Trẻ nhập viện vì mẹ “nhồi” kháng sinh
Nhiều phụ huynh tin rằng kháng sinh chữa được bách bệnh nên mua kháng sinh về tự điều trị cho con.
Kháng sinh dự phòng bách bệnh?
Cháu Lan Phương (4 tuổi Từ Liêm, Hà Nội) mỗi khi hắt hơi, sổ mũi, sốt nhẹ là mẹ cháu lại cho uống mấy viên kháng sinh dự phòng viêm họng. Lần này, thấy con khó thở, chị Kim con đi khám thì cháu đã bị biến chứng viêm phổi, phải rất khó khăn các bác sĩ mới tìm ra phác đồ điều trị phù hợp với thể trạng của cháu. Các bác sĩ cho biết, vì cha mẹ tự làm “bác sĩ” nên hầu hết trẻ bị nhờn thuốc, rất khó điều trị.
Trường hợp cháu Xuân Tùng (5 tuổi ở Ba Vì, Hà Nội) bị ho kéo dài 3 ngày. Sợ biến chứng viêm phổi nên chị Vân vội cho con uống kháng sinh ngay khi có triệu chứng ho. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng việc dùng kháng sinh cho cháu Tùng không những không có tác dụng phòng biến chứng viêm phổi mà còn gây ra dị ứng, tiêu chảy…rất nguy hiểm.
Một ca bị dị ứng, tiêu chảy do tự ý dùng kháng sinh
BS Cấn Phú Nhuận, Nguyên Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, khoảng 40% số trẻ có biểu hiện viêm đường hô hấp trước khi đến khám đều dùng kháng sinh, đến khi sức khỏe không cải thiện gia đình mới đưa trẻ đến bệnh viện. Lúc này, bệnh đã nặng, các bác sĩ buộc phải thử nhiều phác đồ mới điều trị dứt bệnh cho trẻ.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, việc sử dụng kháng sinh không cần thiết còn làm gia tăng các vi khuẩn kháng thuốc. Do đó, khi trẻ bị bệnh mà cần phải dùng kháng sinh sẽ rất khó chữa trị. Có trường hợp phải dùng các loại kháng sinh đắt tiền để tiêm và truyền tĩnh mạch nhưng vẫn thất bại.
Khi nào nên cho trẻ dùng kháng sinh
Video đang HOT
PGS. Dũng cũng đưa ra một số lời khuyên về việc dùng kháng sinh cho từng trường hợp như: Những trẻ có triệu chứng nhẹ không có các dấu hiệu nhiễm trùng rõ ràng như sốt cao, họng có mủ, sưng đỏ, thở mệt, khó thở, xét nghiệm máu có bạch cầu tăng, X-quang phổi có tổn thương thì không nên uống kháng sinh.
Trường hợp trẻ bị viêm mũi họng cấp hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên cha mẹ không nên dùng kháng sinh. Việc điều trị chủ yếu là giảm các triệu chứng như hạ sốt, ho, sổ mũi và bệnh sẽ tự khỏi sau 3-7 ngày.
“Bệnh hô hấp trên ở trẻ do virus chiếm đa số nên uống kháng sinh không thể cải thiện bệnh mà chỉ làm trẻ mệt thêm. Những trường hợp này dùng kháng sinh có thể làm cho vi khuẩn nhờn thuốc, kháng lại kháng sinh khiến bệnh nặng thêm”. PGS Dũng nói.
Theo PGS Dũng, trẻ chỉ được dùng thuốc khi được bác sĩ khám và chẩn đoán chính xác bệnh
Nếu trẻ có biểu hiện viêm họng, viêm amidan cấp do liên cầu thì cần được điều trị đúng và đủ liều kháng sinh để phòng biến chứng đến tim.
Trong trường hợp trẻ bị viêm tai giữa cấp thì cha mẹ nên điều trị triệu chứng. Sau 2 ngày bệnh không đỡ mới dùng kháng sinh.
Đối với những trẻ bị viêm mũi xoang cấp khi có biểu hiện là chảy mũi, tắc mũi, ho về ban ngày thường không đỡ sau 10 ngày hoặc bệnh nặng hơn với các biểu hiện như: sốt, chảy mũi mủ, đau ở vùng xoang trên mặt sau 5-7 ngày. Thời gian dùng kháng sinh phụ thuộc vào thời gian hết các triệu chứng và cộng thêm 1 tuần sau khi hết triệu chứng.
