Trẻ ốm còi do rối loạn tiêu hóa
Có mặt tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia trong những ngày giao mùa này, chúng tôi đã gặp không ít những trường hợp khóc dở, mếu dở xung quanh chứng rối loạn tiêu hóa của trẻ.
Nhẹ thành nặng
Bế trên tay đứa con 17 tháng tuổi, chị Nguyễn Thị Nhung (Đống Đa, Hà Nội) nghẹn ngào: Cháu nhà tôi vừa khám, bác sĩ nói bị suy dinh dưỡng. Nhà có thiếu thốn thứ gì đâu mà con thì gầy nhom. Cũng chỉ vì nó hay mắc rối loạn tiêu hóa. Cứ ăn cái gì lạ là đau bụng, trướng bụng, rồi tiêu chảy, thế là tôi không dám cho ăn đồ lạ, tanh nữa. Mỗi lần đau ốm lại dùng kháng sinh, rồi lại tiêu chảy. Dùng các men tiêu hóa chẳng ăn thua, tôi đành dùng thuốc đi ngoài.
Đến đây, bác sĩ nói cách điều trị như vậy chẳng khác nào hại con, tự ý dùng thuốc đi ngoài, kháng sinh khiến tổn thương đường ruột của trẻ, mất vi khuẩn có lợi, khiến chứng rối loạn tiêu hóa có thể tạm thời khỏi lúc đó, nhưng dễ tái phát và bị tổn thương nghiêm trọng, trẻ kém hấp thu, thậm chí suy dinh dưỡng. Đúng là nhiều khi mình chủ quan, chỉ chú ý đến dinh dưỡng mà không biết hệ tiêu hóa tốt cần thiết như thế nào, là nền tảng của mọi vấn đề…
Còn chị Nguyễn Thị Loan, từ Hưng Yên, cả gia đình bồng bế nhau lên viện Dinh dưỡng để khám, mua thuốc bổ. Bởi lẽ con nhà chị Loan mới được 5 tháng tuổi, mà hay bị táo bón, một tháng đi ngoài khoảng 4-5 lần. Nguyên nhân chỉ vì chị có đủ sữa mẹ nhưng muốn con thông minh nên đã dùng hoàn toàn sữa ngoài…
Video đang HOT
Hệ tiêu hóa trong giai đoạn vàng: Quan trọng mà chưa được chú trọng
Đó là lời khẳng định của các chuyên gia dinh dưỡng và nhi khoa khi nói về hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Theo đó, các chuyên gia chỉ ra rằng, trong 3 năm đầu đời ở trẻ được gọi là giai đoạn vàng cho sự phát triển cả thể chất lẫn tinh thần của không chỉ một đứa trẻ mà còn phát triển trong tương lai. Theo đó, các cơ quan đều phát triểu tối ưu, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nhiều người thường tìm các loại sữa tốt, các loại sản phẩm, thuốc bổ chỉ để con thông minh, phát triển chiều cao, chứ chưa chú ý nhiều đến hệ tiêu hóa của trẻ. Trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì sẽ ăn ngon, ngủ tốt, khi đã ăn ngon, ngủ tốt thì sẽ phát triển chiều cao, cân nặng, sức đề kháng tốt, chống đối bệnh tật. Đây là những mắt xích cho các cơ quan trong cơ thể phát triển, nhưng thiếu mắt xích đầu tiên – tức là hệ tiêu hóa thì không thể có những mắt xích tiếp theo.
