Trẻ nhỏ bú mẹ sẽ ít bị viêm tai giữa
Theo các bác sĩ, việc dị ứng với một số thành phần trong sữa công thức sẽ khiến cho trẻ nhỏ dễ bị nhiễm khuẩn, dẫn tới việc mắc các chứng viêm, trong đó có viêm tai giữa.
Trẻ nhỏ bú mẹ sẽ giúp giảm nguy cơ mắc viêm tai giữa. Ảnh: L.C.
Đa số các bậc cha mẹ đều khá quen thuộc với thực tế rằng bệnh phổ biến nhất được chẩn đoán ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là nhiễm trùng tai. 75% trẻ em ở Hoa Kỳ có ít nhất một lần bị nhiễm trùng tai trước sinh nhật thứ ba và gần một nửa sẽ bị từ ba đợt trở lên trước sinh nhật thứ tư.
Một phần ba số lần khám bệnh tại phòng khám cho trẻ em là do nhiễm trùng tai. Chi phí cho những lần thăm khám này, không bao gồm các đơn thuốc được kê và các thủ thuật phẫu thuật, vượt quá 2,5 tỷ USD hàng năm.
Một số người, cả bác sĩ nhi khoa có thiện chí, đều cho rằng bệnh nhiễm trùng tai là một phần bình thường của quá trình trưởng thành. Nhưng ta đã sai khi đánh đồng “thông thường” với “bình thường”. Đàn ông Mỹ bị bệnh tim là chuyện thông thường; thật vậy, cứ hai người thì có một người phát bệnh tim trong cuộc đời.
Tuy nhiên, đó không phải là điều bình thường. Ta biết điều này bởi hàng trăm triệu người đàn ông ở những nơi khác trên thế giới không phải chống chọi với bệnh tim. Tương tự, chúng ta biết ở một số nơi trên thế giới, nhiễm trùng tai hay được giới y học gọi là viêm tai giữa, ít xảy ra ở trẻ sơ sinh.
Đa số các bác sĩ nhi khoa khuyên nên cho trẻ dùng một đợt thuốc kháng sinh, thường là amoxicillin, để điều trị viêm tai giữa. Một số bác sĩ thậm chí còn đề nghị cho trẻ bị viêm tai giữa tái phát định kỳ dùng thuốc kháng sinh trong những tháng mùa đông, như một biện pháp phòng ngừa.
Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em được sử dụng thuốc kháng sinh sẽ phục hồi chậm hơn và có nhiều khả năng bị nhiễm trùng tái phát hơn so với trẻ không được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Nếu muốn ngăn ngừa viêm tai giữa, chúng ta phải biết nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này. Quan niệm thông thường cho rằng một đứa trẻ dễ bị viêm tai giữa hơn vì ống Eustachian trong tai của chúng có chiều dài ngắn hơn và nằm ngang.
Ống Eustachian cho phép chất lỏng thường tích tụ trong tai giữa chảy ra phía sau cổ họng. Ở người lớn, chúng thẳng đứng, do đó thoát nước hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, khi trẻ bị nhiễm cảm lạnh hoặc đau họng, các ống này có thể bị tắc nghẽn, tạo điều kiện cho chất lỏng tích tụ ở vùng tai giữa. Chất lỏng ấm áp ứ đọng trở thành nơi sinh sản lý tưởng của vi khuẩn và virus. Vi khuẩn càng phát triển, lượng chất lỏng được giữ lại càng nhiều.
Video đang HOT
Các nghiên cứu chỉ ra gần một nửa các trường hợp bị viêm tai giữa có tiền căn là nghẹt mũi, thuyên tắc phế quản hoặc một tình trạng hô hấp khác. Quan niệm thông thường là các triệu chứng như vậy xuất phát từ nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, tình trạng tắc ống tai cũng có thể do dị ứng thực phẩm và một trong những chất gây dị ứng thường xuyên nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là sữa bò.
Cần phải nói rằng chúng ta ít thấy tình trạng bị viêm tai giữa hơn ở trẻ em được bú sữa mẹ. Trẻ được bú mẹ càng lâu thì khả năng được bảo vệ của trẻ càng lớn.
Tiến sĩ Y khoa Doris J. Rapp viết rằng: “Nguyên nhân thường bị bỏ sót nhất của hiện tượng đọng dịch trong ống tai tái phát ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là tình trạng mẫn cảm với sữa chưa được phát hiện.”
Tiến sĩ Rapp là người sáng lập Tổ chức Dị ứng Thực hành, là giáo sư lâm sàng tại Đại học Tiểu bang New York, thành phố Buffalo, và là một tác giả. Một số phụ huynh đang bắt đầu liên tưởng đến điều đó và đồng ý với ông Rapp. Một người mẹ nhận xét về con trai mình rằng: “Thật là kỳ lạ, cứ khi thằng bé ăn bất kỳ loại chế phẩm từ sữa nào, nó sẽ bị viêm tai giữa trong vòng ba ngày.”
Những bệnh lý dễ gây suy giảm thính lực
Có nhiều người vẫn nghĩ rằng suy giảm thính lực chỉ gặp ở những người lớn tuổi. Thế nhưng trên thực tế có rất nhiều người trẻ cũng đang gặp phải các vấn đề về suy giảm thính lực.
Giảm thính lực hay còn gọi là nghe kém là hiện tượng giảm một phần hay toàn bộ khả năng cảm nhận về âm thanh của tai. Khi bị giảm thính lực hầu hết không thể phục hồi, nhưng có thể cải thiện nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây giảm thính lực
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến giảm thính lực, trong đó thường gặp là:
Do sự lão hóa của tuổi tác, thường gặp ở người cao tuổi.
Liên tục tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn trong công việc.
Giảm thính lực do di truyền.
