Trẻ nhập viện vì ho gà tăng gấp đôi
Dù cao điểm mùa đông xuân đã qua từ lâu nhưng hiện số bệnh nhi nhập viện vì ho gà vẫn đều đều 7-9 ca/tuần. So với các năm trước, số ca mắc ho gà tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã tăng gấp hơn 2 lần.
BS Nguyễn Văn Lâm, trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, từ đầu năm đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận 281 trường hợp ho gà trong khi các năm trước trung bình chỉ 120-130 ca.
Trước kia, ho gà chỉ tập trung cao điểm vào mùa đông xuân nhưng năm nay rải rác kéo dài, số ca nhập viện đều đều từ 7-9 ca/tuần, rải rác từ khắp các địa phương như Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Phòng…
3 trong số nhiều ca ho gà đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: T.Hạnh
Video đang HOT
Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, PGS.TS Bùi Huy Vũ, trưởng khoa Nhi cho biết, khoa đang điều trị cho 8 bệnh nhi ho gà, trong đó bệnh nhi nhỏ nhất mới 1 tháng tuổi.
Tại khoa Truyền nhiễm của bệnh viện, hiện đang có 13 bệnh nhi điều trị, chủ yếu là trẻ dưới 6 tháng tuổi. Đáng nói, đa phần các ca mắc là những bé chưa đến tuổi tiêm phòng, tiêm phòng không đầy đủ hoặc đến tuổi tiêm nhưng chưa đi ngừa vắc xin.
Theo BS Lâm, các ca đang điều trị chủ yếu là bội nhiễm viêm phổi, không có ca nào biến chứng nặng, thường sau điều trị 1-2 tuần, bệnh nhi sẽ được xuất viện về nhà và theo dõi tiếp.
“Chúng tôi luôn khuyến cáo các bậc cha mẹ nên cho trẻ tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch. Vì với ho gà, trẻ càng nhỏ, nguy cơ càng cao”, BS Lâm khuyến cáo.
Cũng theo BS Lâm, nếu các bà mẹ đã mắc ho gà hoặc được ngừa vắc xin ho gà sẽ có kháng thể truyền cho con đến khoảng 1 tháng tuổi, tuy nhiên hiện nay nhiều bà mẹ có tâm lý sợ xấu nên không cho con bú sữa mẹ, đây là điều hết sức nguy hại vì bắt đầu từ tháng thứ 2, trẻ mới đến tuổi ngừa vắc xin.
Theo BS Lâm, ở lứa tuổi nhỏ, khi trẻ có biểu hiện ho cơn, ho sặc sụa tím tái, xuất tiết đờm dãi, nôn chớ dữ dội nhưng sau ho trẻ gần như trở lại bình thường thì cần nghĩ ngay đến ho gà.
Còn việc đánh giá trẻ mắc ho gà nặng hay nhẹ phụ thuộc rất nhiều vào cơn ho, mức độ tím, tần suất các cơn ho. Ngoài ra có thể đánh giá dựa trên xét nghiệm máu, đặc biệt công thức máu xem chỉ số bạch cầu. Nếu lượng bạch cầu cao đột biến trên 5.000 thì biểu hiện trẻ rất nặng.
Thúy Hạnh
Theo VNN
Kẻ đâm dao bầu vào đầu bé trai bị khởi tố tội giết người
Nghi can Vân không chịu ăn uống, không chịu hợp tác với bác sĩ điều trị. Cơ quan điều tra đã ra lệnh bắt giữ và chỉ đợi ngành y tế có kết luận cuối cùng.
Chiều ngày 10-8, Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC45) Công an tỉnh Vĩnh Long đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam bốn tháng đối với Nguyễn Thị Vân, (SN 1964, ngụ huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre) để điều tra về hành vi giết người.
Bà Vân là người dùng dao nhọn đâm vào vùng mặt bé Dương Minh Phát (11 ngày tuổi), con trai của chị Võ Thị Hồng Duyên, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long vào rạng sáng 8-8.
Chiều cùng ngày, thông tin từ Khoa Tâm thần, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long cho biết, nghi phạm Vân không chịu ăn uống, không hợp tác với bác sĩ.
Hiện nghi phạm này vẫn được theo dõi của bác sĩ tại Khoa tâm thần.
Được biết, lệnh bắt người sẽ thực thi vào ngày mai, khi cơ quan y tế có kết luận cuối cùng về vấn đề thần kinh của đối tượng Vân.
Theo Trí Thức Trẻ
Vụ đâm trẻ sơ sinh: Nghi phạm đang hưởng trợ cấp người tàn tật Ngày 10/8, trao đổi với PV Dân trí, ông Ngô Văn Chiến, Trưởng ấp Tân Lễ 2 (Tân Trung, Mỏ Cày Nam, Bến Tre) cho biết, đối tượng Vân - người dùng dao đâm trẻ sơ sinh trong bệnh viện - có biểu hiện tâm thần, đang hưởng trợ cấp người tàn tật 270.000 đồng/tháng. Theo ông Chiến, thời gian gần đây bà...