Trẻ hay bị phạt đòn, lớn dễ ung thư
Trẻ bị cha mẹ đánh đập, mắng nhiếc, la hét của người lớn đối với một đứa trẻ trong thời thơ ấu sẽ gây ra những thay đổi tiêu cực về mặt sinh học trong cơ thể.
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học đến từ trường Đại học Polymuoth, Anh cho biết, những căng thẳng gây ra bởi sự đánh đập, mắng nhiếc, la hét của người lớn đối với một đứa trẻ trong thời thơ ấu sẽ gây ra những thay đổi tiêu cực về mặt sinh học trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc ung thư, tim mạch và hen suyễn khi đứa trẻ trưởng thành.
Trong quá trình nghiên cứu, có 250 người A-rập Xê-út trưởng thành và khỏe mạnh được phỏng vấn về tuổi thơ của mình. Sau đó, các nhà khoa học tiến hành so sánh kết quả trắc nghiệm tâm lý này với ba nhóm người bệnh khác nhau: bệnh ung thư, tim mạch và hen suyễn (mỗi nhóm 150 người).
Trẻ bị đánh đón, la mắng sẽ bị ức chế về thần kinh
Tất cả những tình nguyện viên tham gia nghiên cứu này đều được hỏi về thời thơ ấu của họ có hay bị đánh đập, lạm dụng, la mắng hay không và thời gian bị đánh đập có thường xuyên và kéo dài trong bao lâu.
Kết quả trả lời trắc nghiệm tâm lý cho thấy, những người bị đánh đập, la mắng tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư 1,7 lần, bệnh tim mạch 1,3 lần và bệnh hen suyễn 1,6 lần so với những người không bị ngược đãi thời thơ ấu.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu cho rằng, chính những hình phạt của cha mẹ như đánh đòn, la mắng sẽ gây ức chế và căng thẳng thần kinh và nó có thể gây ra nhiều thay đổi về sinh học trong cơ thể con người, gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Giáo sư Michael Hyland của trường Đại học Tâm lý, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, “Công trình nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, hình phạt của cha mẹ và áp lực tâm lý đối với trẻ em không chỉ ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe của trẻ mà còn ảnh hưởng đến tương lai của chúng và của toàn xã hội”.
Theo Trần Biên (An ninh thủ đô)
Nghe tử tù mù chữ nhưng thích đọc báo kể tội ác tột cùng
Hai mươi mấy năm sống trên cõi đời, tôi đã phạm phải quá nhiều sai lầm. Có lúc, tôi đổ thừa cho hoàn cảnh, đổ thừa cho cuộc đời bất hạnh, nhiều nước mắt của mình. Nhưng, xét cho tới tận cùng, cách sống ấy, lối sống "hổ báo" ấy là do tôi lựa chọn
LTS: Tôi bước vào cánh cửa buồng biệt giam, Phan Văn Hải đang săm soi tờ báo nhỏ trong ánh sáng nhợt nhạt của ánh mặt trời le lói, yếu ớt hắt qua khe cửa. Hắn lật qua lật lại tờ báo, ra vẻ rất "trí thức", thổ lộ sở thích đọc báo, thu nạp thông tin trong và ngoài nước chứ không đơn thuần chỉ là "giết thời gian" như phần đông phạm nhân sau song sắt. Nhưng, sau đó cán bộ quản giáo ghé tai tôi thì thầm tiết lộ, Hải không biết chữ, không biết đọc nhưng thường xuyên hỏi xin các cán bộ quản giáo tờ báo mới để "giải khuây". Hắn chỉ xem tranh, ảnh thôi. Đôi mắt Hải lờ đờ, nhấm nhắng, mặt toát lên vẻ láu cá. Nhưng sau vẻ láu cá ấy là những trải lòng buồn rượi...
Đã hơn một lần tôi ao ước không có mặt trên cõi đời này. Bởi với tôi, chỉ sống thôi cũng đã là một gánh nặng. Những ngày đổi mùa lạnh lẽo trong trại giam mới thấm thìa tận cùng nỗi sợ hãi, hoang mang của sự cô độc. Tấm áo mỏng, chiếc chăn hẹp không đủ che chắn cho một tâm hồn quá cô liêu, lạnh lẽo. Trong này không có mùa đông, chỉ có ngày nắng, ngày mưa nối tiếp nhau như sợi xích lăn trên bánh răng thời gian. Những ngày nắng, ít nhiều tâm trạng tôi còn thư thái, ấm áp, tươi sáng một chút. Còn ngày mưa, mọi thứ thật khủng khiếp, u ám, lê thê giống như một đi lạc vào một khu rừng lúc nửa đêm, nhìn bốn phía chỉ thấy một màu tang tóc. Không cần hỏi cán bộ quản giáo, chỉ cần lắng nghe tiếng cơn mưa rả rích đêm trước, tôi biết thời tiết đang chuyển mùa.
Mấy người bạn tù ở buồng giam bên cạnh bảo với tôi, đã vào cái chốn biệt giam, đợi cái chết gõ cửa thì cần gì phải chú ý tới thời gian, đêm ngày, sớm tối. Họ nói cũng có lý. Nhưng, chẳng hiểu sao với riêng tôi, cảm thức thời gian rất rõ rệt. Phải chăng, khi người ta ở cận kề cái chết, khi người ta "được" học trước lời thoại cho kịch bản về sự ra đi vĩnh viễn thì con người mới biết quý, biết trân trọng từng giọt sống mỏng manh? Với tôi, một kẻ lang bạt kỳ hồ, nay đây mai đó, chịu nhiều mất mát, tổn thương từ cuộc đời mang lại và cũng ném vào đời không ít bi thương, không ít lần tặc lưỡi "đằng nào cũng chết", nhưng khi cận kề cái chết mới thấy sợ hãi đến nhường nào.
Hai mươi mấy năm sống trên cõi đời, tôi đã phạm phải quá nhiều sai lầm. Có lúc, tôi đổ thừa cho hoàn cảnh, đổ thừa cho cuộc đời bất hạnh, nhiều nước mắt của mình. Nhưng, xét cho tới tận cùng, cách sống ấy, lối sống "hổ báo" ấy là do tôi lựa chọn. Chính tôi là người tự gây nên nghiệp chướng cho mình. Nỗ lực nuôi dạy tôi của ông bà ngoại và các chú, dì trở thành sự bất lực, trong tôi luôn tràn đầy ánh nhìn hằn học với cuộc đời và sự ganh tỵ với bạn bè đồng trang lứa. Luôn đặt mình để so sánh, so đo với chúng bạn, khi cảm thấy bản thân thua thiệt sẽ trở nên ấm ức và tìm cách gây rối.
Tôi luôn tự hỏi, tại sao bạn bè tôi được đi học đàng hoàng, được cha mẹ nâng niu yêu thương tới tận chân tơ, kẽ tóc. Còn tôi, 5 tuổi đã phải đứng giữa hai dòng nước, nhìn cha mẹ đánh đập, chửi bới, chia tay, giành giật nhau từng cọng rau, con gà. Bố vào thành phố Hồ Chí Minh sống với một người đàn bà khác. Tôi ở cùng mẹ, ngập ngừng đón nhận tình yêu thương lạnh lùng từ mẹ. Không lâu sau đó mẹ qua đời, 3 anh em tôi về sống với ông bà ngoại. Mảnh đất Quảng Bình vốn đằm mình trong gian khó, nghèo khổ, nhịp sống nặng nề hàng ngày vốn đã oằn nặng đôi vai của ngoại tôi, giờ càng thêm trĩu gánh vì đèo bòng những đứa cháu mồ côi.
Những ai chưa từng trải qua cảm giác nhìn những người ruột thịt rời khỏi cuộc sống của mình vĩnh viễn, như một ngón tay vĩnh viễn rời bỏ một bàn tay, sẽ không hiểu và thấm thìa nỗi sợ hãi, Tất cả những cảm giác mất mát ấy tôi nếm trải từ thuở lên 5 - cái tuổi, đáng lẽ ra vô lo, vô nghĩ và nhận được vô vàn chăm sóc. Anh trai tôi qua đời vì bạo bệnh, còn lại chị gái và tôi sống với ông bà cho tới khi tạo hóa cướp nốt ông bà ngoại, biến chúng tôi thành những con thú hoang bơ vơ, lạc bầy.
Lúc ấy, tôi tự hỏi, tại sao ông trời tàn nhẫn, bất công cướp đi những người ruột thịt, thân thích của tôi? Tại sao đẩy chị em tôi vào cảnh nheo nhóc từ khi còn quá nhỏ, chưa đủ trang bị những kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước biết bao cạm bẫy, tội lỗi của cuộc đời? Và, sai lầm tôi phạm phải, cũng bắt nguồn từ nỗi đau, sự tuyệt vọng ám ảnh suốt quãng đời thơ bé đó. Tôi thường xuyên gây gổ, đánh nhau với chúng bạn. Chỉ cần một chút men rượu trong người, thằng Hải bình thường lầm lũi, lặng lẽ như cái bóng trở nên hoang dại, điên cuồng đánh người vô cớ. Những tia mạch máu ở mắt vằn đỏ, hằn lên cơn giận dữ sẵn sàng lao vào "sống mái" với đối thủ, bất kể đối thủ có quỳ xuống xin tha. Chính sự ngang ngược đó mở đường cho tôi vào trại cải tạo khi 18 năm tuổi với tội danh cố ý gây thương tích.
Ra khỏi tù, mảnh đất Quảng Bình quá nhiều đau thương, mất mát không thể giữ chân kẻ ngang ngược này, tôi chọn Đắk Lắk làm điểm dừng chân. Xin được việc làm thêm tại rẫy cà phê của chị Trần Thị Lan, ở thôn Trường Hà, xã Ea Hồ, huyện Krông Năng, tôi tự nhủ sẽ cố gắng làm ăn tử tế, chí ít cũng phải đủ nuôi sống bản thân. Thế nhưng, vốn tính ham chơi, quen với việc lao động nhẹ nhàng, lại thêm vài xị rượu của cánh thợ làm thuê mời mọc, tôi đâm ra chây ì, thường xuyên cãi lời "bà chủ" mỗi khi bị la mắng vì tội lười nhác. Cho dù chỉ là người làm thuê, giúp việc, nhưng điều ấy không đồng nghĩa với việc bản thân phải chịu mắng mỏ, trách cứ từ phía chủ nhà. Mỗi lần bị chị Lan mắng, tôi ức lắm. Tôi biến nó thành mối nhục và cần phải rửa khi có cơ hội.
Đó là chiều 26/1/2010, chị Lan tiếp tục "bài ca" cũ mèm, máu nóng trong người tôi bốc lên, lợi dụng lúc chị Lan không để ý, tôi vớ được chiếc gậy gỗ và vụt nhiều nhát liên tiếp vào đầu làm chị gục xuống nền đất. Khi nhìn chị Lan ngất đi, tôi hoàn toàn không kiểm soát được lý trí, hành động. Trong đầu tôi chỉ có một mục đích duy nhất: phải giấu chị ấy. Tôi lôi chị Lan ra rẫy cà phê sau đó thực hiện hành vi giao cấu. Sau khi mở dây phanh xe đạp tôi lấy chiếc quần buộc vào cổ chị và treo lên cành cà phê, vờ như một vụ tự sát. Trên người chị Lan có đôi bông tai là giá trị nhất, tôi nhanh tay thó vội, cất vào túi rồi ung dung trở vào nhà. Trên đường trở về nhà, chợt nhớ ra chị Đàm Thị Hoa, là em dâu của chị Lan, sát bên cạnh cũng từng nói tôi đi làm thuê mà không chỉn chu làm ăn, chỉ lo tối ngày đi nhậu. Nghĩ chị em chị Lan, chị Hoa cùng một giuộc, không được quyền phán xét tôi, mang theo sợi dây phanh và chiếc gậy gỗ, tôi tới tìm chị Hoa.
Khi ấy, tôi không còn là tôi nữa. Trong tôi, quỷ dữ đã ngự trị hoàn toàn. Quỷ dữ kiểm soát toàn bộ lý trí, hành động của tôi. Còn tôi, lúc đó chỉ là một tên nô lệ ngoan ngoãn phục tùng không chút khả năng phản kháng. Gặp chị Hoa đang đứng gần nhà, tôi lạnh lùng đập luôn gậy vào đầu chị. Hoa vừa la hét, gào khóc và bỏ chạy. Nhưng, tiếng la hét, gào khóc kia giống như chất xúc tác khiến con quỷ trong tôi trỗi dậy manh mẽ. Cuộc rượt đuổi chỉ thực sự chẩm dứt khi tôi tóm được chị Hoa và dùng gậy đập nhiều nhát vào đầu khiến chị Hoa ngã xuống. Vẫn theo kiểu cũ, tôi dùng sợi dây phanh và siết cổ chị Hoa và treo lên cành cà phê. Tin chắc 2 xác chết không có khả năng tố cáo, nhận diện hung thủ, tôi nhanh nhẹn vào nhà lục tìm những món đồ giá trị. Chiếc điện thoại di động và chiếc xe máy là chiến lợi phẩm "tầm cỡ" thu được sau 2 vụ "rửa nhục" đó.
Hành tung của những kẻ phạm tội thông thường rất giống nhau. Chúng tìm mọi cách tẩu thoát khỏi hiện trường gây án, lẩn trốn càng xa càng tốt, tránh xa ánh nhìn dị nghị của hàng xóm, nhưng chúng quên mất một điều, sự đột ngột biến mất của chúng trong thời điểm xảy ra án mạng là một trong những lời tố cáo đanh thép về hành vi phạm tội. Rời khỏi nhà chị Hoa, tôi mới hoàn hồn trở lại, biết không thể ở lại mảnh đất dữ này, tôi rông thẳng xe máy tới thị xã Buôn Hồ và đón xe khách về Quảng Bình. Dọc đường đi, tôi tẩu tán luôn 2 chiếc điện thoại, vừa để xoá dấu vết, vừa làm lộ phí đi đường, cũng là một công đôi việc.
Mở mắt sau giấc ngủ dài, tôi đặt chân lên đất mẹ. Quảng Bình nắng gió đón tôi vẫn vẹn nguyên chất phác màu nắng gió. Chạm chân vào cửa ngõ, kí ức u uẩn của tuổi thơ lũ lượt kéo về, nén tiếng thở dài, tôi vào nhà, vứt phịch đồ đạc dưới bậc cửa thềm và thả người xuống chiếc giường ọp ẹp, cũ kĩ.
Chưa kịp định thần, các chú, các anh công an tại địa phương đã ập vào bắt giữ, chuyển giao cho Công an Đắk Lắk và cho tới bây giờ, đợi ngày trả nợ cuộc đời trong buồng biệt giam, tôi vẫn tự hỏi, tại sao các chú, các anh công an lần mò ra dấu vết của tôi nhanh chóng đến vậy?
Tôi thắp một nén hương lên bàn thờ ông bà và mẹ. Có lẽ, đó sẽ là nén hương cuối cùng tôi có thể dâng đốt lên bậc sinh thành. Nhìn lại căn nhà thân quen gần hai chục năm gắn bó, tôi lầm lũi đi theo các chú công an lên xe bít bùng trở về trại giam, và hình như đó cũng là lần cuối cùng tôi rơi nước mắt.
Một ngày trong tù bằng nghìn thu ở ngoài. Tôi đã sống được mấy mươi nghìn thu và chỉ mong ngày trả án đến gần. Hình như, cái chết càng cận kề, cảm thức thời gian trong tôi càng nhạy bén, hối hả hơn bao giờ hết. Nói chung, cuộc đời rất buồn...
Lời cuối
Cuộc đời Phan Văn Hải được dệt nên từ nỗi buồn và sai lầm. Có những sai lầm có thể sửa chữa, có những vấp ngã có thể đứng lên và làm lại. Nhưng với Phan Văn Hải, cơ hội ấy không đến, bởi sự coi thường tính mạng người khác sẽ phải trả cái giá tương ứng. Đó là luật nhân - quả ở đời.
Ghi theo lời kể tử tù Phan Văn Hải
(trại tạm giam Đắk Lắk)
Theo ANTD
Bị bắt khi ăn trộm, mẹ dùng con làm "lá chắn" để tẩu thoát Khi bị bắt quả tang ăn trộm tại một cửa hàng bán đồ trẻ em, một phụ nữ đến từ bang Florida (Mỹ) đã cố gắng tẩu thoát bằng cách dùng con trai mới 1 tuổi của mình làm "lá chắn". Theo thông tin từ tờ Palm Beach Post, Shanika Naissance Mathieu, 27 tuổi bị cáo buộc đã ăn trộm mấy đôi giày...