Trẻ mắc COVID-19 tăng gấp 3 lần, TP Hồ Chí Minh ra công văn khẩn sẵn sàng thu dung điều trị
Ngày 25/2, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, vừa có văn bản khẩn gửi đến các đơn vị trên địa bàn TP Hồ Chí Minh về việc tăng cường chăm sóc, thu dung điều trị trẻ mắc COVID-19.
Theo đại diện Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, trong thời gian qua, trên địa bàn thành phố ghi nhận số trẻ em mắc COVID-19 có xu hướng tăng. Theo dữ liệu giám sát từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh, từ ngày 14/2 đến ngày 22/2, số trẻ nhiễm COVID-19 tăng gấp 3 lần so với khoảng thời gian từ ngày 7/2 đến 13/2.
TP Hồ Chí Minh yêu cầu các bệnh viện khẩn trương rà soát lại giường bệnh.
Lý giải về số ca mắc ở trẻ tăng, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho rằng, tình trạng này là do Thành phố vừa trải qua kỳ nghỉ Tết dài, mật độ giao lưu trong xã hội tăng, nên tăng khả năng lây nhiễm bệnh. Mặt khác, sau Tết, học sinh các cấp tại Thành phố đã tham gia học trực tiếp tại trường. Bên cạnh đó, qua khảo sát và nghiên cứu, trong số ca dương tính được xét nghiệm thì số ca nhiễm biến chủng Omicron chiếm ưu thế – đây là chủng có mức độ lây lan nhanh.
Lãnh đạo Sở Y tế cũng cho rằng, nguyên nhân dẫn đến số trẻ mắc COVID-19 tăng do trẻ đi học trực tiếp trở lại làm tăng nguy cơ tiếp xúc, biến chủng Omicron là tác nhân gây bệnh chiếm đa số đối với những người mắc COVID-19 trên địa bàn thành phố.
Nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ em, nhất là trẻ em dưới 12 tuổi chưa được tiêm chủng, Sở Y tế yêu cầu tất cả các cơ sở khám chữa bệnh công lập và ngoài công lập trên địa bàn thành phố khẩn trương triển khai các hoạt động thu dung, điều trị trẻ em mắc COVID-19.
Video đang HOT
Cụ thể, tại mỗi đơn vị các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tăng cường sàng lọc khi tiếp nhận trẻ đến khám chữa bệnh vì triệu chứng sốt, kèm hoặc không kèm các triệu chứng hô hấp khác, cần thực hiện xét nghiệm tầm soát COVID-19 sớm (xét nghiệm nhanh kháng nguyên hoặc RT-PCR) để phát hiện, cách ly điều trị kịp thời.
Khuyến khích thành lập khoa COVID-19 tại các bệnh viện chuyên khoa nhi hoặc đơn vị chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại khu vực cách ly dành cho người mắc COVID-19 của bệnh viện. Lưu ý, trẻ dưới 12 tuổi chưa được tiêm vaccine phải được xem là nhóm nguy cơ, nhất là trẻ em có bệnh nền như béo phì, các bệnh lý bẩm sinh…
Trong giai đoạn hiện nay, khi phát hiện trẻ có xét nghiệm tầm soát dương tính và có chỉ định nhập viện điều trị, các đơn vị liên hệ ngay Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 để chuyển viện kịp thời…
Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cũng yêu cầu các bệnh viện khẩn trương rà soát, giường bệnh bệnh, trang thiết bị phù hợp với quy mô bệnh viện để sẵn sàng tiếp nhận trẻ mắc COVID-19; đồng thời cử nhân sự tham gia tập huấn hướng dẫn chẩn đoán trẻ bị COVID-19.
Bên cạnh đó, Sở Y tế cũng giao cho 3 bệnh viện nhi đồng thành phố, đảm bảo mỗi bệnh viện có khoa COVID-19 150 giường trong đó có 50 giường hồi sức tích cực và sẵn sàng mở rộng quy mô khoa COVID-19.
Tài xế tâm thần gây tai nạn chết người: Siết việc cấp giấy khám sức khỏe
Ngành Y tế tỉnh Bình Định chấn chỉnh việc khám, cấp giấy khám sức khỏe cho lái xe sau vụ tài xế có bệnh tâm thần vẫn có giấy phép lái xe, gây nạn liên hoàn khiến 2 người tử vong.
Ngày 25/1, ông Lê Quang Hùng - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định cho biết, Sở vừa có văn bản chấn chỉnh việc thực hiện công tác khám, cấp giấy khám sức khỏe nói chung và khám, cấp giấy khám sức khỏe cho lái xe nói riêng trên địa bàn.
Tài xế Nguyễn Văn Thâu có sổ tâm thần nhưng vẫn xin việc và điều khiển xe đầu kéo gây nạn nghiêm trọng khiến 2 người tử vong và nhiều người bị thương phải nhập viện cấp cứu.
Theo đó, Sở Y tế Bình Định yêu cầu, các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám tư nhân trên địa bàn khẩn trương kiểm tra, rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị, quy trình thực hiện khám sức khỏe nói chung và khám sức khỏe cho lái xe nói riêng.
Giám đốc Sở Y tế Bình Định lưu ý các đơn vị lưu ý khai thác kỹ tiền sử, bệnh sử của người khám sức khỏe, thực hiện khám lâm sàng và chỉ định cận lâm sàng đúng hướng dẫn chuyên môn theo quy định. Trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ về sức khỏe, đơn vị khám sức khỏe chủ động phối hợp với cơ quan, đơn vị, địa phương để xác minh, làm rõ thông tin trước khi kết luận sức khỏe.
Các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám tư nhân trên địa bàn tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người khám sức khỏe cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh tật của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin đã cung cấp.
Vụ tai nạn khiến 2 người tử vong và hơn 10 khác bị thương (Ảnh: Công an cung cấp).
Các đơn vị chưa được Sở công bố là cơ sở khám, chữa bệnh đủ điều kiện khám sức khỏe và cơ sở khám, chữa bệnh đủ điều kiện khám sức khỏe cho lái xe không được triển khai hoạt động.
Các đơn vị khám sức khỏe trên địa bàn phải công bố số điện thoại đường dây nóng trên website của đơn vị và đảm bảo hoạt động 24/24 giờ để kịp thời tiếp nhận ý kiến, giải đáp thắc mắc của cá nhân, tổ chức liên quan đến hoạt động của đơn vị, trong đó có hoạt động khám sức khỏe.
Hiện trường vụ tai nạn liên hoàn ở Bình Định khiến 2 người tử vong và nhiều người bị thương vong (Ảnh: CTV).
Như Dân trí đã thông tin, khoảng 17h chiều 30/12/2021, Nguyễn Văn Thâu (37 tuổi, trú tại xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) điều khiển xe đầu kéo di chuyển trên tuyến tỉnh lộ qua địa bàn thị xã An Nhơn gây tai nạn liên hoàn làm 2 người tử vong và hơn 10 người bị thương. Qua kiểm tra, Thâu có hồ sơ bệnh án tâm thần từ năm 2006 và nhận thuốc điều trị hàng tháng từ đó đến nay. Trung tâm Y tế huyện Tuy Phước và Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình (Bình Định) khi thực hiện khám sức khỏe cho Thâu vào các năm 2017, 2021 đều xác nhận Thâu đảm bảo sức khỏe để lái xe ô tô hạng E và FC.
Kiên Giang thanh tra việc mua sắm thiết bị y tế, kit xét nghiệm Việt Á Để làm rõ việc mua trang thiết bị y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm Covid-19 tại các cơ sở khám chữa bệnh, Thanh tra tỉnh Kiên Giang đã thành lập đoàn thanh tra trong 45 ngày. Thực hiện ý kiến chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, Thanh tra tỉnh Kiên Giang phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư...