Trẻ mới sinh cũng phải nộp tiền xây dựng nông thôn mới
Để xây dựng nông thôn mới, một số thôn tại xã Tân Thủy ( Lệ Thủy, Quảng Bình) buộc cả trẻ mới sinh phải đóng một suất tiền mỗi năm như người lớn.
Nếu không đóng sẽ bị ghi vào sổ nợ.
Xã Tân Thủy nơi xảy ra tình trạng buộc trẻ em mới sinh phải đóng tiền xây dựng nông thôn mới – Ảnh: Q.NAM
Tại buổi tiếp xúc cử tri cuối tháng 11 vừa qua, nhiều người dân tại xã Tân Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) bức xúc phản ánh với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh này về việc một số thôn trong xã buộc trẻ mới khai sinh xong phải đóng tiền xây dựng nông thôn mới.
Trẻ con cũng phải đóng tiền như người lớn
Gia đình ông Lê Chấn Hợp, ở thôn Tân Đa, xã Tân Thủy, huyện Lệ Thủy có năm người con, trong đó con út của ông mới 4 tuổi. Ông cho biết ngay từ khi con út của ông đi làm giấy khai sinh, lãnh đạo thôn Tân Đa đã đưa con ông vào diện phải đóng khoản tiền này.
Ông được giải thích là phải đóng theo quy định của thôn và chia theo nhân khẩu chứ không có diện miễn giảm. Ngoài đứa con út này, ông Hợp còn có một đứa con khác bị khuyết tật, cũng không được miễn đóng tiền xây dựng nông thôn mới.
Video đang HOT
Gia đình ông Hợp vì đông con nên nhiều năm nay hoàn cảnh rất khó khăn. Cả hai vợ chồng ông đều không nghề nghiệp ổn định nên khoản thu mấy trăm ngàn mỗi khẩu trong nhà cho việc xây dựng nông thôn mới của thôn trở thành một gánh nặng. Cũng theo ông Hợp, gia đình nào trong thôn không đóng góp đầy đủ thì thôn sẽ ghi vào sổ nợ.
Cuộc sống quá khó khăn nhưng mỗi năm ông Hợp vẫn phải đóng đến 7 suất tiền xây dựng nông thôn mới, trong đó có cả suất cho con dưới 6 tuổi và con bị khuyết tật – Ảnh: Q.NAM
Bà Trương Thị M., ở thôn Tân Thái, cùng xã Tân Thủy, cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Bà có cháu nội gần 9 tháng tuổi ở trong nhà.
“Cháu vừa có giấy khai sinh thì đã được thôn đưa vào diện vận động đóng nộp tiền xây dựng nông thôn mới. Lúc cháu được 3 tháng tuổi cũng phải nộp 50.000 đồng để thôn xây dựng đường giao thông. Quy định này đã được thôn thực hiện nhiều năm qua và áp dụng với tất cả các hộ nên không ai dám phản ứng”, bà M. nói.
Chưa phù hợp và xã xin tiếp thu
Ông Trần Văn Lương – chủ tịch UBND xã Tân Thủy, huyện Lệ Thủy – xác nhận xã này đã về đích nông thôn mới vào năm 2016 và đang thực hiện chương trình nông thôn mới nâng cao.
Theo ông Lương, xã quy định không đưa trẻ em, người khuyết tật, gia đình chính sách, có công với cách mạng vào để vận động nguồn lực xây dựng nông thôn mới. “Tuy nhiên, một số thôn chưa nắm rõ nên việc vận động đóng góp chưa phù hợp”, ông Lương giải thích.
Theo ông Lương, chính quyền xã xin tiếp thu ý kiến phản ánh của người dân và sẽ chỉ đạo chấn chỉnh việc thực hiện huy động xây dựng nông thôn mới đúng đối tượng.
“Hiện chúng tôi đang rà soát, chỉ đạo các thôn để thực hiện việc vận động đóng góp xây dựng nông thôn mới phải phù hợp với từng trường hợp và phải được sự đồng tình, nhất trí cao từ người dân”, ông Lương nói.
Ông Vũ Đại Thắng – bí thư Tỉnh ủy, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình – nói: “Trẻ em mới sinh đã phải đóng tiền xây dựng nông thôn mới là hoàn toàn không phù hợp với các quy định. Đề nghị lãnh đạo huyện rà soát, xem xét lại”.
