Trẻ nhiễm HIV cần chăm sóc như thế nào?
Trẻ nhiễm HIV có nhu cầu năng lượng cao hơn 10% thậm chí khi trẻ đang sụt cân nhu cầu năng lượng sẽ tăng thêm 50 đến 100% so với trẻ bình thường.
Ăn kém hoặc cung cấp khẩu phần ăn thấp là những nguyên nhân quan trọng gây sút cân ở trẻ nhiễm HIV. Đối với trẻ nhiễm HIV thì việc bú mẹ không còn đáng lo ngại vì trẻ đã bị nhiễm rồi. Ở những trẻ này, việc bú mẹ là đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Ngoài ra những trẻ nhiễm HIV cũng cần được cung cấp vitamin A đúng chỉ định để giúp giảm ỉa chảy, viêm phổi cho trẻ.
Trẻ nhiễm HIV cần được tắm, vệ sinh thật sạch để đề phòng nhiễm trùng da
Cần được vệ sinh sạch sẽ
Hàng ngày trẻ nhiễm HIV cần được tắm, vệ sinh thật sạch để đề phòng nhiễm trùng da, không để xây xước. Sau khi rời bệnh viện về gia đình, trẻ cần được chăm sóc cẩn thận trong môi trường vệ sinh sạch sẽ, an toàn, không khói thuốc lá, khói than, không nuôi vật nuôi trong nhà. Quần áo mặc cần thoáng mát về mùa hè và ấm về mùa đông. Sau khi trẻ đại tiện và vệ sinh xong cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.
Đối với trẻ dưới 3 tuổi, nên dùng vải mềm, sạch nhúng nước sạch, lau sạch răng, lợi và miệng sau ăn. Nếu trẻ bị tưa miệng, có thể đánh tưa bằng mật ong, nước vò lá rau ngót. Nếu tái phát hoặc không khỏi trong 1 đến 2 tuần cần đưa trẻ đến bệnh viện. Với trẻ trên 3 tuổi cần đánh răng buổi sáng, sau ăn và trước khi ngủ. Mỗi năm hai lần cho trẻ đi khám răng miệng. Dấu hiệu đầu tiên của trẻ nhiễm HIV có thể là những vết đau ở miệng, cần báo cho bác sĩ nha khoa để trẻ được thăm khám kịp thời.
Hàng tháng cần cho trẻ kiểm tra sức khỏe, thăm khám và xét nghiệm để phát hiện, điều trị dự phòng các biểu hiện sớm.
Người chăm sóc và vệ sinh cho trẻ phải được huấn luyện cách phòng lây nhiễm HIV/AIDS như: Xử lý các dịch tiết hoặc máu bị dây bẩn, vệ sinh quần áo trẻ (ngâm trong nước javen hoặc luộc sôi trước khi giặt); sử dụng găng tay, áo choàng, khẩu trang… khi tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của trẻ, đặc biệt là khi thay răng sữa hoặc các vết thương ra máu.
Video đang HOT
Ngoài ra, cần phải cho trẻ thăm khám kịp thời khi thấy những triệu chứng sốt, ho, thở nhanh, khó thở, chán ăn, gầy sút nhanh, xuất hiện những đốm trắng hay những vết đau trong miệng, xuất hiện những mụn không biến mất, đi ngoài phân có máu, tiêu chảy, nôn mửa, sởi, lao, thủy đậu hoặc các bệnh lây khác. Hàng tháng cần cho trẻ kiểm tra sức khỏe, thăm khám và xét nghiệm để phát hiện, điều trị dự phòng các biểu hiện sớm của nhiễm trùng cơ hội.
Trẻ nhiễm HIV cần nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn trẻ bình thường. Người thân nên dành nhiều thời gian chơi, nói chuyện, ôm ấp, giúp trẻ có đời sống tình cảm đầy đủ, ấm áp.
Hoảng loạn với kiến ba khoang
Người dân khắp nơi đang hoảng loạn vì sự xuất hiện của kiến ba khoang khắp ngóc ngách trong nhà. Nhiều người bị dính độc tố của kiến ba khoang gây sưng tấy, mụn mủ, phồng rộp, hoại tử da.
Mất ăn mất ngủ
Một tháng qua, các phòng khám chuyên da liễu trên địa bàn TP. Quảng Ngãi đông nghịt người đến khám vì tiếp xúc kiến ba khoang. Đa phần bệnh nhân bị tổn thương nặng vì sau 3-5 ngày xuất hiện các đốm đỏ trên da mới đi khám bệnh.
Gặp chị Ly, ở thôn Độc Lập, xã Tịnh Ấn Tây (TP. Quảng Ngãi) đưa con đến khám tại một phòng khám da liễu trên đường Bùi Thị Xuân. Chị Ly kể, nhà chị có con nhỏ 6 tháng tuổi, trong lúc trông con chị thấy một số con kiến bò trong nhà, sợ kiến đốt con nhỏ nên chị lấy tay giết kiến.
Tay của trẻ khi tiếp xúc với độc tố của kiến ba khoang.
Ba ngày sau vùng da này đã bị tổn thương nặng vì không khám, chữa trị kịp thời.
