Trẻ sơ sinh có 3 thói quen này khi ngủ chứng tỏ não bộ đang phát triển cực tốt
Mẹ hãy quan sát xem con có biểu hiện đáng mừng nay không?
Nuôi con, mong con thông minh luôn là mong ước của nhiều bà mẹ. Đặc biệt trong giai đoạn đầu đời, khi não bộ hình thành.
Giấc ngủ của trẻ khi này cũng rất quan trọng đối với sự phát triển trí thông minh. Một điều thú vị mách mẹ, đó là chỉ bằng quan sát một vài hoạt động hàng ngày của con trong giấc ngủ, mẹ có thể an tâm rằng não bé đang phát triển tốt
1. Cười trong khi ngủ
Nhiều bậc cha mẹ thích thú phát hiện thiên thần nhỏ của mình mỉm cười trong khi ngủ, một số em bé thậm chí còn cười rất lớn. Khi mẹ phát hiện dấu hiệu này, điều đó cũng có nghĩa là bộ não của trẻ đang phát triển tốt.
Hành động mỉm cười đòi hỏi sự phối hợp của các dây thần kinh của não và dây thần kinh của cơ thể, vì vậy nó thực sự rất phức tạp. Nếu trẻ thích cười khi ngủ, cha mẹ có thể tận hưởng chút niềm vui rằng con phát triển não bộ rất tốt.
2. Nếu môi trường xung quanh có chút bất thường, con sẽ thức dậy
Có nhiều em bé rất khó ngủ, chỉ cần một tiếng động nhẹ cũng liền thức giấc khiến cha mẹ lo lắng mệt mỏi. Thực tế, mẹ có thể vui hơn nếu biết, hiện tượng này có thể không có nghĩa là con ngủ không sâu.
Sự “ cảnh giác” trong giấc ngủ này có nghĩa là bộ não của trẻ phát triển tốt, nhạy cảm với những thay đổi của môi trường xung quanh và có thể phản ứng ngay lập tức khi cảm thấy bất thường.
Video đang HOT
3. Thích đá chăn
Nhiều trẻ em khi ngủ không giữ nguyên một tư thế, chắc biệt luôn thích đá chăn, mẹ lo lắng rằng con sẽ bị cảm lạnh, đặc biệt trong mùa đông hoặc khi mùa hè nằm phòng điều hòa.
Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên vui mừng, vì trẻ đá chăn cho thấy các dây thần kinh não có thể kiểm soát cơ bắp chân rất tốt, điều đó có nghĩa là chân tay trẻ có sức mạnh tổng hợp. Hầu hết các bệnh viện ở nước ngoài đều khuyên các mẹ cho bé nằm ngủ thoải mái, không bó buộc gì cả. Với các bé mới sinh, mẹ nên quấn tã cho bé vừa phải, để bé vẫn có thể động đậy được chân tay. Khi bé đã thích nghi dần dần với môi trường, mẹ nên để tay chân bé được giang rộng thoải mái.
Giấc ngủ thực sự rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất và trí não của trẻ, vì vậy, mẹ cần chú ý để đảm bảo con ngủ đủ giấc mỗi ngày, phát triển thói quen tốt cho con đi ngủ sớm và dậy sớm, đồng thời cung cấp cho trẻ một môi trường yên tĩnh giúp ngủ ngon.
Nhiều người bị bệnh đau đầu "hành hạ" trong mùa hè, nguyên nhân có thể không đơn giản mà do 5 bệnh nghiêm trọng
Ngạt mũi, đau đầu là một trong những triệu chứng đặc trưng của cảm lạnh và dị ứng. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Cảm lạnh là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngạt mũi và đau đầu. Nhiều người nghĩ rằng, chỉ mùa đông thời tiết lạnh giá chúng ta mới dễ bị cảm lạnh và đau đầu. Nhưng thực tế, ngay cả vào mùa hè, nhiều người cũng bị căn bệnh đau đầu hành hạ.
Đau đầu có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm xoang do vi khuẩn, đau nửa đầu hoặc nhiễm trùng tai.
Phòng ngừa đau đầu là việc làm rất quan trọng và để phòng bệnh tốt thì quan trọng nhất là phải nắm được nguyên nhân. Dưới đây là tổng hợp một số nguyên nhân phổ biến nhất gây ngạt mũi và đau đầu:
Viêm xoang
Viêm xoang có thể là nguyên nhân gây ngạt mũi và đau đầu.