Quảng Ninh hoàn thành xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trong năm nay
Dự kiến đến hết năm 2022, tỉnh Quảng Ninh có 98/98 xã cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới, 13/13 địa phương cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
Như vậy, toàn tỉnh Quảng Ninh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ngay trong năm 2022.
Các trường học từ cấp mầm non tới THCS ở xã Đại Bình, huyện Đầm Hà được xây dựng khang trang. Ảnh: huyendamha.vn
Theo Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký, đây sẽ là tiền đề tốt tạo điều kiện thuận lợi cho Quảng Ninh triển khai xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu trong giai đoạn tiếp theo.
Ngoài toàn bộ số xã, huyện trên địa bàn tỉnh hoàn thành xây dựng nông thôn mới, dự kiến đến hết năm 2022, Quảng Ninh còn có 54/98 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 26/98 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và 2/7 địa phương cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao là huyện Đầm Hà, Tiên Yên.
Chương trình nông thôn mới được các cấp, ngành, địa phương của Quảng Ninh tập trung triển khai gắn với thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 17/5/2021 của Tỉnh ủy, Nghị quyết số 50/NQ-HĐND ngày 13/1/2021 của HĐND tỉnh. Năm 2022, tỉnh tập trung ưu tiên dành nguồn lực lớn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Chương trình phát triển bền vững kinh tế-xã hội gắn với đảm bảo vững chắc quốc phòng-an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, biên giới, hải đảo (Nghị quyết 06 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh).
Cụ thể, trong năm 2022, tỉnh phân bổ vốn ngân sách cho chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi là 715 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ đầu tư hạ tầng là 565 tỷ đồng; ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để cho vay giải quyết việc làm tại các xã, thôn mới ra khỏi diện đặc biệt khó khăn là 150 tỷ đồng. Qua đó, giúp người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao được mức sống, có vốn vay để phát triển kinh tế, từng bước vươn lên xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Mới đây, vào đầu tháng 11, HĐND tỉnh Quảng Ninh thông qua Nghị quyết về việc hỗ trợ pháp lý miễn phí cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã, thôn, bản thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới và hải đảo của tỉnh từ nay đến hết năm 2025. Theo đó, đồng bào sẽ được trợ giúp pháp lý miễn phí trong các vụ việc xảy ra trên địa bàn tỉnh và trong các lĩnh vực pháp luật, trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Các hình thức trợ giúp pháp lý gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng.
Năm 2023, Quảng Ninh thực hiện việc gắn kết hài hòa phát triển giữa đô thị và nông thôn, công nghiệp, xây dựng, du lịch, dịch vụ với nông lâm ngư nghiệp, thúc đẩy liên kết vùng và nội vùng để nâng cao chất lượng các tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới kiểu mẫu, nâng cao. Tỉnh tập trung triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giảm nghèo bền vững gắn với Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy, các nghị quyết của HĐND tỉnh.
Để các chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tiếp tục đi vào thực chất hơn, hiệu quả hơn, hướng đến mục tiêu người dân có chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn, không chỉ thoát nghèo bền vững mà có thể có cuộc sống khá giả hơn, vươn lên làm giàu từ lợi thế tự nhiên của địa phương, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh có chỉ đạo cấp ủy chính quyền các cấp căn cứ thực tiễn địa phương và mục tiêu Đại hội cấp mình đặt ra để xây dựng mục tiêu, giải pháp cho từng năm, từng giai đoạn.
Cụ thể, trong giai đoạn 2022 - 2023 có giải pháp phát triển sản xuất, hạ tầng phục vụ sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân; giai đoạn 2023 - 2024 có giải pháp để các hộ dân không tái nghèo, nâng cao mức thu nhập cho người diện cận nghèo.
Riêng trong năm 2023, Quảng Ninh phấn đấu sẽ không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, xây dựng và triển khai chuẩn nghèo mới của tỉnh; phấu đấu nâng tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95% dân số; người dân đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 98%; người dân nông thôn sử dụng nguồn nước ăn uống hợp vệ sinh đạt trên 99,9%...
Nghị quyết 19-NQ/TW: Hướng tới hoàn thiện xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu Tỉnh Quảng Trị phấn đấu đến năm 2025 có thêm 4 huyện đạt chuẩn nông thôn mới gồm: Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong và Hải Lăng. Huyện Cam Lộ đã đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020, phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trước năm 2025. Nông dân ở xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ trồng mới cây...