Trẻ em vật lộn với ‘đại dịch’ chấn thương tâm lý giữa khủng hoảng COVID-19
Vào thời điểm cha mẹ đưa Pablo đến bệnh viện, cậu bé 11 tuổi dường như đã không ăn gì suốt nhiều ngày. Cậu bé bị suy nhược nghiêm trọng, tim đập chậm và thận cũng suy yếu.
Cô gái trẻ nhìn ra cửa sổ tại khoa nhi của bệnh viện Robert Debre, ở Paris, Pháp. Ảnh AP
Các bác sĩ đã truyền nước và thức ăn cho cậu bé qua đường ống thông dạ dày. Đó là những bước đầu tiên chữa lành những tổn thương về mặt thể chất cho cậu bé. Song Pablo chỉ là một trong nhiều đứa trẻ đang phải vật lộn với những chấn thương tâm lý, khi bị tách biệt khỏi hỗn loạn của cuộc khủng hoảng COVID-19.
Bác sĩ điều trị cho những đứa trẻ này cho biết tác động của đại dịch COVID-19 đối với sức khỏe tâm thần của chúng đang ngày càng đáng báo động. Bệnh viện nhi Paris, nơi đang chăm sóc cho Pablo, đã chứng kiến số trẻ em và thanh thiếu niên cần điều trị tăng gấp đôi sau nhiều vụ tự tử kể từ tháng 9/2020.
Ở nhiều khu vực khác, các bác sĩ cũng ghi nhận xu hướng trẻ em tự tử gia tăng tương tự. Một số trẻ chỉ mới 8 tuổi đã uống thuốc quá liều và tự làm hại bản thân. Theo Bộ Giáo dục Nhật Bản, số vụ tự tử ở trẻ em và trẻ vị thành niên đã đạt mức cao kỷ lục vào năm 2020.
Một cậu bé ngồi cùng một nhân viên y tế trong khoa nhi của bệnh viện Robert Debre ở Paris, Pháp. Ảnh AP
Các bác sĩ tâm thần nhi khoa cho biết họ cũng đang chứng kiến số trẻ mắc hội chứng Tic ( rối loạn vận động, âm thanh) và rối loạn ăn uống liên quan đến dịch COVID-19 ngày càng tăng. Ngoài ra, nhiều đứa trẻ còn bị ám ảnh nhiễm virus, chúng rửa tay diệt khuẩn quá nhiều đến nỗi ra máu, bôi gel khử trùng lên khắp cơ thể và sợ nhiễm virus từ thức ăn.
Bên cạnh đó, nhiều triệu chứng khác cũng đang rất phổ biến, như hoảng loạn, tim đập nhanh và các triệu chứng đau đớn về mặt tinh thần khác. Nhiều em bị “nghiện” thiết bị di động và màn hình máy tính trong thời gian phong tỏa, giới nghiêm và đóng cửa trường học.
Tiến sĩ Richard Delorme, trưởng khoa tâm thần điều trị cho Pablo tại Bệnh viện Nhi đông đúc nhất ở Pháp, Robert Debré, cho biết: “Việc những đứa trẻ đang trải qua những chấn thương này liên quan đến tất cả chúng ta”.
Cha của Pablo, ông Jerome, vẫn đang cố gắng tìm hiểu lý do con trai mình mắc bệnh rối loạn ăn uống mãn tính khi đại dịch bùng phát. Cậu bé từ từ bỏ đói bản thân cho đến khi chỉ ăn loại thức ăn duy nhất là là cơm, cá ngừ và cà chua bi.
Jerome nghi ngờ những gián đoạn trong sinh hoạt của Pablo vào năm ngoái có thể là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh của cậu. Do nước Pháp bị phong tỏa, cậu bé không thể đến trường trong nhiều tháng, Pablo cũng không có cơ hội trò chuyện với bạn bè trong suốt một năm.
“Điều đó rất khó khăn. Đây là một thế hệ đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19″, ông Jerome nói.
Bác sĩ tâm thần Coline Stordeur nói chuyện với bé gái tại khoa nhi của bệnh viện Robert Debre, ở Paris, Pháp. Ảnh AP
Video đang HOT
Khi nhập viện vào cuối tháng 2, Pablo đã giảm 1/3 cân nặng so với trước đó. Nhịp tim của cậu bé quá chậm khiến các bác sĩ phải vật lộn để tìm mạch, một quả thận của cậu bé cũng đã bị hỏng.
“Cơn ác mộng thực sự là khi chứng kiến một đứa trẻ đang tự hủy hoại chính mình,” cha của Pablo nói.
Coline Stordeur, bác sĩ tâm thần của Pablo, cho biết một số bệnh nhân trẻ khác của cô cũng mắc chứng rối loạn ăn uống, chủ yếu đều chỉ từ 8 đến 12 tuổi.
Những đứa trẻ này chia sẻ với cô rằng chúng bắt đầu bị ám ảnh về việc tăng cân vì không thể duy trì các hoạt động thể chất thường ngày. Một cậu bé đã cố giảm cân bằng cách chạy nhiều vòng trong tầng hầm hàng giờ mỗi ngày. Nhưng cậu bé đã sụt cân nghiêm trọng đến mức phải nhập viện.
