻ bị viêm khớp háng?
Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây viêm khớp háng ở trẻ. Tuy nhiên, ghi nhận cho thấy viêm khớp háng có thể do các yếu tố trong đó có thể là:
Do chấn thương
Trẻ bị chấn thương ở vùng đầu gối nhiều lần hoặc chấn thương trong thời gian dài không được điều trị, điều trị sai cách cũng có thể gây đau, sưng viêm khớp háng.
Do nhiễm virus
Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nên rất dễ bị virus, vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Viêm khớp háng cũng là một trong những bệnh do virus, vi khuẩn gây ra.
Do yếu tố di truyền
Nếu trong gia đình có người nhà mắc các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp háng, viêm khớp háng thì trẻ cũng có khả năng cao mắc bệnh.
Do thừa cân, béo phì
Những trẻ quá béo, cân nặng tăng nhanh và vượt mức cho phép làm tăng tổn thương lên khớp háng và gây viêm khớp háng.
Hình ảnh viêm khớp háng
Video đang HOT
Dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm khớp háng ở trẻ
Do bệnh xảy ra ở trẻ nhỏ, các triệu chứng lại không rõ ràng vì vậy rất khó để trẻ tự chủ động phát hiện, mô tả chính xác bệnh với người lớn, nhất là lúc bệnh mới khởi phát. Do đó, nếu để ý thấy trẻ gặp các vấn đề sau bố mẹ cần nghi ngờ ngay đến bệnh viêm khớp háng ở tr.ẻ e.m và đưa trẻ đi khám ngay:
Chân trẻ bước khập khiễng, khó xoay khớp háng, ngồi xổm khó khăn.
Trẻ khó chịu, đau khớp háng thường xuyên, hạn chế vận động.
Sưng đau vùng háng, xương chậu.
Ngoài ra, còn có thể có một số triệu chứng đi kèm như: sốt cao (lúc này khớp háng đã bị viêm, sưng), viêm nhiễm tai mũi họng, tiêu hóa bị rối loạn (gây sụt cân do mệt mỏi biếng ăn)…
Trong trường hợp viêm khớp háng ở tr.ẻ e.m kéo dài, không được điều trị sẽ xuất hiện những triệu chứng nặng là đau dữ dội khớp háng. Khi đó, ngay cả việc mặc quần hoặc ngồi cũng khá khó khăn với trẻ.
Để chẩn đoán xác định viêm khớp háng các bác sĩ chỉ định trẻ chụp X- quang hoặc chụp MRI để xác định mức độ bệnh viêm khớp háng.
Trên cơ sở đó, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất với từng bệnh nhân.
Điều trị viêm khớp háng ở trẻ
Viêm khớp háng ở trẻ nếu được phát hiện và điều trị sớm có thể phục hồi hoàn toàn chỏm xương đùi, trẻ có thể phát triển bình thường.
Ngược lại nếu điều trị ở giai đoạn muộn, chỏm xương đùi bị tiêu đi, sẽ khó khăn cho quá trình điều trị và có thể để lại biến chứng, tiến triển thoái hóa khớp.
Tùy vào mức độ nặng – nhẹ của viêm khớp háng ở trẻ, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị viêm khớp háng ở tr.ẻ e.m có thể được áp dụng riêng lẻ hoặc kết hợp tùy từng trường hợp cụ thể:
Điều trị nội khoa: Dùng thuố.c kháng sinh để giúp trẻ giảm sưng viêm, giảm đau. Tuy nhiên có thể xảy ra tác dụng phụ do dùng kháng sinh.
Vật lý trị liệu: Phương pháp này thường được kết hợp với điều trị nội khoa để tránh tình trạng viêm của trẻ chuyển biến xấu hơn, cải thiện bệnh lý theo hướng tích cực. Tuy nhiên, bố mẹ cần giúp trẻ tuân thủ lịch tập và hỗ trợ tập đúng cách theo hướng dẫn của những người có chuyên môn.
Chỉnh hình khớp: Áp dụng với những trường hợp trẻ bị viêm khớp háng nặng để không ảnh hưởng tới khả năng đi lại của trẻ sau này.
Với điều trị chỉnh hình khớp, trẻ cần hạn chế đi lại, vận động.
Phẫu thuật: Đây là phương pháp cuối cùng được sử dụng để điều trị viêm khớp háng ở tr.ẻ e.m khi 3 phương pháp trên không mang lại hiệu quả như mong muốn. Phương pháp này có thể xảy ra những rủi ro. Chưa kể, trẻ cũng có thể được chỉ định thay khớp háng nhân tạo.
Tóm lại: viêm khớp háng ở trẻ là vấn đề thường gặp, ngoài việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ cha mẹ cần xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Thường xuyên bổ sung nhiều canxi, vitamin D và omega 3 qua thực phẩm để tốt cho xương khớp. Bổ sung những thức ăn giàu vitamin từ rau xanh và trái cây.
Tạo cho trẻ thói quen vận động và tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường hệ miễn dịch. Không nên cho trẻ vận động quá nhiều, không đứng hoặc ngồi lâu một chỗ. Hạn chế lên xuống cầu thang liên tục vì có thể gây ảnh hưởng đến xương khớp.
