Trẻ nhỏ dễ bị viêm tai giữa: chuyên gia giải đáp nguyên nhân
Có khoảng 17 – 18% trẻ lên 3 tuổi bị viêm tai giữa, tỷ lệ này đối với trẻ 3 – 5 tuổi là khoảng 9%. Trẻ thường bị viêm tai giữa do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như cấu trúc tai chưa hoàn thiện, hệ miễn dịch còn yếu, mắc các bệnh lý mũi họng…
Viêm tai giữa do biến chứng viêm xoang
Bé T.Q. Bình (12 tuổi, Hà Nội) đến khám trong tình trạng tai chảy dịch, sốt cùng với những triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau nhức ở trán và hai bên thái dương. Qua thăm khám nội soi tai mũi họng, chụp CT… bác sĩ chẩn đoán bé Bình bị viêm tai xương chũm do biến chứng của viêm xoang và phải mổ.
Viêm tai giữa khá phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở độ tuổi 2 – 4 tuổi
Chia sẻ về tình trạng bệnh của con, chị N.H.Quyên (mẹ của bé Bình) cho biết: “Cách đây khoảng gần 2 năm thì cháu nhà tôi bị viêm xoang. Bình thường thì không vấn đề gì nhưng cứ đến khi thời tiết giao mùa thay đổi đột ngột thì cháu lại hắt hơi, sổ mũi và đau nhức trán. Tôi không muốn con sử dụng thuốc kháng sinh nhiều nên chỉ khi con ngạt, tắc mũi hay chảy dịch mũi nhiều mới cho con uống thuốc. Tôi cũng hay cho con đi rửa, hút mũi nhưng không hiểu sao vài tháng trở lại đây tình trạng xấu hơn. Khi ngủ con cũng thở khò khè và còn thường xuyên bị đau tai, tai có chảy dịch và sốt”.
Đến khi cảm nhận có điều gì không ổn và lo lắng chị Quyên mới vội đưa con đến viện khám. Thật không may bệnh viêm xoang của bé Bình đã tiến triển và biến chứng ảnh hưởng đến tai.
“Tôi là người khá cẩn thận trong việc chăm con nhưng không ngờ chỉ vì ngại cho con uống thuốc điều trị mà bệnh tiến triển như vậy. Nhớ lại những lúc con đau tai, sốt và mệt đến không muốn ăn uống tôi lại tự trách bản thân mình nhiều hơn”, chị Quyên chia sẻ.
Đề cập đến tình trạng biến chứng viêm tai giữa của bé Bình và cũng là trường hợp thường gặp ở nhiều trẻ khác, bác sĩ Dương Văn Tiến, Trưởng Phòng khám Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cho biết sở dĩ trẻ dễ bị viêm tai giữa do biến chứng viêm xoang là do mủ chảy từ lỗ sau mũi xuống vòm họng luôn đọng lại ở lỗ vòi tai, khi khịt khạc mủ qua lỗ vòi tai lên hòm tai gây viêm tai giữa. “Thực tế, ống vòi tai của trẻ nhỏ có đặc điểm ngắn, rộng nên mủ dịch càng dễ xâm nhập vào hòm tai hơn so với đối tượng người lớn”, bác sĩ Tiến nhấn mạnh.
Chuyên gia giải đáp 3 lý do khiến trẻ nhỏ dễ bị viêm tai giữa
Cũng theo chia sẻ của bác sĩ Tiến, viêm tai giữa là bệnh lý có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau trong đó có trẻ nhỏ, đặc biệt trong độ tuổi 2 – 4 tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Video đang HOT
Thứ nhất, hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ, sức chống chịu còn kém nên rất dễ để các yếu tố gây bệnh xâm nhập cơ thể.