Một vài đứa trẻ khác cho biết chúng đang dần hạn chế chế độ ăn uống của mình: “Không còn đường, sau đó không còn chất béo, và cuối cùng không còn bất cứ thứ gì nữa”, cô nói.
Thậm chí, các em còn cố gắng giữ những áp lực về tinh thần cho riêng mình vì không muốn gia tăng gánh nặng cho người lớn, những người đã mất đi người thân hoặc thất nghiệp vì COVID-19.
“Chúng cố gắng trở thành những đứa trẻ bị lãng quên để không gây thêm phiền phức cho cha mẹ chúng,” cô Stordeur nói.
Trẻ em chơi trong hành lang tại khoa nhi của bệnh viện Robert Debre ở Paris, Pháp. Ảnh AP
Tiến sĩ David Greenhorn cho biết khoa cấp cứu Bệnh viện Hoàng gia Bradford, miền bắc nước Anh, nơi ông làm việc, từng điều trị cho 1 hoặc 2 trường hợp trẻ em gặp các vấn đề khẩn cấp về sức khỏe tâm thần mỗi tuần, bao gồm cả tự tử. Hiện tại, số lượng bệnh nhân đã tăng lên, trung bình gần một hoặc hai ca mỗi ngày, đôi khi liên quan đến trẻ em dưới 8 tuổi.
“Đây là một dịch bệnh toàn cầu nhưng chúng ta đã không nhận ra nó,” ông Greenhorn nói. “Trong cuộc đời của một đứa trẻ 8 tuổi, 1 năm là một khoảng thời gian thực sự rất dài. Chúng không thể tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm COVID-19″.
Maelle Allanore, một nhà trị liệu tâm lý nắm tay một cậu bé đi dạo trong khoa nhi của bệnh viện Robert Debre ở Paris, Pháp. Ảnh AP
Khoa tâm thần bệnh viện Robert Debré thường tiếp nhận khoảng 20 trường hợp tự tử mỗi tháng liên quan đến trẻ em từ 15 tuổi trở xuống. Ông Delorme nói con số này không chỉ tăng gấp đôi kể từ tháng 9, mà một số trẻ em dường như ngày càng quyết tâm kết liễu cuộc đời mình hơn.
“Chúng tôi vô cùng hoảng sợ trước sự khao khát được chết của những đứa trẻ mới có 12 hoặc 13 tuổi. Đôi khi có những đứa trẻ 9 tuổi đã muốn kết liễu cuộc đời mình. Đó không đơn giản là một hành động khiêu khích hay do một vụ tống tiền. Đó là mong muốn thực sự để kết thúc cuộc sống của chúng. Mức độ áp lực ở trẻ em thực sự rất lớn. Cuộc khủng hoảng đang ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, từ những đứa trẻ 2 tuổi đến cả những người già 99 tuổi”, ông nói.
Bé gái 2 tuổi mắc ung thư máu, cảnh báo những thủ phạm gây độc ở ngay gần trẻ
Bệnh bạch cầu (hay ung thư máu) ở trẻ em đang đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Nguyên nhân gây bệnh xuất hiện xung quanh trong cuộc sống của chúng ta.
Một đứa trẻ 2, 3 tuổi đang chọn chơi những món đồ chơi yêu thích trong nhà hoặc ở khu vui chơi, nhưng Tiểu Hoan lại quen thuộc với phòng khám của Khoa Huyết học của Bệnh viện Phụ nữ và trẻ em Ninh Ba. Cô bé Tiểu Hoan được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu (ung thư máu) vào sinh nhật thứ 2 năm ngoái. Lúc đó, bố mẹ Tiểu Hoan luôn thắc mắc, con gái mình còn nhỏ như vậy sao lại có thể bị mắc căn bệnh khủng khiếp như vậy?
Mẹ của Tiểu Hoan nói: "Lúc đó, cháu hay bị cảm, kèm theo sốt nhẹ, tinh thần không được thoải mái. Hai chúng tôi quyết định đưa con đi khám nhưng kết quả chẩn đoán là con gái chúng tôi bị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho. Ngày đó cháu mới hai tuổi". Bác sĩ nói Tiểu Hoan cần phải làm các hóa trị lớn, nhỏ, toàn bộ thời gian điều trị mất 24 -30 tháng. Thời gian đó, cha mẹ của Tiểu Hoan thường ôm con khóc, hi vọng mọi thứ chỉ là một cơn ác mộng.
Tại giường của Khoa Huyết học Bệnh viện Phụ nữ và trẻ em thành phố Ninh Ba, ngoài Tiểu Hoan còn có 14 trẻ mắc bệnh bạch cầu, cháu lớn nhất mới 13 tuổi. Bệnh bạch cầu ở trẻ em đang đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ.
1. Bệnh bạch cầu: kẻ hại chết trẻ em không thể bỏ qua
Tại Trung Quốc, hơn 30.000 trẻ em được chẩn đoán mắc các khối u ác tính mỗi năm, trong đó bệnh bạch cầu là phổ biến nhất. Tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu ở trẻ em dưới 10 tuổi là từ 3/100.000 đến 4/100.000 và bệnh bạch cầu cấp tính chiếm 90 đến 95%.
