Trẻ nào không nên bơi?
Mới đầu hè mà thông tin trẻ bị hôn mê do ngạt nước hồ bơi đã liên tục xuất hiện trên báo đài. Bên cạnh những tai nạn do trẻ bơi không đúng cách, đùa nghịch với nhau gây nguy hiểm, hồ bơi không an toàn… còn có không ít trường hợp do thể trạng của trẻ không phù hợp để bơi lội mà phụ huynh không hay biết.
Bơi lội có nhiều lợi ích
Khi còn trong bào thai, trẻ đã sống hoàn toàn trong môi trường chất lỏng. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy nếu dạy cho trẻ biết bơi sớm, trẻ sẽ có sức khoẻ dẻo dai hơn những trẻ khác. Nhờ sức đẩy của nước mà áp lực tì nén lên các khớp xương giảm đến mức thấp nhất, giúp kích thích tăng trưởng chiều dài xương. Người ta nói đi bơi giúp tăng chiều cao là vì vậy.
Khi bơi lội, các sóng nước xung quanh sẽ tác động xoa bóp làn da và cơ bắp toàn cơ thể. Điều này kích thích tăng sự lưu thông máu, cung cấp thêm nhiều dinh dưỡng cho các tế bào, thải trừ các chất không cần thiết hay độc hại. Vì vậy, người bơi cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn so với tập luyện các bộ môn khác. Các động tác bơi lội đều nhái theo động tác đã có trong tự nhiên như bơi ếch, bơi sải, bơi bướm… do đó có được sự cân bằng giữa các bắp cơ. Gần như toàn bộ cơ thể đều tham gia vận động khi chúng ta bơi. Bơi lội không những giúp trẻ khoẻ mạnh mà còn giúp trẻ phát triển tối ưu chiều cao khi trưởng thành, đặc biệt bơi giỏi có thể giúp trẻ tránh được tình trạng đuối nước, một trong những tai nạn sinh hoạt rất thường gặp ở trẻ em.
Bơi lội tuy tốt, nhưng vẫn “chống chỉ định” cho một số trẻ (ảnh chỉ mang tính minh hoạ). Ảnh: Lê Kiên
Không phải trẻ nào cũng có thể xuống nước
Video đang HOT
Lo lắng nước hồ bơi không sạch làm cho trẻ dễ mắc các bệnh ngoài da, hoặc dễ bị nhiễm các bệnh lý tai mũi là nỗi lo chung của rất nhiều phụ huynh. Bên cạnh đó, không phải trẻ nào cũng có thể xuống nước bơi lội. Những trẻ sau đây không nên tham gia hoạt động bơi lội:
Trẻ mắc bệnh hen phế quản: còn gọi là suyễn, khi tiếp xúc với nguồn nước lạnh rất dễ bị lên cơn khò khè, khó thở, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng.
Trẻ mắc các bệnh đường hô hấp mạn tính: như viêm mũi dị ứng, viêm mũi xuất tiết, viêm xoang mạn… khi đi bơi sẽ làm bệnh trầm trọng hơn.
Trẻ bị viêm da dị ứng: hoá chất được pha trong nguồn nước của hồ bơi gây nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ.
Để trẻ an toàn khi bơi lội
Để đảm bảo sức khoẻ cho trẻ khi tham gia bộ môn bơi lội, phụ huynh cần lưu ý: nên cho trẻ đi khám bác sĩ để quyết định trẻ có thể tham gia hoạt động bơi lội được không. Tuổi cho trẻ học bơi tốt nhất là khi trẻ tròn sáu tuổi. Nên chọn hồ bơi đạt tiêu chuẩn chất lượng và có uy tín để đảm bảo vấn đề vệ sinh môi trường và nguồn nước dùng. Nên có thầy hướng dẫn cho trẻ cách học bơi một cách bài bản nhằm giúp trẻ bơi đúng cách và mang lại hiệu quả cao cho sức khoẻ.
Không nên để trẻ ngâm nước quá lâu, tối đa chỉ 30 phút đối với trẻ dưới năm tuổi và khoảng một giờ đối với trẻ lớn hơn, để phòng ngừa chứng cảm lạnh. Cha mẹ phải luôn giám sát trong suốt thời gian trẻ ở dưới nước để đảm bảo an toàn, nhất là trẻ ở vùng nông thôn không có điều kiện đến các hồ bơi công cộng, trẻ thường phải ra sông, suối hoặc ao sâu quanh nhà để bơi lội – những nơi này thường rất nguy hiểm nếu không có sự giám sát của cha mẹ.
Theo vietbao
Vi khuẩn những "trái bom" chờ nổ
Không ít người cho rằng không phải tất cả mọi vi khuẩn sống trên cơ thể đều là vi khuẩn gây hại. Thật vậy theo ông Philip Tierno, Giám đốc lâm sàng vi sinh vật học và miễn dịch học tại Đại học New York cho biết: "Chúng ta liên tục tiếp xúc với vi trùng, nhưng chỉ có một số lượng nhỏ có thể gây hại.
