Trẻ em và bệnh thành tích của người lớn (Kỳ 1)
Chẳng có nơi nào trẻ con ít được chơi, ít được tham gia giúp việc vặt trong gia đình cho bố mẹ như ở các thành phố lớn của Việt Nam bây giờ.
Giáo dục, có lẽ là ngành quan trọng nhất cho sự phát triển bền vững đất nước. Ngày xưa Bác từng nói “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, cho nên có thể nói giáo dục mang lại lợi ích đến hàng trăm năm. Và ngày nay nếu Bác sẽ nghĩ sao khi con cháu Bác không một giây phút lơ là học tập như thế này? Sáng học chính khoá, chiều học phụ đạo, tối học thêm, thứ bảy, chủ nhật học múa, học nhạc, học hoạ… đêm nằm ngủ cũng mơ thấy học!
Chẳng trẻ con nào trên thế giới lại khổ vì chuyện học như trẻ con các thành phố lớn của Việt Nam (nơi mà các giáo viên tìm đủ mọi cách để tận thu từ phụ huynh học sinh).
Bạn không tin thì bạn cứ thử mua lấy hai vé xem phim Ninja rùa rồi lần lượt gọi điện cho tất cả những đứa em, đứa cháu nhỏ tuổi nào bạn yêu quý nói rằng cô (chị) sẽ đến đón con đi ăn KFC rồi đi xem phim. Tôi dám chắc đến 99% rằng chiều đó bạn sẽ phải đi xem phim hoạt hình với một thằng nào đó đáng ghét và rỗi việc như tôi. Vì các em, các cháu còn phải đi học thêm.
Cũng chẳng có nơi nào trẻ con ít được chơi, ít được tham gia giúp việc vặt trong gia đình cho bố mẹ như ở các thành phố lớn của Việt Nam bây giờ. Ngày trước, thế hệ chúng tôi (có thể bây giờ ở nông thôn vẫn còn) từ mẫu giáo đã biết quét nhà, vò gạo, rửa rau. Lớp một đã biết nấu cơm, luộc rau, rửa bát. Lớp hai, lớp ba đã biết gánh nước, cuốc đất trồng cây…
Thực ra việc trẻ con thành phố phải học quá nhiều, không được chơi, không làm việc nhà thì ai cũng biết và chẳng ai muốn vậy cả. (ảnh minh họa
Còn bây giờ, nếu gia đình bạn là một gia đình “tạm” khá giả và có người giúp việc, bạn có một cô công chúa xinh xắn đang học cấp hai, hôm nay đi làm về bạn thử kiếm một chỗ ngồi thoải mái rồi gọi công chúa của bạn rót cho một ly nước má (điều này thì cô công chúa cũng làm được, vì hằng ngày cô vẫn phải tự rót nước uống). Nhấp vài ngụm cho ngọt giọng rồi lựa lời nịnh cho thật dễ nghe rằng con đi quét “hộ mẹ” cái nhà. Tôi tin rằng có đến 90% khả năng bác giúp việc sẽ gạt phắt đi rằng để đó bác làm cho. Còn nếu bạn may mắn hơn thì cô công chúa nhỏ sẽ tròn xoe ngơ ngác và hỏi rằng “Ơ, cái chổi ở đâu ạ?”, tiếp theo bạn sẽ được tận hưởng phần còn lại của ly nước mát trong cảnh “khói lửa mịt mùng” vì bụi hắt lên từ cây chổi thần trong tay cô công chúa mà nhà ban đầu chỉ bẩn nền, còn bây giờ bẩn thêm cả bàn ghế lẫn bát đũa…
Thực ra việc trẻ con thành phố phải học quá nhiều, không được chơi, không làm việc nhà thì ai cũng biết và chẳng ai muốn vậy cả. Có lẽ vì thế mà năm 2012 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã có thông tư 17 qui định về việc cấm dạy thêm học thêm. Sau đó quá trình triển khai đã được các Sở Giáo Dục các tỉnh làm triệt để đến mức có tỉnh thành lập cả một đoàn “trinh sát” chuyên đi “thám thính” nhà các giáo viên. Hễ “bắt quả tang” là làm biên bản phạt ngay. Thậm chí có những nơi còn bêu tên giáo viên dạy thêm (mặc dù có thể các giáo viên này đang luyện cho các học sinh giỏi để tham dự một kỳ thi quốc tế nào đó) lên phương tiện truyền thông đạichúng như một gương xấu. Nhưng rồi các phụ huynh cũng thở phào khi các con vẫn tiếp tục “được” học thêm, mặc dù học phí có thể cao hơn một chút vì cô vừa phải bỏ tiền “xin” Giấy Phép Dạy Thêm.
