Trẻ sinh non yếu ớt, bố mẹ cũng bị ảnh hưởng, vậy làm sao để giảm nguy cơ sinh non?
Sinh những em bé khỏe mạnh, đủ ngày đủ tháng là ước mơ của bất cứ mẹ bầu nào. Vậy bạn cần làm gì để giảm nguy cơ sinh non?
Mẹ bầu nào cũng mong muốn có thể sinh được đứa con khỏe mạnh, đủ ngày đủ tháng. Vậy bạn cần làm gì để giảm nguy cơ sinh non? Trước tiên, hãy tìm hiểu xem trẻ sinh non là gì?
Sinh non tức là sinh khi thai trên 20 tuần và thai dưới 37 tuần. So với trẻ sinh đủ tháng thì trẻ sinh non có cân nặng nhẹ hơn, sức sống kém hơn. Các chức năng của các cơ quan khác nhau của trẻ sinh non chưa phát triển hoàn thiện, thể lực của trẻ yếu hơn. Đối với những gia đình bình thường, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sinh non tạo nên gánh nặng về tài chính và con người. Do đó, bạn cần thực hiện các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa trẻ sinh non.
Những kiểu mẹ bầu nào dễ sinh non?
1. Mẹ bầu có thai nhi gặp vấn đề như bất thường phát triển, dị tật thai, đa thai, song thai…
2. Mẹ bầu gặp vấn đề riêng như dị dạng tử cung, sảy thai nhiều lần, có thai chưa đầy một năm sau khi chuyển dạ
3. Mẹ bầu làm việc quá sức trong thời kỳ mang thai, có đời sống tình dục không khoa học, hút thuốc và lạm dụng rượu, thiếu máu do thiếu sắt hoặc suy dinh dưỡng trong thai kỳ.
Video đang HOT
4. Mẹ bầu bị nhiễm trùng âm đạo, hoặc vỡ ối sớm, cao huyết áp, tiểu đường, thừa cân hoặc nhẹ cân, chấn thương vùng bụng nặng, v.v.
Vậy làm thế nào để ngăn ngừa sinh non?
1. Khám thai định kỳ
Mẹ bầu cần chú ý đi khám theo lịch hẹn của bác sỹ đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba. Bạn cần khám thai để phát hiện kịp thời các vấn đề của thai nhi và mẹ bầu đồng thời xác định xem thai nhi có dấu hiệu sinh non hay không. Điều trị sớm giúp mẹ bầu và thai nhi được an toàn cũng như lựa chọn được phương pháp sinh nở phù hợp.
2. Tránh lao động quá sức
Đến tam cá nguyệt thứ 3, thai nhi về cơ bản đã phát triển trường thành. Lúc này, trọng lượng của thai nhi đã đè nặng lên cổ tử cung. Mẹ bầu lao động quá vất vả và đứng nhiều sẽ khiến cổ tử cung bị hở, dễ sinh non.
3. Nếu bị co thắt thì cần nghỉ ngơi
Trong tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu có những cơn co thắt là điều bình thường. Những cơn co thắt thường là cơn co giả. Khi bị co thắt, mẹ cần nghỉ ngơi nhiều hơn và giảm hoạt động.
Cứu sống một bé bị truyền máu song thai trong bụng mẹ
Thai phụ 27 tuổi, mang song thai tới tuần thứ 17 thì phát hiện hội chứng truyền máu, nguy cơ mất cả hai em bé.
Thai phụ bị phù chân ở tuần thai thứ 16 song không phát hiện thai nhi bất thường. Sang tuần thứ 17, hai thai nhi đã có sự chênh lệch, trong đó một thai có quá nhiều ối (đa ối) còn một thai đã cạn ối. Bác sĩ chẩn đoán hai bé mắc hội chứng truyền máu song thai.
Hội chứng truyền máu song thai là hai thai có hai túi ối riêng biệt nhưng chung một bánh nhau, khiến máu của một thai nhi truyền cho thai còn lại. Hậu quả, một thai chậm tăng trưởng nặng, suy tim vì cho máu, thai nhi còn lại có quá nhiều nước ối, tim to do nhận quá nhiều máu.
Truyền máu song thai xảy ra ở 10-15% trường hợp mẹ mang hai thai có chung một bánh nhau. Hội chứng này xuất hiện ba tháng giữa thai kỳ, diễn biến xấu, nặng, 90% thai nhi sẽ tử vong nếu không được điều trị. Sản phụ mắc hội chứng truyền máu song thai có thể sinh non, nhiễm trùng ối, thiếu máu...
Thai phụ này điều trị truyền máu song thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cuối tháng 6. Bác sĩ Nguyễn Thị Sim, Phó giám đốc Trung tâm Sàng lọc, Chẩn đoán trước sinh & sơ sinh, ngày 19/10 cho biết khi ấy thai cạn ối đã chậm tăng trưởng nặng còn thai đa ối bị tràn dịch màng tim. Hai em bé có dây rốn liền sát nhau.
"Khi ấy nếu không phẫu thuật điều trị hội chứng truyền máu, chắc chắn sẽ mất cả hai thai nhi, phẫu thuật thành công có thể cứu được một em bé", bác sĩ Sim cho biết.
Nhóm bác sĩ quyết định phẫu thuật can thiệp, đông mạch máu dây rốn nhằm chặn đường truyền máu giữa hai thai, giúp thai nhi đa ối tiếp tục phát triển.
Sau mổ, thai phụ được bác sĩ tư vấn chế độ ăn dinh dưỡng, giàu chất sắt để điều trị tình trạng thiếu máu của mẹ, tránh ảnh hưởng tới thai nhi, tái khám hai lần một tuần. Nhờ vậy, sức khỏe của mẹ được cải thiện, thai nhi phát triển bình thường, không còn bị tràn dịch màng tim.
Sáng 16/10, sản phụ được mổ sinh, bé gái nặng 2,8 kg chào đời khỏe mạnh.
Bé gái chào đời tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sau khi điều trị hội chứng truyền máu. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Bác sĩ Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cho biết nhóm nguy cơ mắc phải hội chứng truyền máu song thai là người mẹ mang đa thai và có một bánh nhau.
Hội chứng này có thể phát hiện sớm nhờ siêu âm thường xuyên trong thai kỳ. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo thai phụ cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ, thường xuyên siêu âm trong suốt thai kỳ để kiểm soát sức khỏe của cặp thai nhi.
Mang song thai một trong tử cung, một ngoài tử cung Cô gái 21 tuổi, mang song thai 7 tuần nhờ kỹ thuật bơm tinh trùng vào tử cung, song điều lạ là một thai nằm trong tử cung một thai nằm ngoài. Ảnh minh họa Bác sĩ Lê Mạnh Quý, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, ngày 15/10 cho biết thai phụ có tiền sử viêm đại tràng, lấy chồng một năm chưa...