Tại sao một đứa trẻ nhỏ như vậy lại bị bệnh bạch cầu?
Về nguyên nhân bên ngoài:
- Thứ nhất là do tiếp xúc với các chất độc hại, chẳng hạn như đồ nội thất kém chất lượng, vật liệu trang trí có chứa hóa chất độc hại, quần áo mới của trẻ em không được giặt sạch. Những chất liệu hoặc vải này có thể chứa benzen và formaldehyde gây bệnh.
- Thứ hai, trẻ tiếp xúc với bức xạ điện từ trong thời gian dài.
Về nguyên nhân bên trong:
- Cơ thể nhiễm virus và di truyền: Một số nghiên cứu cho rằng vi rút Epstein-Barr có thể là động cơ thúc đẩy đột biến bạch cầu. Về mặt di truyền, bản thân bệnh bạch cầu không phải là một bệnh di truyền, nhưng nó là nguyên nhân chính gây ra một số bệnh di truyền bẩm sinh, chẳng hạn như đần độn bẩm sinh.
Bệnh bạch cầu khởi phát, 4 triệu chứng không thể bỏ qua
Hầu hết các bệnh bạch cầu ở trẻ em là bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính, sẽ kèm theo sốt cơ thể trong giai đoạn đầu, thậm chí một số trẻ sẽ bị thiếu máu, xuất huyết và sưng hạch bạch huyết:
1. Trẻ có biểu hiện mệt mỏi, suy nhược, ớn lạnh, chóng mặt, khó thở và da xanh xao, đó là các triệu chứng do thiếu máu;
2. Trẻ sốt kéo dài, dùng thuốc không đỡ. Đây là một cơn sốt do nhiễm trùng bạch cầu bình thường. Các bệnh nhiễm trùng thông thường bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng niêm mạc miệng và nhiễm trùng đường tiêu hóa.
3. Ít tiểu cầu có thể gây bầm tím trên da của trẻ, hoặc ra máu cam thường xuyên, ra máu nướu răng và các dấu hiệu ra máu khác.
4. Xâm nhập tế bào bệnh bạch cầu có thể gây nổi hạch, gan lách to, đau xương khớp, ho hoặc khó thở, hội chứng SVC, nhức đầu, động kinh, nôn mửa,...
Hầu hết bệnh bạch cầu ở trẻ em có thể được chữa khỏi?
Nhiều bậc cha mẹ ít được tiếp xúc với kiến thức y học, nghĩ rằng sau khi con mình bị khối u thì không thể chữa khỏi, đành ngậm ngùi chọn cách từ bỏ. Nhưng trên thực tế, theo phản hồi của các chuyên gia huyết học nhi khoa, bệnh bạch cầu ở trẻ em, đặc biệt là bệnh bạch cầu nguyên bào cấp tính, có thể chữa khỏi hoàn toàn bằng hóa trị khoảng nửa năm, và hầu hết trẻ bị bệnh bạch cầu không cần điều trị ghép tuỷ.
Những đứa trẻ được chữa khỏi vẫn có thể sống, đi học, lập gia đình và sinh con bình thường khi lớn lên.
Bốn điểm cần thực hiện để ngăn ngừa bệnh bạch cầu ở trẻ em
Tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu ở trẻ em cao, nguyên nhân chủ yếu là do sự "bất cẩn" của cha mẹ và không tự bảo vệ hàng ngày. Muốn con tránh xa căn bệnh bạch cầu, bạn cần chú ý:
1. Tránh xa bức xạ: Bức xạ trong cuộc sống tốt nhất nên tránh xa trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chẳng hạn như kiểm tra CT và X-quang không thiết yếu, các sản phẩm điện tử của trẻ em không đạt tiêu chuẩn.
2. Tránh xa "khí độc": Trang trí nhà cửa đơn giản, nhà mới thông gió khoảng 2 tháng trước khi dọn vào ở. Nếu cần, có thể dùng quạt công nghiệp công suất lớn để tăng cường thông gió; hạn chế tối đa cho trẻ tiếp xúc với quần áo, khăn giấy không đạt chất lượng vì có thể là yếu tố gây bệnh.
3. Đi khám bệnh kịp thời: Ngay cả khi trẻ thỉnh thoảng bị ốm vặt cũng nên sử dụng thuốc một cách khoa học dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, không nên cho trẻ dùng tùy tiện.
4. Tăng cường vận động: Đưa trẻ đến công viên, không gian xanh, có không khí trong lành, tập thể dục ngoài trời để tăng cường thể lực, nâng cao khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Hội chứng nguy hiểm khi trẻ nghiện smartphone Khi nghiện điện thoại thông minh, trẻ dễ trở nên hung hãn nếu bị lấy lại và dần vô cảm với thế giới xung quanh. Khối lượng công việc ngày càng nặng cùng với quỹ thời gian hạn hẹp khiến nhiều phụ huynh chọn cách "giao phó" con mình cho điện thoại thông minh. Thực trạng này xảy ra ở khắp nơi, từ...