Lát sau chị vô tình sờ tay lên mắt, mặt chị cảm nhận như vùng da của mình bị dính phải axit. Vùng mắt, mặt bị bỏng rát. Chị lên mạng tìm hiểu mới biết mình đã vô tình giết kiến ba khoang dính phải độc tố của kiến.
Vết thương của mình chưa kịp lành thì con nhỏ của chị Ly cũng bị dính độc tố của kiến ba khoang. Vùng tay của con bị nổi mụn đỏ khắp cánh tay, 2 ngày sau da lở loét lan rộng, cháu quấy khóc suốt ngày khiến gia đình chị mất ăn mất ngủ. Chị mang cháu đi khám bác sĩ da liễu chẩn đoán bị kiến ba khoang đốt.
Cùng chung cảnh ngộ với mẹ con chị Ly, chị Trang ở huyện Bình Sơn cũng chở con trai 9 tuổi đến phòng khám da liễu khi cánh tay của cháu đã phỏng rộp, lở loét ăn sâu vào da, bưng mủ, hoại tử.
Chị Trang cho biết, 5 ngày trước, cánh tay của con bị nổi mụn đỏ chị nghĩ bị zona (giời leo) nên ra tiệm thuốc tây mua thuốc về bôi cho cháu. Càng bôi bệnh không đỡ mà bệnh càng nặng hơn. Vùng da bị tổn thương tiếp tục lan rộng. Mụn mủ có điểm lỏm màu trắng vàng ở giữa nhiều hơn.
Cháu bị đau rát, ngứa ngáy khó chịu không ngủ được khiến chị mất ăn mất ngủ. Chị Trang chở con vào phòng khám da liễu khám bác sĩ cũng chẩn đoán bị dính độc tố của kiến ba khoang.
Nhiều trẻ da bị loét sâu, hoại tử.
Về nông thôn rất nhiều người kêu trời vì kiến ba khoang. Kiến xuất hiện khắp nơi từ trong nhà, ngoài sân đến trong phòng ngủ. Nếu dính phải nộc độc của kiến ba khoang, với trẻ nhỏ thì mức độ tổn thương của da nặng hơn người lớn.
Không nên tự chữa trị
Kiến ba khoang hay còn gọi là kiến cong, kiến gạo, kiến khoang... Khác với các loại kiến khác, kiến ba khoang có đầu, thân giữa và đuôi màu đen, màu đen xen kẽ hai khoan màu vàng cam. Chúng xuất hiện nhiều vào mùa mưa.
Theo bệnh viện Da liễu Trung ương, kiến ba khoang là loại côn trùng nguy hiểm. Trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin, độc tính mạnh gấp 12 - 15 lần nọc của rắn hổ. Độ gây bỏng mạnh gấp 100-150 lần axít sunfuric đậm đặc, vì thế khi tiếp xúc vào da có thể gây bỏng.
Nếu chất này được giải phóng ra khi kiến bị tác động hoặc bị chà sát hoặc bị giết có thể làm tổn thương da người. Nếu để lâu có thể bị nhiễm trùng da.
Kiến ba khoang.
Bác sĩ chuyên khoa da liễu Mai Văn Bắc (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh) cho biết, trong một tháng qua, một nửa số lượng bệnh nhân đến phòng khám da liễu liên quan đến kiến ba khoang.
Bắt đầu từ mùa mưa là mùa sinh sản của kiến ba khoang. Buổi tối kiến theo ánh sáng bay vô nhà bám vào quần áo, gường chiếu, bàn ghế... Mọi người dùng tay giết hoặc vô tình đụng chạm vào kiến khiến độc tố trong cơ thể kiến tiết ra gây tổn thương vùng da bị tiếp xúc.
Rửa sạch vùng da vừa tiếp xúc với kiến càng nhanh càng tốt bằng nước sạch, nước muối sinh lý hoặc xà phòng dịu nhẹ để trung hòa hoặc giảm bớt độc tố thẩm thấu nhanh vào da, hạn chế sự kích ứng trên da. Nếu không rửa sạch sẽ khiến viêm da, da đỏ, có dịch tiết kèm theo vết trầy loét, mụn nước nhỏ, tùy theo mức độ bệnh.
Cũng theo bác sĩ Bắc, thông thường trong kiến ba khoang có nhiều loại vi khuẩn, vi trùng, nấm... bám theo. Vì thế khi xuất hiện biểu hiện bệnh, mọi người nên đến các phòng khám da liễu để khám, chữa trị kịp thời.
Nếu chậm trễ dễ gây ra biến chứng khiến vùng da bị loét sâu, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm nặng hơn. Thời gian chữa trị sẽ kéo dài. Đặc biệt với trẻ em vì da trẻ nhỏ nhạy cảm tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà vì rất dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Điều trị nấm da đừng mắc phải những sai lầm này Điều trị nấm da, không phải ai cũng biết cách điều trị đúng. Nấm da dù không gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng, nhưng nếu mắc phải những sai lầm này trong quá trình điều trị có thể khiến bệnh kéo dài dai dẳng, tái phát liên tục. Nấm da là loại nấm ngoài da, thông thường bệnh nấm da chỉ gây ra...