Nhà nước là vậy, Bộ là vậy, còn chúng ta thì sao? Tại sao chúng ta biết rõ rằng con cháu chúng ta đang phải học quá nhiều mà vẫn chấp nhận, vẫn bắt con đi học tất cả những lớp học thêm nào mà giáo viên tổ chức? Thậm chí tôi tin rằng nếu như Nhà nước ta tổ chức một kỳ thi quốc gia chung như đang dự kiến thì sẽ có một ngày đẹp trời bạn gọi con vào đưa 500.000 đồng và dặn “Con cầm lấy mà đi đóng tiền học thêm Giáo Dục Công Dân tháng này. Nhớ lấy đây là một môn thi quan trọng nên có thể không cần hiểu nhưng phải ghi chép cần thận và học cho thuộc đấy”.
Video đang HOT
Ngoài ra phụ huynh học sinh còn sợ đủ các loại sợ vì ai cũng muốn con mình phải là kỹ sư, bác sỹ, ông này, bà nọ. (ảnh minh họa)
Nguyên nhân chính vẫn là cái mà chúng ta gọi là “ bệnh thành tích” của người lớn. Vì nhà trường sợ mất danh hiệu này, thi đua nọ, chuẩn kia. Thế nên đã vô tình tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội dạy “tủ” để kiếm tiền. Tức là việc dạy thêm của các lớp do giáo viên tự tổ chức cho chính học sinh mình phụ trách môn là gần như chẳng có hiệu quả gì ngoài việc những học sinh đi học thêm sẽ “vô tình” biết trước đề thi qua những bài tập giáo viên chữa trong những ngày gần thi và sẽ được điểm cao. Thậm chí học sinh nào lỡ thông minh quá mà làm bài hay hơn cách của giáo viên đã chữa cũng sẽ bị điểm thấp. Điểm thấp thì không cẩn thận sẽ trượt danh hiệu học sinh giỏi. Mà học sinh giỏi bây giờ cũng giống như danh hiệu Gia Đình Văn Hoá, nhà nào không có một tờ treo ở giữa nhà thì cảm thấy nhục nhã với xóm giềng.
Cũng vì bệnh thành tích của người lớn mà có những học sinh được giải Olympic Tiếng Anh, và thi TOFEL đạt cỡ 119/120 điểm vẫn “được” đi học thêm tiếng Anh với cô giáo chủ nhiệm có trình độ Anh ngữ bằng phân nửa mình.
Ngoài ra phụ huynh học sinh còn sợ đủ các loại sợ vì ai cũng muốn con mình phải là kỹ sư, bác sỹ, ông này, bà nọ. Chẳng ai muốn con mình phải đi làm công nhân, phải theo đít con trâu đi cày ruộng… Trong khi nếu đem tất cả tù nhân trên cả nước ra phân loại thì số tù nhân là kỹ sư, bác sỹ chắc chắn sẽ nhiều hơn gấp nhiều lần số tù nhân là công nhân và những người theo trâu cày ruộng.
Theo Khampha
Ai dễ mắc bệnh viêm não Nhật Bản?
