Trẻ mắc Covid-19 được điều trị ở đâu?
Trẻ em ở TP HCM mắc Covid-19 được cách ly điều trị tại nhà hoặc 3 bệnh viện dã chiến do 3 bệnh viện nhi đồng phụ trách, diễn tiến nặng sẽ chuyển đến hai viện nhi.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC), ngày 18/8, các bệnh viện TP HCM đang điều trị khoảng 2.000 trẻ em dưới 16 tuổi, trong tổng số hơn 32.600 F0 đang nằm viện. Phần lớn trẻ em mắc Covid-19 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ.
Theo quy trình tiếp nhận điều trị bệnh nhân Covid-19 do Sở Y tế ban hành ngày 17/8, trẻ em mắc Covid-19 nếu không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, khi đủ điều kiện cách ly tại nhà sẽ được theo dõi tại nhà.
Trường hợp không đủ điều kiện cách ly tại nhà, trẻ được điều trị ở Bệnh viện dã chiến số 4 (do Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố phụ trách), Bệnh viện dã chiến số 11 (do Bệnh viện Nhi đồng 2 phụ trách) và Bệnh viện dã chiến Củ Chi (do Bệnh viện Nhi đồng 1 phụ trách). Các bệnh viện này đều có đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng có kinh nghiệm điều trị các bệnh lý ở trẻ em.
Các trường hợp diễn tiến nặng sẽ được chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố hoặc Bệnh viện Nhi Đồng 2 để tiếp tục điều trị chuyên sâu.
Video đang HOT
Khu cách ly, điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố đang điều trị khoảng 300 bệnh nhi. Đơn vị điều trị Covid-19 Bệnh viện Nhi đồng 2, hoạt động ngày 17/6 với 60 giường với 10 giường hồi sức. Số F0 ngày càng tăng, nơi này đã nâng công suất lên 200 giường với 10 giường cấp cứu, 20 giường hồi sức.
Trẻ xuất viện tại Bệnh viện dã chiến số 4, ngày 17/8. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Bác sĩ Nguyễn Trần Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, tham gia điều trị ở Bệnh viện dã chiến 4, cho biết trẻ em mắc Covid-19 nguy cơ biến chứng ít hơn so với người già, người có bệnh nền. Tuy nhiên, một số trẻ em có bệnh lý béo phì hoặc bệnh lý mạn tính cần lưu ý. Những trường hợp này, bác sĩ theo dõi kỹ để sớm phát hiện biến chứng.
Bác sĩ khuyến cáo cha mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ tại nhà, tăng cường các biện pháp phòng bệnh như đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý để tăng cường sức đề kháng; tuân thủ 5K, hạn chế tiếp xúc; giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh, nhà cửa thông thoáng, lau chùi thường xuyên các vật dụng trong nhà và đồ chơi, vệ sinh tay cho trẻ thường xuyên.
Bé trai 16 tháng ăn nhầm thuốc diệt chuột
Bé trai 16 tháng tuổi chơi trước sân nhà, thấy chén thức ăn có màu hồng nhặt nhai nuốt, được người nhà phát hiện đưa cấp cứu.
Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, ngày 9/8, cho biết qua khai thác kỹ, các bác sĩ ghi nhận người nhà sử dụng ống thuốc diệt chuột màu hồng gồm hoạt chất Fluoroacetate, trộn với thức ăn để làm bả diệt chuột.
Bé nhanh chóng được rửa dạ dày loại bỏ độc chất, cho uống than hoạt tính để hấp thu độc chất còn sót lại trong đường tiêu hóa, truyền dịch, điều chỉnh điện giải. Xét nghiệm chức năng đông máu gan thận, điện giải kiềm toan, đo điện tim trong giới hạn bình thường. Tình trạng trẻ hiện ổn định, không có biểu hiện co giật hay suy hô hấp, suy tuần hoàn hay rối loạn nhịp tim.
Bác sĩ Tiến khuyến cáo phụ huynh thận trọng đánh bả diệt chuột khi nhà có trẻ nhỏ dưới ba tuổi. Ở lứa tuổi này, trẻ thường đi quanh nhà tìm hiểu thế giới và thử bất cứ thứ gì trẻ tìm được. Trẻ cần có người trông giữ, để tránh gặp phải tai nạn, nguy hiểm đến tính mạng.
Fluoroacetate hay Trifluoroacetamid còn gọi là thuốc diệt chuột của Trung Quốc, có hai dạng dung dịch màu hồng trong ống nhựa hay dạng hạt gạo màu hồng dùng trộn với thức ăn làm bả diệt chuột.
Theo bác sĩ Tiến, khi ăn hay uống phải, có thể gây ra triệu chứng như đau bụng, nôn ói, kích thích, vật vã, suy hô hấp, sốc, rối loạn nhịp tim, rối loạn điện giải, hạ canxi, hạ kali, toan chuyển hóa, suy thận cấp, co giật và hôn mê dẫn đến tử vong nếu không được nhập viện sớm và điều trị kịp thời.
Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cũng từng ghi nhận nhiều trường hợp ngộ độc hóa chất diệt chuột Trung Quốc dạng ống nước màu hồng, màu nâu, ống nước không màu và hạt gạo hồng. Hóa chất này đã bị cấm lưu hành ở Việt Nam từ lâu, song vài năm gần đây xuất hiện nhiều ca ngộ độc nặng và tử vong do ăn uống nhầm loại này. Bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng các hóa chất này vì bất cứ mục đích gì.
Thuốc diệt chuột Trung Quốc là dung dịch màu hồng trong ống nhựa, hoạt chất Fluoroacetate. Ảnh: Mai Thanh.
Tự test nhanh thế nào để kết quả chính xác? Các chuyên gia cho rằng người dân trước khi tự test nhanh cần được tập huấn kỹ cách lấy mẫu, thực hiện thao tác đúng hướng dẫn trên bộ test, quẹt que đủ độ sâu, thời gian quẹt đảm bảo 5-10 giây. Tại cuộc họp với Sở chỉ huy phòng chống Covid-19 Hà Nội sáng 4/8, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho...