Trẻ mầm non Siberia cởi trần dội nước đá
Tại trường mẫu giáo ở Krasnoyarsk, các em học sinh được cho tắm nước lạnh vào mỗi sáng trong điều kiện nhiệt độ không dưới âm 25 độ C nhằm tăng sức đề kháng.
Gần đây, truyền thông quốc tế liên tục chia sẻ video cho thấy nhiều trẻ em cởi trần, dội nước lạnh lên người giữa trời đông băng giá ở Siberia. Địa điểm trong video được xác định là ở trường mẫu giáo Sibiryachok hay Little Siberia ở Krasnoyarsk.
Người phát ngôn của sở giáo dục Krasnoyarsk cho biết đây là hoạt động nằm trong chương trình giảng dạy. Trẻ em sẽ được tắm nước lạnh hàng ngày sau khi xông hơi. “Các em nhỏ đã tự làm ấm mình trong phòng tắm hơi rồi mới ra ngoài tắm nước lạnh theo truyền thống”, người phát ngôn nói.
Các bé mẫu giáo ở Siberia tắm nước đá lạnh mỗi sáng. Ảnh: The Siberian Times .
Bên cạnh đó, giáo viên mầm non kiêm huấn luyện viên bơi lội Oksana Kabotko (45 tuổi), cũng cho biết: “Lũ trẻ hoàn toàn có thể tắm được nước lạnh nếu thời tiết không xuống dưới âm 25 độ C”.
Theo Oksana, hầu hết các bậc cha mẹ đều cho phép con họ được tắm nước lạnh, nhờ vậy số ngày lũ trẻ phải nghỉ học vì ốm trong một năm rất ít. Ngoài ra, các em nhỏ cũng được dạy các bài tập thở để chống lại cái lạnh sâu.
“Những đứa trẻ tắm nước đá lạnh thường khôn ngoan, dễ cân bằng cảm xúc và lạc quan hơn. Chúng học được tính tổ chức tốt hơn. Nhưng để làm điều đó vào mỗi sáng cần phải rất có ý chí đấy. Chúng tôi không ép buộc học sinh nào phải làm cả”, Oksana nói thêm.
Tắm nước đá lạnh được cho là giúp trẻ khỏe mạnh, giảm nguy cơ nhiễm virus. Ảnh: The Siberian Times .
Giáo viên Lyubov Daniltsova – một người ủng hộ việc đào tạo trẻ em dưới trời lạnh – nhận xét: “Đó là một sự thật khó có thể tranh cãi. Bác sĩ của chúng tôi xác nhận rằng trẻ em trong các nhóm luyện tập có thể dễ dàng vượt qua mùa cảm cúm hơn nhiều so với các trẻ khác. Nói chung, số liệu thống kê cho thấy 95% trẻ em khỏe mạnh thuộc nhóm tắm nước lạnh”.
Kinh ngạc đôi nam nữ 'trở về' từ mộ cổ đầy vàng 2.600 năm
Các nhà khoa học đã tái hiện lại khuôn mặt của đôi nam nữ trong một ngôi mộ cổ được khai quật tại Siberia cách đây gần nửa thế kỷ và xác định được đó là một vị vua và người thiếp thời cổ đại.
Nghiên cứu vừa công bố trên Journal of Archeology, Anthropology and Ethnography cho biết hai bộ hài cốt trong mộ đã bị hư hại rất nhiều, trong đó mỗi người còn lại chưa đến một nửa hộp sọ. Kết quả là 2 bức tượng sắc nét tái hiện lại dung nhan của một người đàn ông uy quyền và một phụ nữ còn trẻ. Các nhà khoa học cũng tái hiện lại lối phục sức của họ dựa vào những mảnh vật liệu tìm thấy quanh 2 bộ hài cốt.
2 bức tượng bán thân mà các nhà khoa học vừa tạo nên từ hình ảnh phục dựng vua và người thiếp bí ẩn - Ảnh: RUSSIAN ACADEMY OF SCIENCE.
Theo Acient Origins, từ khi được phát hiện lần đầu vào năm 1977, cặp đôi đã được cho là một vị vua và hoàng hậu thời cổ đại bởi độ xa hoa của ngôi mộ. Hầm mộ là một gò đất với không gian bên trong khoảng 24 m2. Cặp nam nữ yên nghỉ với 9.300 miếng vàng trang trí bên trên, hàng nghìn món trang sức vàng và 14 con ngựa. Rất tiếc khoa học kỹ thuật thời đó chưa cho biết nhiều điều về ngôi mộ cổ này. Người ta gọi ông là "Tutankhamun của Siberia". Tutankhamun là tên một vị pharaon vĩ đại của Ai Cập.
Một món trang sức vàng được phục chế từ trong ngôi mộ cổ - Ảnh: REUTERS.
Ảnh: REUTERS.
Theo tiến sĩ Elizaveta Veselovskaya từ Viện Dân tộc học và nhân học, thuộc Học viện Khoa học Nga, các kết quả cho thấy họ đã nằm trong mộ được 2.600 năm. Hình ảnh tái hiện cho thấy nhà vua mặc quần áo trang trí hàng nghìn con báo nhỏ bằng vàng, người phụ nữ đeo chuỗi ngọc màu xanh, mang huy hiệu và ghim cài áo bằng vàng, mang vòng vàng và một chiếc túi đựng mỹ phẩm khi yên nghỉ.
Hộp sọ chỉ còn một nửa của đức vua - Ảnh: RUSSIAN ACADEMY OF SCIENCE.
Daily Mail cho biết các tác giả tin rằng người phụ nữ trẻ này không phải hoàng hậu mà là một người thiếp yêu của nhà vua, đã tuẫn táng theo ông. Tại khu vực chôn cất, người ta cũng tìm thấy hài cốt của 33 người khác bị hiến tế vào thời điểm nhà vua băng hà.
Bí ẩn về 'Tổ đại bàng lửa' ở Siberia 'Tổ đại bàng lửa' là tên gọi gò đá nổi tiếng ở Irkutsk, Siberia mà đến nay các nhà khoa học vẫn chưa có lời giải đáp cuối cùng về nguồn gốc của nó. Bí ẩn về 'Tổ đại bàng lửa' ở Siberia Năm 1949, một nhà địa chất học có tên là Vadim Kolpakov đã phát hiện ra gò đá voi lớn...