Ths.Bs Đinh Thạc, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, hiện nay, tỷ lệ bệnh nhi mắc viêm não Nhật Bản (VNNNB) có chiều hướng gia tăng so với cùng kỳ năm 2013. Viêm não Nhật Bản không chỉ gặp ở trẻ em mà đã xuất hiện ở người lớn với những tổn thương hệ thần kinh khá nghiêm trọng, nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh có thể để lại nhiều dư chứng nặng nề, đôi khi gây tử vong cho người bệnh.
Ai dễ mắc viêm não Nhật Bản
- Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với vi rút viêm não Nhật Bản (VNNB) đều có thể bị mắc bệnh. Theo Y văn Thế giới, tại những vùng bệnh VNNB lưu hành, bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi (chiếm tỷ lệ trên 90% số trường hợp mắc bệnh) trong đó đa số là trẻ từ 1 tuổi - 5 tuổi.
- Hiện tại ở Việt Nam tỷ lệ mắc VNNB cao nhất ở nhóm trẻ em 5 tuổi - 9 tuổi, hoặc lớn hơn. Người lớn có nguy cơ bị lây nhiễm nếu chưa từng được tiêm chủng, họ có thể bị nhiễm vi rút khi đi du lịch, đi hợp tác lao động hoặc đi công tác vào vùng bệnh VNNB đang lưu hành.
- Bệnh VNNB hiện nay vẫn được xem là bệnh lý nguy hiểm cho con người nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời khả năng dẫn đến tử vong là rất cao. Theo các báo cáo thống kê tỷ lệ tử vong của viêm não Nhật Bản chiếm khoảng 30%.
- Những bệnh nhân may mắn qua khỏi cơn bệnh thì cũng có khoảng 1/3 để lại nhiều di chứng nặng nề về thần kinh như liệt, chậm phát triển tâm thần, co giật, động kinh, một số trường hợp có thể bị mất khả năng ngôn ngữ hoặc không nói được, mất trí nhớ, cử động bất thường ngoài ý muốn như run rẩy, uốn éo, gồng cứng người...
Lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh viêm não Nhật Bản. Ảnh minh họa.
Dấu hiệu ở trẻ lớn và người lớn:
- Bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng như sốt cao 39độ C - 40độ C, kèm đau đầu, buồn nôn và nôn. Sau đó dẫn đến co giật, co cứng cơ và lú lẫn.
- Triệu chứng nổi bật trong giai đoạn toàn phát là những dấu hiệu ở não, ở màng não và rối loạn thần kinh thực vật. Dấu hiệu màng não có 2 triệu chứng phổ biến là "cứng gáy" và dấu hiệu Kernig (dấu hiệu này do bác sĩ khám và xác định). Rối loạn vận động thể hiện trên nhiều khuôn mặt như co cứng cơ mặt, cơn quay mắt quay đầu, co giật, run giật, liệt nửa người, mất vận động ngôn ngữ.
- Các triệu chứng thần kinh thực vật rất đa dạng và nặng nề như nhiệt độ cơ thể dao động, xanh tái, rối loạn hô hấp, tăng tiết đờm dãi, nhịp tim nhanh, chướng bụng, nôn, bí đại tiểu tiện và ngừng hô hấp đột ngột. Các triệu chứng tâm thần chủ yếu là rối loạn ý thức với các mức độ khác nhau từ u ám, ngủ gà đến hôn mê sâu.
Dấu hiệu ở trẻ nhỏ:
- Cần phải dựa vào một số dấu hiệu quan trọng là: nôn ói nhiều, thóp phồng (nếu còn thóp), khóc không thể dỗ nín hoặc khóc tăng lên khi trẻ được bồng lên hoặc làm thay đổi tư thế, gồng cứng người.