Từ những báo động về tình trạng sử dụng kháng sinh bừa bãi, PGS Dũng lưu ý, trẻ chỉ được dùng thuốc khi được bác sĩ khám và chẩn đoán chính xác bệnh. Cha mẹ không nên tự mua thuốc cho trẻ uống vì trẻ nhỏ sức đề kháng yếu, triệu chứng bệnh không rõ ràng, uống thuốc không đúng sẽ khiến bệnh nặng hơn.
Theo thống kê của Cục khám chữa bệnh (Bộ Y tế), hầu hết các thuốc kháng sinh hiện nay đã bị kháng. Trong số những bệnh nhân bị các bệnh nhiễm khuẩn như bệnh hô hấp, bệnh đường tiêu hóa… đã từng đến khám tại các phòng khám hoặc bệnh viện, chỉ có 1/3 số bệnh nhân cần điều trị bằng kháng sinh, số còn lại không nhất thiết phải sử dụng.
Qua khảo sát tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, trong số 30 loại thuốc kháng sinh thế hệ mới, có đến 13 loại thuốc đã bị kháng.
Thu Trịnh
Theo Khampha
Dấu hiệu nhận biết ung thư gan
Ung thư gan gồm hai loại: - nguyên phát (ung thư phát sinh từ gan, chiếm khoảng 90% trường hợp) - thứ phát (di căn từ nơi khác tới). Có tới 90% các trường hợp ung thư gan nguyên phát là ung thư biểu mô tế bào gan. Đây là bệnh khá phổ biến, tỷ lệ tử vong trong 3 - 6 tháng là 100% nếu không được điều trị.
. Khởi phát bệnh triệu chứng thường không điển hình nên bệnh dễ bị bỏ sót hoặc nhầm lẫn với các bệnh khác, nhưng cũng có những dấu hiệu chúng ta nên lưu ý :
- Rối loạn tiêu hóa nhẹ: Ăn kém, không có cảm giác ngon miệng, sau ăn đầy bụng khó tiêu, đại tiện thay đổi.
- Tức nặng và đôi lúc thấy đau hạ sườn phải nhưng không đáng kể.
- Gầy sút 1 - 2 kg mỗi tháng, mệt mỏi vô cớ, đôi khi sốt nhẹ và tự hết.
- Tình cờ sờ thấy khối u vùng hạ sườn phải hoặc khám sức khỏe định kỳ phát hiện qua siêu âm.
. Giai đoạn toàn phát, bệnh nhân thường có các biểu hiện như :
- Rối loạn tiêu hóa: Ăn nhanh no, sau ăn tức bụng, cảm giác đầy hơi, lợm giọng, buồn nôn và nôn. Bụng chướng căng dần, đại tiện thay đổi, đi nhiều lần trong ngày, phân nát, có lẫn nhiều nhầy.
- Cảm giác mệt mỏi nhiều hơn, không lao động được, giảm cân nhanh 5 - 6 kg mỗi tháng.
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao, sốt kéo dài vài ngày, cũng có khi vài tháng.
- Vùng gan liên tục bị cảm giác đau tức, có những cơn đau quặn gan, các thuốc giảm đau thông thường ít hoặc kém tác dụng. Khi gan to, bản thân bệnh nhân có thể tự sờ thấy những u cục cứng trên bề mặt.
- Có tuần hoàn hệ bàng quang và dịch cổ chướng, phù chi dưới hay gặp ở giai đoạn cuối. Da có màu vàng hoặc xanh xạm.
- Sức khỏe suy kiệt nhanh, rụng long, rụng tóc, xuất hiện sao mạch trên những vùng da mỏng như ngực, bàn tay son.
- Xơ gan dẫn đến xuất huyết trong tiêu hóa.
Theo SKDS
Bài thuốc hay chữa bệnh thủy đậu Cần phát hiện sớm Đối với thủy đậu, sau một thời gian ủ bệnh khoảng trên dưới 2 tuần thì bệnh phát. Nhiều trẻ mắc bệnh vẫn ăn ngủ chạy nhảy bình thường, nên người lớn ít để ý cho đến khi thủy đậu mọc, hoặc tình cờ phát hiện được một vài nốt ở đầu khi gội đầu cho trẻ. Có khi...