Điều quan trọng cha mẹ cần thường xuyên theo dõi sức khỏe của trẻ tại nhà và đưa bé đi khám ngay nếu có biểu hiện đau nhức khớp háng hoặc tái phát lại do chấn thương, vận động quá mức.
Tại sao dân văn phòng thường gặp vấn đề đau cổ vai gáy?
Đau cổ vai gáy là một tình trạng bệnh lý thường gặp với các triệu chứng đau, mỏi và khó chịu ở vùng cổ, vai và gáy.
Người bệnh có thể cảm thấy đau, hạn chế vận động cổ vai và co cứng các nhóm cơ vùng này.
Đau cổ vai gáy là một tình trạng bệnh phổ biến hiện nay, có thể gặp ở mọi lứa tuổ.i nhưng tập trung nhiều nhất ở dân văn phòng hay những người thường xuyên phải sử dụng máy vi tính, ít có thời gian vận động.
Thống kê đã chỉ ra rằng, khoảng 80% những người làm việc văn phòng đã từng trải qua ít nhất một lần hoặc nhiều lần cảm thấy đau nhức ở vùng cổ và vai gáy.
Nguyên nhân gây ra đau cổ vai gáy chủ yếu do tư thế sinh hoạt và làm việc không đúng hoặc các vấn đề cơ xương: thoái hóa cột sống cổ, viêm khớp hay chấn thương.
Đau cổ vai gáy được cho là "bạn đồng hành" của dân văn phòng. Ảnh: TPO
Các đối tượng dễ mắc bệnh đau cổ vai gáy thường gặp:
Người làm việc văn phòng: Ngồi lâu trong tư thế không đúng cũng như sử dụng máy tính, laptop, điện thoại di động trong thời gian dài có thể gây ra căng thẳng và đau cổ vai gáy.
Người già: Theo tuổ.i tác, xương khớp dần thoái hóa, dẫn đến tình trạng đau mỏi.
Người thường xuyên thực hiện các động tác lặp đi lặp lại: Các hoạt động như nâng đồ vật nặng, vận động như bơi lặn, chơi tennis hay những nghề nghiệp đòi hỏi động tác lặp đi lặp lại như cắt tóc, nấu nướng, có thể làm tăng nguy cơ các vi chấn thương cho vùng cơ xương khớp dẫn đến đau cổ vai gáy.
Người có vấn đề về tư thế ngủ: Tư thế ngủ không đúng hoặc sử dụng gối không phù hợp cũng có thể gây ra đau cổ vai gáy.
Người có vấn đề về cơ bắp và xương khớp: Những người có các bệnh lý liên quan đến cơ, xương khớp, chấn thương hoặc viêm sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi đau cổ vai gáy.
Các triệu chứng của đau cổ vai gáy có thể bao gồm đau cơ, mệt mỏi, cứng cổ vai gáy, hạn chế trong các động tác xoay, nghiêng cổ, tê bì và đau có thể lan ra vai và lưng. Đau cổ vai gáy cũng có thể gây ra đau đầu và chóng mặt.
Khi người bệnh có dấu hiệu đau và căng cứng vùng cổ vai cần phải được thăm khám để tìm nguyên nhân và trị dứt điểm. Ảnh: suckhoedoisong
Trước khi nghĩ đến việc dùng thuố.c và can thiệp y tế, để giảm các triệu chứng khó chịu do đau cổ vai gáy dân văn phòng hoàn toàn có thể tự khắc phục bằng các bài tập giãn cơ, điều chỉnh tư thế, vật lý trị liệu và phòng ngừa theo những cách sau:
Điều chỉnh tư thế ngồi làm việc: Ngồi thẳng lưng, hai vai thả lỏng, màn hình máy tính ngang tầm mắt.
Tập thể dục thường xuyên: Các bài tập nhẹ nhàng như xoay cổ, vai, kéo giãn cơ... giúp giảm căng thẳng cơ bắp.
Nghỉ ngơi hợp lý: Cứ 30 phút đến 1 giờ làm việc nên đứng dậy đi lại, thư giãn.
Massage: Massage nhẹ nhàng vùng cổ, vai giúp giảm đau và thư giãn cơ bắp.
Sử dụng các thiết bị hỗ trợ: Gối cổ, lưng, bàn phím và chuột có thể giúp bạn duy trì tư thế ngồi đúng.
Xây dựng lối sống lành mạnh: Ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng.
Trên đây là một số cách khắc phục tình trạng đau cổ vai gáy mà bạn có thể áp dụng. Nếu tình trạng đau cổ vai gáy kéo dài, không thuyên giảm hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tùy theo tình trạng đau cổ vai gáy mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp cho bạn.
Chế độ ăn cho người bệnh viêm khớp dạng thấp Một số loại thực phẩm giúp kiểm soát các triệu chứng viêm khớp dạng thấp cùng với các phương pháp điều trị y tế như thuố.c giảm đau, thuố.c chống viêm và liệu pháp ức chế miễn dịch. Viêm khớp dạng thấp có thể tấ.n côn.g bất cứ ai ở mọi lứa tuổ.i. Viêm khớp dạng thấp khác với viêm xương khớp, là...