Sau khi sử dụng một số loại thuốc độc hại với thính giác.
Vệ sinh tai quá sâu dễ làm rách màng nhĩ.
Để nước tràn vào trong tai sau khi tắm hoặc đi bơi.
Dị vật mắc kẹt trong ống tai.
Trên thực tế suy giảm thính lực còn có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe trong cơ thể. Dưới đây là những bệnh lý dễ gây suy giảm thính lực:
Viêm tai giữa : Viêm tai giữa là một trong những bệnh về tai phổ biến. Viêm tai giữa nếu không được điều trị đúng cách có thể làm suy giảm khả năng nghe.
U dây thần kinh thính giác: Đây là một khối u đè lên dây thần kinh thính giác, khiến khả năng nghe bị suy giảm. Thông thường khối u ở bên tai nào sẽ gây suy giảm khả năng nghe ở bên tai đó.
Thủng màng nhĩ:Một lỗ thủng trong màng nhĩ cũng có thể khiến bạn bị nghe kém, suy giảm thính lực. Màng nhĩ bên tai nào bị thủng sẽ gây suy giảm thính lực ở tai bên đó.
Suy giảm chức năng thận: Đây là nguyên nhân gây suy giảm thính lực phổ biến, nhưng ít được để ý tới. Sở dĩ chức năng thận có liên quan tới điếc một bên tai là do theo y học cổ truyền thì: "Thận khai khiếu ở tai", chức năng thận có mối quan hệ mật thiết tới sức khỏe thính giác. Khi thận yếu thì tai sẽ bị ù, nếu yếu quá thì tai sẽ bị điếc. Do vậy, điếc tai, nghe kém có thể là dấu hiệu của suy giảm chức năng thận.
Tuần hoàn máu kém: Tuần hoàn máu đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp oxy và dưỡng chất nuôi tế bào thần kinh tai. Khi tuần hoàn máu kém sẽ khiến quá trình này bị gián đoạn, thần kinh tai không nhận được dưỡng chất cần thiết để hoạt động, cuối cùng sẽ dẫn tới điếc tai, suy giảm thính lực.
Các vấn đề khác như: Rối loạn khớp thái dương hàm, bệnh xơ cứng tai, huyết áp cao, đái tháo đường... cũng có thể là nguyên nhân gây điếc tai, suy giảm thính lực ở người trẻ tuổi.
Giảm thính lực hay còn gọi là nghe kém là hiện tượng giảm một phần hay toàn bộ khả năng cảm nhận về âm thanh của tai.
Biểu hiện của suy giảm thính lực
Người bị suy giảm thính lực sẽ có những biểu hiện sau:
Xuất hiện nhiều tình huống không nghe rõ người khác nói chuyện.
Thường xuyên yêu cầu mọi người nhắc lại.
Khó khăn khi nghe điện thoại ở chốn đông người.
Nghe radio hoặc nghe nhạc với âm lượng to.
Tình trạng suy giảm thính lực không chỉ gặp khó khăn trong giao tiếp, ngôn ngữ mà còn làm giảm hiệu suất công việc của người bệnh. Nếu phát hiện một hay nhiều biểu hiện suy giảm thính lực, bạn cần phải đi khám chuyên khoa tai mũi họng ở bệnh viện để được khám sàng lọc, nội soi tai để biết các bất thường ở trong tai. Đo thính lực nhằm xác định mức độ nghe kém.
Ngoài ra, người bệnh cần làm thêm xét nghiệm máu, nước tiểu nếu nghi ngờ bị giảm thính lực do nhiễm trùng để đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
Điều trị suy giảm thính lực thế nào?
Việc điều trị bệnh suy giảm thính lực còn tùy vào tình trạng của bệnh. Các phương pháp điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân và từng người, thông thường nếu giảm thính lực do tích tụ ráy tai: Bác sĩ sẽ loại bỏ bằng cách làm mềm ráy tai để giúp lấy ráy tai ra ngoài một cách dễ dàng.
Đối với trường hợp bệnh suy giảm thính lực do nhiễm trùng nhẹ, người bệnh sẽ được bác sĩ cho điều trị bằng thuốc.
Đối với trường hợp bệnh suy giảm thính lực do chấn thương thủng màng nhĩ hoặc nhiễm trùng tái đi tái lại nhiều lần, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định cho phẫu thuật.
Bên cạnh đó, nếu người bệnh suy giảm thính lực do các vấn đề về đường dẫn truyền khác, bác sĩ có thể sẽ giới thiệu người bệnh sử dụng máy trợ thính nhằm giúp khuếch đại âm thanh.
Để phòng ngừa suy giảm thính lực cần hạn chế việc sử dụng các thiết bị nghe nhạc với âm lượng quá mức và một số thói quen xấu khi đeo tai nghe như: Ngủ quên khi đeo tai nghe, nghe liên tục trong vài giờ đồng hồ khiến thính lực bị suy giảm mà người bệnh không hề hay biết.
Nên đeo dụng cụ bảo vệ tai khi phải thường xuyên làm việc với tiếng ồn và âm thanh lớn. Hãy bảo vệ đôi tai của bạn trước tiếng ồn quá lớn.
Khi nghi ngờ bị suy giảm thính lực nên đi khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên ngành tai mũi họng để được chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh, khi đó việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn.
Lấy ráy tai không đúng cách nguy hiểm như thế nào? Thói quen thường xuyên ngoáy tai với bất kỳ đồ vật nào như bút bi, chìa khóa, tăm... kể cả khi không ngứa rất hay gặp. Việc làm này khiến bạn chỉ 'đã' ngay lúc đó nhưng gây nhiều hiểm họa cho thính giác và sức khỏe. Ráy tai đóng vai trò như một lớp màng bảo vệ có thể ngăn chặn một...