Trong số 60,000 loại vi trùng mà mọi người tiếp xúc hằng ngày thì chỉ có khoảng từ 1% đến 2% là có khả năng gây nguy hiểm cho người bình thường với hệ miễn dịch bình thường". Dù số lượng vi khuẩn gây hại chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng lại có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Khi "bom" chưa được kích ngòi
Tay, chân là những cửa ngõ thông hành dễ dàng cho vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào cơ thể. Chỉ cần tay hoặc chân bạn tiếp xúc với những bề mặt đầy vi khuẩn và không được vệ sinh sạch sẽ thì vô tình bạn đã trở thành "nạn nhân" của những cư dân vi khuẩn dù nhỏ nhưng rất nguy hiểm. Ban đầu, hệ miễn dịch của bạn vẫn còn khả năng phòng thủ thì các cư dân vi khuẩn chỉ dám "án binh bất động" trong cơ thể, hoặc trên da của bạn và chờ thời cơ thuận lợi. Khi thời tiết thay đổi, hoặc chế độ dinh dưỡng kém làm cho hệ miễn dịch của bạn suy yếu, chính lúc đó vi khuẩn sẽ bắt đầu mở cuộc tấn công hàng loạt vào cơ thể bạn, phá hủy hệ miễn dịch và phát triển cư dân tại đây.
Làm gì để phá "bom"?
Thùng rác, nhà vệ sinh, bồn rửa bát v.v.. đương nhiên là có vi khuẩn, nhưng điện thọai bàn, vòi rửa tay, bồn rửa chén, hay chính sàn nhà bạn lau hàng ngày lại cũng nhiều vi khuẩn không kém, thậm chí còn tiềm tàng rất nhiều nguy cơ gây bệnh.
Cách tốt nhất để đề phòng chính là diệt trừ nguồn gốc gây bệnh, những nơi vi khuẩn trú ngụ. Không chỉ tẩy rửa các vật dụng tiếp xúc hằng ngày mà bạn cũng nên vệ sinh chúng bằng những chất tẩy rửa chuyên biệt. Với những bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, mặt ghế, cửa, máy vi tính.., sau khi lau chùi bằng nước bạn cũng cần phải lau chùi thêm một lớp dung dịch diệt khuẩn để tin chắc rằng mọi đồ vật trong nhà bạn đã được vệ sinh đúng cách.
Đặc biệt, khi thời tiết đi vào mùa nóng cũng là điều kiện vô cùng thuận lợi để vi khuẩn phát triển, nên việc vệ sinh các đồ vật trong nhà và các đồ chơi của bé sẽ giúp cho người lớn phòng ngừa được các bệnh cảm cúm, trẻ em thì có thể phòng tránh bệnh tay chân miệng. Một cuộc khảo sát nhỏ cho thấy chỉ trong 1 phút, bé có thể chạm vào 30 đồ vật khác nhau và đưa tay vào miệng. Vì thế nếu các đồ vật này không vệ sinh, bé sẽ dễ dàng bị vi khuẩn tấn công và nhiễm các bệnh nguy hiểm như tay chân miệng, dịch tả, tiêu chảy, v.v... Cho nên một cuộc tổng vệ sinh để loại trừ những vi khuẩn trong gia đình bạn là không bao giờ thừa.
Theo thống kê của Bộ Y tế, tính từ đầu năm tới nay, cả nước đã ghi nhận 50.000 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 11 trường hợp tử vong số ca mắc bệnh thương hàn là 27 trường hợp và bệnh sốt xuất huyết là 4.751 truờng hợp, 2 ca tử vong. Đặc biệt, tỷ lệ mắc bệnh tay chân miệng ở nước ta cao thứ tư ở khu vực Châu Á. Những vị trí cần được ưu tiên vệ sinh thường xuyên &bull Bàn chế biến thức ăn: Bàn để chế biến thức ăn phải được vệ sinh bằng dung dịch diệt khuẩn thường xuyên, đặc biệt là trước khi chế biến món khác, tránh lây nhiễm vi khuẩn từ loại này qua loại khác. &bull Các tay nắm cửa, quai ấm nước, cán dao, tay nắm tủ lạnh cũng phải được lau chùi. Khi đang chế biến thức ăn không nên dùng tay dính thức ăn để mở cửa tủ lạnh, vì như vậy sẽ phát tán vi khuẩn, sau đó người khác mở cửa sẽ bị nhiễm khuẩn. &bull Bề mặt của các vật dung trong nhà bếp nên được lau rửa bằng các dung dịch diệt khuẩn có sẵn trong siêu thị
(Nguồn Insert A2 trong phần Tips)
Theo VNN
Chiều nay sẽ mổ tách cặp song sinh dính liền Nguồn tin từ BV Nhi TƯ sáng nay cho biết, có thể ca song sinh dính liền ở Hà Giang sẽ được mổ sớm ngay trong chiều nay. Vì nếu không phẫu thuật sớm, "quả bong" dạ dày đang phình to có thể vỡ, gây nguy hiểm đến tính mạng. Phần dạ dày phình to cộng với tư thế nằm đè lên nhau...