Viêm xoang là một bệnh nhiễm trùng khiến chất nhầy tích tụ trong xoang và dẫn tới sưng đau. Theo Học viện Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ (AAAAI), triệu chứng ban đầu của nhiễm trùng xoang cấp tính thường giống với cảm lạnh.
Trong khi đó, cảm lạnh cũng góp phần làm sưng xoang, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và tích tụ nước mũi. Theo AAAAI, nếu tình trạng này xuất hiện 3 lần trong một năm, bạn có nguy cơ cao phải đối mặt với viêm xoang mãn tính.
Ngoài ngạt mũi và đau đầu, viêm xoang còn dẫn tới một loạt các triệu chứng khó chịu khác như ho, mệt mỏi, sốt, cảm thấy áp lực quanh mắt, trán hoặc mũi, đau răng và dịch mũi chuyển màu.
Cảm lạnh
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), ngạt mũi là triệu chứng đặc trưng của cảm lạnh. Hơn nữa, một số người cũng có thể bị đau đầu do tình trạng này.
Các triệu chứng khác của cảm lạnh bao gồm ho, tức ngực nhẹ, mệt mỏi, đau họng, sốt và đau nhức cơ thể.
Để điều trị cảm lạnh, bạn cần nghỉ ngơi thường xuyên và bổ sung đủ chất lỏng. Sử dụng máy tạo độ ẩm giúp chống lại các triệu chứng của cảm lạnh.
Nếu các triệu chứng cảm lạnh không biến mất sau 10-14 ngày, bạn nên đến gặp bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng xoang.
Cúm
Cúm là một bệnh về đường hô hấp do virus gây nên. Ngoài ngạt mũi và đau đầu, tình trạng này còn dẫn tới những triệu chứng khác như ho, đau họng, đau cơ, mệt mỏi và sốt. Một số người có khả năng bị nôn mửa và tiêu chảy, dù hiện tượng này xảy ra ở trẻ em nhiều hơn so với người lớn.
Nếu không điều trị kịp thời, cúm sẽ phát triển và gây nên các biến chứng nghiêm trọng. Bạn nên đi khám ngay khi nhận thấy dấu hiệu khó thở, đau ngực, chóng mặt, co giật, đau cơ nghiêm trọng. Bác sĩ có thể kê thuốc kháng virus để ngăn ngừa các biến chứng xảy ra.
Nếu thuốc không đem lại hiệu quả, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kê thuốc chống dị ứng.
Nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV)
Virus hợp bào hô hấp gây nên các bệnh nhiễm trùng mũi, phổi và họng. Mặc dù mọi người đều có khả năng nhiễm virus RSV, tình trạng này phổ biến hơn ở trẻ em. Trên thực tế, đây là nguyên nhân chủ yếu gây viêm phế quản ở trẻ.
Mọi người đều có thể điều trị RSV tại nhà và bệnh thường tự khỏi sau 1-2 tuần. Sử dụng thuốc cảm lạnh sẽ giúp giảm các triệu chứng khó chịu.
CDC cho biết, người lớn tuổi, trẻ sơ sinh và những người sở hữu hệ thống miễn dịch yếu có nguy cơ mắc cao và nên đi khám bác sĩ nếu cảm thấy khó thở.
Nhiễm trùng tai
Một số triệu chứng phổ biến của tình trạng này bao gồm mất thính lực, chảy mủ tai, sốt, khó ngủ và gặp vấn đề về khả năng cân bằng.
Cả virus và vi khuẩn đều có thể gây nhiễm trùng tai. Hơn nữa, dịch nhầy từ tai có khả năng rò rỉ vào đường mũi, dẫn tới viêm mũi. Một số biện pháp khắc phục tại nhà như chườm nóng, bổ sung nước, dùng thuốc thông mũi không kê đơn có thể làm giảm triệu chứng của nhiễm trùng tai.
Nếu các phương pháp này không đem lại hiệu quả, mọi người nên đến gặp chuyên gia y khoa để được tư vấn.
Cách bảo quản thực phẩm trong mùa hè Thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus phát triển dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm tăng cao. Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã trao đổi cùng bác sĩ Vũ Quang Thiện, Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm về vấn đề ngộ độc...