Thứ hai, do cấu trúc tai ở trẻ chưa hoàn chỉnh. Tai trong của trẻ sẽ được kết nối với mặt sau của cổ họng bằng ống thính giác. Bình thường ống thính giác mở cho phép chất lỏng, cùng các tạp chất dư thừa thoát khỏi tai và mặt sau của cổ họng. Khi ống này bị đóng lại sẽ khiến chất thải không thoát được. Hậu quả là vi khuẩn hoặc vi trùng sẽ kẹt lại bên trong tai, gây nhiễm trùng. Các bé có ống thính giác ngắn hơn người lớn nên dễ bị tắc.
Thứ ba, do biến chứng của một số bệnh lý tai mũi họng không được xem xét điều trị đúng như viêm amidan, viêm VA, viêm xoang… Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp hàng đầu, chiếm đa số các trường hợp đến khám viêm tai giữa tại Phòng khám Tai Mũi Họng, Bệnh viện Thu Cúc.
Muốn khỏi viêm tai giữa, phải trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh
Điều trị viêm tai giữa như thế nào phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là nguyên nhân gây bệnh, dạng viêm, mức độ nghiêm trọng, đợt viêm kéo dài bao lâu, độ tuổi của trẻ…
Khi con có biểu hiện bất thường, tốt nhất cha mẹ hãy đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám
Trong số các nguyên tắc điều trị viêm tai giữa, bác sĩ Tiến đặc biệt nhấn mạnh đến điều trị từ căn nguyên bệnh. “Không ít trẻ bị viêm tai giữa do biến chứng viêm xoang, viêm amidan, viêm VA… nên phẫu thuật cắt amidan, nạo VA hay phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang để loại bỏ ổ viêm cần được ưu tiên hàng đầu. Điều trị tận gốc như vậy mới có thể giải quyết bệnh triệt để, tránh tái phát hay xảy ra biến chứng tiếp theo…”, bác sĩ Tiến nói.
Như trường hợp của bệnh nhi Bình, con chị Quyên, sau khi được bác sĩ xem xét đánh giá tình trạng bệnh và tiến hành phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang, cháu không những thoát được những khó chịu do triệu chứng viêm xoang mạn kéo dài mà biến chứng viêm tai cũng được giải quyết.
“Nhìn thấy con khỏi bệnh, hết viêm tai, viêm xoang mà tôi thấy nhẹ cả lòng. Lúc đầu nghe đến phẫu thuật thì rất sợ nhưng khi được bác sĩ Tiến có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề giải thích và thực hiện phẫu thuật cho con tôi rất yên tâm. Sau mổ cháu được các cô điều dưỡng chăm sóc rất chu đáo và được xuất viện 3 ngày sau đó”, chị Quyên chia sẻ thêm.
Theo Dân trí
10 năm phát triển phẫu thuật nội soi ở Việt Nam
Từ bước đầu phẫu thuật nội soi chỉ áp dụng điều trị bệnh tiêu hóa, ngày nay được dùng điều trị nhiều bệnh lý phức tạp, triển khai rộng.
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bắc, Phó Chủ tịch Hội Phẫu thuật nội soi Việt Nam, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết Việt Nam là một trong những quốc gia áp dụng mạnh mẽ phương pháp phẫu thuật nội soi. Trong 10 năm qua, phương pháp phẫu thuật này đã có 6 bước tiến nổi bật:
Ứng dụng trong nhiều chuyên ngành
Trước đây phẫu thuật nội soi chủ yếu điều trị bệnh tiêu hóa. Đến nay kỹ thuật này được mở rộng chỉ định ở nhiều chuyên ngành như tai mũi họng, lồng ngực, tiết niệu, khớp, sản phụ khoa, nhi khoa, tiêu hóa, tim, sọ não, cột sống... Phẫu thuật nội soi được ứng dụng thường quy trong điều trị các bệnh lành tính, ung thư, cấp cứu với hiệu quả cao.
Các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM đang thực hiện phẫu thuật nội soi cắt gan. Ảnh: N.P.