Nhiều gia đình thường hỏi vì sao trẻ hay rối loạn tiêu hóa trong giai đoạn này? Đó chính là chế độ ăn uống và cách chăm sóc. Nếu trẻ được ăn đúng, ăn đủ thì chắc chắn không bị các chứng về rối loạn tiêu hóa. Ăn đúng là gì? Như trường hợp của chị Loan, mẹ có sữa mà không cho con bú, vậy là ăn uống sai. Trẻ cần được bú sữa mẹ trong những tháng đầu đời, vừa tận dụng nguồn dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, vừa tăng sức đề kháng từ sữa mẹ. Hơn nữa, sữa mẹ rất dễ tiêu hóa, ít khi trẻ bú sữa mẹ mà bị táo bón. Ăn đúng thể hiện ở chỗ tuổi nào thức ăn đấy. Đừng vì nghĩ con đói, muốn con nặng cân mà cho ăn quá sớm, khiến đường ruột của trẻ chưa phát triển sẽ gây tiêu chảy. Còn ăn đủ là phải đủ các nhóm chất và không thể quên chất xơ từ rau quả…
Vì vậy, lời khuyên của các chuyên gia là để giải quyết tận gốc tình trạng rối loạn tiêu hóa, các phụ huynh cần phải làm song hành nhiều việc, vừa giúp trẻ ăn ngon miệng, vừa tăng cường hấp thu, đồng thời bổ sung những thành phần dinh dưỡng cần thiết.
Theo Dân trí
Tầm quan trọng của hệ tiêu hóa trong giai đoạn vàng
Các cơ quan trong cơ thế trẻ phát triển rất nhanh về mặt cấu trúc và chức năng trong 3 năm đầu đời. Chính vì vậy đây được coi là giai đoạn quan trọng nhất của trẻ. Tuy nhiên, ở giai đoạn này cơ quan chức năng lại chưa hoàn thiện nên trẻ rất dễ mắc bệnh.
Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện
So với người trưởng thành, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh thường có những đặc điểm rất khác biệt nên khi can thiệp dinh dưỡng cho con, phụ huynh phải hết sức lưu ý. Cụ thể là:
- Niêm mạc khoang miệng của trẻ rất mềm, mạch máu nhiều, tế bào tuyến nước bọt chưa phát triển, nước bọt tiết ra rất ít khiến niêm mạc tương đối khô, dễ tổn thương và nhiễm trùng, dẫn đến viêm.
- So với chiều dài cơ thể, thì thực quản của trẻ em dài hơn người lớn, nhưng lớp cơ trơn thành ống mỏng. Vì vậy, cơ chế nuốt thức ăn của trẻ chưa hoàn thiện.
- Niêm mạc dạ dày tiết a-xít chlohydrit và enzym ít hơn nên trong 6 tháng đầu sau sinh không tiêu hóa thức ăn dạng thô được. Dung lượng dạ dày trẻ sơ sinh vào khoảng 30-60ml, trẻ 3 tháng tuổi là 100ml. Thời gian tiêu hóa hết phụ thuộc vào loại thức ăn, thường cần 3-4 giờ. Cho nên các bậc cha mẹ cần chú ý khoảng cách thời gian cho ăn, không nên quá gần nhau.
- Thành ruột rất mỏng, hễ đường tiêu hóa nhiễm trùng thì chất độc dễ thông qua thành ruột xâm nhập vào máu, gây ra hiện tượng ngộ độc.
Cấu tạo hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ chưa thực sự hoàn thiện vì vậy trẻ cần ăn những thức ăn phù hợp.
Đảm bảo sự phát triển của hệ tiêu hóa
Do hệ tiêu hóa của trẻ dưới 3 tuổi chưa hoàn thiện nên trẻ hay mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa khiến trẻ không hấp thu được các dưỡng chất, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.
Để phòng ngừa các bệnh về đường tiêu hóa cho con, phụ huynh nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Thanh phân đam dê tiêu trong sưa me se giup be dê hâp thu, không đây bung, sưa không bi ư lai tai da day, giup giam trao ngươc va đau quăn bung. Ngoai ra, sưa me giau alpha-lactalbumin se giup tăng cương miên dich đương ruôt, chông sư xâm nhâp cua cac vi sinh vât gây bênh, giam nguy cơ tiêu chay.
Bên cạnh đó, phụ huynh có thể bô sung các probiotic va prebiotic để hỗ trợ sự gia tăng các vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa của trẻ.
Theo Dân trí
Rối loạn giấc ngủ có nguy cơ đột tử Rối loạn giấc ngủ đang ngày càng phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng sống của nhiều người. Gốc tự do được xác định là thủ phạm gây ra các cơn thiếu máu não, dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ. Nguy cơ từ rối loạn giấc ngủ Rối loạn giấc ngủ có biểu hiện dưới...