Cách lây truyền và dấu hiệu mắc bệnh viêm não Nhật Bản
- Bệnh được gọi là "viêm não Nhật Bản" vì tại Nhật Bản, người ta đã phát hiện ra trường hợp viêm não đầu tiên do tác nhân này. Đặc biệt vào năm 1935, các nhà khoa học Nhật Bản lần đầu tiên tìm thấy nguyên nhân gây bệnh là một loại vi rút thuộc nhóm B của một dòng vi rút có tên khoa học là Arbovirus do đó bệnh được gọi với một tên khác là bệnh viêm não B hoặc bệnh viêm não mùa hè vì thời điểm mùa hè khí hậu nóng ấm là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển đốt người và gây bệnh. Bệnh VNNB lây theo đường máu, do côn trùng (muỗi) đốt hút máu động vật nhiễm vi rút rồi đốt người, qua đó truyền vi rút cho người. Vi rút được truyền qua vết đốt của muỗi cái, từ tuyến nước bọt có chứa vi rút. Năm 1938 cũng các nhà khoa học người Nhật Bản đã tìm ra vai trò truyền bệnh của loài muỗi có tên Culex tritaeniorhynchus, và sau đó xác định được vai trò vật chủ và ổ chứa chính của vi rút VNNB là loài lợn và chim.
- Ở nước ta, loài muỗi này có nhiều ở miền Bắc, xuất hiện nhiều vào những tháng mùa nóng, thích hút máu gia súc, ban ngày sống trong các bụi cây ngoài vườn, đêm bay vào nhà hút máu gia súc và đốt người người, thường vào thời điểm từ 18h00 - 22h00, muỗi thích đẻ trứng trong ruộng lúa, mương máng. Bệnh VNNB không thể lây trực tiếp từ người sang người. Ăn uống chung, dùng chung đồ dùng, hoặc tiếp xúc gần gũi với người bệnh cũng không làm lây nhiễm bệnh.
Phác đồ điều trị và phương pháp phòng bệnh viêm não Nhật bản
- Hiện tại chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu đối với bệnh viêm não do vi rút. Mặc dù đã có thuốc kháng vi rút nhưng thuốc chỉ có tác dụng với một số loại vi rút chứ không phải tất cả các vi rút. Điều trị bệnh VNNB chủ yếu hiện nay là điều trị triệu chứng ở người bệnh, phối hợp những điều trị hỗ trợ và nâng đỡ giúp nâng cao thể trạng và sức khỏe cho người bệnh.
- Trẻ nhỏ cần được điều trị tại những bệnh viện tuyến chuyên khoa có đủ phương tiện theo dõi và can thiệp kịp thời những biến chứng nguy hiểm của bệnh giúp trẻ qua khỏi cơn nguy kịch và giảm đến mức thấp nhất những di chứng nặng nề có thể xảy ra sau khi trẻ khỏi bệnh.
- Việc phòng bệnh được Bộ Y tế khuyến cáo gồm những phương pháp sau:
Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để hạn chế nơi trú đậu của muỗi, nên dời chuồng gia súc xa nhà, xa nơi sinh hoạt của trẻ em, loại bỏ các ổ bọ gậy.
Khi đi ngủ cần ngủ màn để tránh muỗi đốt, thường xuyên sử dụng các biện pháp chống và diệt muỗi trong các hộ gia đình, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt.
Tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất hiện nay.
- Việc tiêm chủng sẽ được áp dụng cho trẻ em từ 12 tháng tuổi và người lớn.
- Tiêm chủng với 3 liều cơ bản: mũi thứ 2 tiêm sau mũi thứ 1 từ 1-2 tuần, mũi 3 tiêm sau mũi 2 một năm. Sau đó cứ 3 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Theo Vnmedia
Hà Nội: Ca viêm não Nhật Bản tăng so với năm 2013 Sở Y tế Hà Nội cho biết, từ đầu năm 2014 đến nay, số ca viêm não Nhật Bản trên toàn thành phố đã tăng 4 lần so với cùng kỳ năm 2013. Cụ thể, tính từ đầu năm đến ngày 6/7, toàn thành phố ghi nhận 27 trường hợp viêm não vi rút, trong đó có 20 trường hợp viêm não Nhật...