Điều trị nhiều bệnh lý phức tạp
Phẫu thuật nội soi dần dần được áp dụng vào điều trị các bệnh lý khó, phức tạp và chuyên sâu với hiệu quả điều trị cao. Một số bệnh viện đã ứng dụng công nghệ Robotic tiên tiến nhất giúp phẫu thuật viên thực hiện kỹ thuật nội soi an toàn, chính xác.
Nhiều bệnh viện cơ sở ứng dụng
Kỹ thuật này đã được chuyển giao và áp dụng tại các bệnh viện tuyến dưới. Người bệnh nhờ vậy tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm áp lực quá tải lên các bệnh viện tuyến trên.
Nhiều nghiên cứu của bác sĩ Việt Nam được thế giới công nhận
Công trình "Phẫu thuật cắt nang ống mật chủ" của bác sĩ Nguyễn Thanh Liêm ở Bệnh viện Nhi Trung ương; "Phẫu thuật nội soi cắt tuyến giáp" của bác sĩ Trần Ngọc Lương, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, đã được đăng tải ở các tạp chí chuyên ngành uy tín thế giới.
Năm 2017, nghiên cứu "Phẫu thuật nội soi cắt gan" của các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM đạt giải nhất Hội Phẫu thuật nội soi cắt gan thế giới.
Bác sĩ Việt dạy phẫu thuật nội soi cho đồng nghiệp nước ngoài
Nhiều bác sĩ ngoại khoa Việt Nam được mời giảng dạy ở nhiều trung tâm huấn luyện phẫu thuật nội soi tại nước ngoài, báo cáo ở các hội nghị ngoại khoa quốc tế...
Số bác sĩ nước ngoài đến Việt Nam học phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Việt Đức, Trung ương Huế, Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM gia tăng. Trung tâm Huấn luyện phẫu thuật nội soi Đại học Y Dược TP HCM đã giảng dạy cho hơn 1.500 phẫu thuật viên trong nước và hơn 700 phẫu thuật viên nước ngoài.
Hội Phẫu thuật nội soi và Nội soi Việt Nam thành lập
Bác sĩ Bắc cho biết Hội Phẫu thuật nội soi - Nội soi Việt Nam có vai trò kết nối các phẫu thuật viên, bác sĩ ngoại khoa trong và ngoài nước, nâng cao tay nghề điều trị.
Phẫu thuật nội soi là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn, bác sĩ dùng kính soi có gắn camera và nguồn sáng lạnh để quan sát các khoang bên trong cơ thể. Phẫu thuật nội soi chỉ cần các vết mổ nhỏ từ 5 đến 10 mm, dùng kính soi và dụng cụ chuyên dụng đưa vào cơ thể qua các vết mổ nhỏ này để thực hiện phẫu thuật. Kỹ thuật này giúp người bệnh ít đau, thời gian nằm viện ngắn, giảm mất máu, sẹo mổ thẩm mỹ, khả năng điều trị triệt để và giảm biến chứng sau mổ.
Ngày 5-6/10 diễn ra Hội nghị khoa học Ngoại khoa và Phẫu thuật Nội soi Việt Nam năm 2018 chủ đề "Xâm lấn tối thiểu - Điều trị tối đa". Các bác sĩ ngoại khoa sẽ công bố kết quả nghiên cứu khoa học, chia sẻ kinh nghiệm trong hội nghị này.
Cẩm Anh
Theo Vnexpress
Suýt mất con chỉ vì một miếng dưa chuột, mẹ trẻ đưa ra lời cảnh báo về an toàn khi cho con ăn dặm tự chỉ huy Mặc dù đã nắm vững hầu hết các kiến thức về ăn dặm tự chỉ huy nhưng người mẹ trẻ vẫn suýt mất con vì sơ suất nhỏ đến không ngờ. Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy (baby led weaning - BLW) vốn không còn xa lạ gì đối với các mẹ có con trong độ tuổi ăn dặm. Thế nhưng không...