Trẻ em Philippines đối mặt “cuộc khủng hoảng học tập” trong đại dịch Covid-19
Một năm vật lộn với đại dịch, các trường học trên khắp Philippines vẫn đang đóng cửa khiến quốc gia này phải đối mặt với cuộc “ khủng hoảng học tập”.
Cuộc khủng hoảng học tập
Lo sợ những người trẻ tuổi có thể nhiễm virus và trở thành nguồn lây bệnh cho người thân, Tổng thống Philippines, ông Rodrigo Duterte đã từ chối dỡ bỏ các hạn chế cho đến khi việc tiêm chủng được hoàn thành – điều có thể mất nhiều năm.
Trẻ em Philippines học tại nhà trong bối cảnh đại dịch (Nguồn: AFP)
Một chương trình “học tập kết hợp” bao gồm các lớp học trực tuyến, tài liệu in và các bài học được phát sóng trên truyền hình và phương tiện truyền thông xã hội đã được đưa ra vào tháng 10 năm 2020, bốn tháng sau khi năm học mới bắt đầu. Chương trình học này vấp phải khó khăn khi hầu hết học sinh ở Philippines không có máy tính hoặc internet ở nhà.
Theo dữ liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), thanh thiếu niên 15 tuổi ở Philippines đã đạt hoặc gần đạt phổ cập kiến thức về đọc, làm toán và khoa học. Nhưng kể từ khi trường đóng cửa, con số này đã giảm hơn một triệu người. Các chuyên gia lo lắng nhiều học sinh thậm chí còn bị tụt lại phía sau và nhiều học sinh đã bỏ học có thể sẽ không quay lại lớp học.
Video đang HOT
Ông Isy Faingold, Giám đốc giáo dục của UNICEF tại Philippines cho biết: “Covid-19 đang ảnh hưởng đến tất cả các hệ thống trường học trên thế giới, nhưng ở đây nó còn tồi tệ hơn”. Ông nói, việc đóng cửa lớp học cũng khiến trẻ em có nguy cơ bị lạm dụng tình dục, mang thai ở tuổi vị thành niên và bị các nhóm vũ trang tuyển mộ.
Kể từ khi có đại dịch, Philippines ra quy định trẻ em dưới 15 tuổi chỉ được phép chơi trong khuôn viên gia đình như một phần trong nỗ lực của chính phủ nhằm hạn chế sự lây lan của Covid-19. Ngay cả khi các hạn chế về kiểm dịch đã được nới lỏng đối với những người trưởng thành trong độ tuổi lao động, chúng vẫn được áp dụng đối với trẻ em và người già, những người được coi là dễ bị tổn thương nhất trong xã hội.
Trẻ em Philippines học trực tuyến qua điện thoại trên xe jeep tại thành phố Quezon. (Nguồn: AP)
Quy tắc này đã được dỡ bỏ một thời gian ngắn đối với trẻ em ở một số khu vực vào tháng 1/2021 và chính phủ có kế hoạch mở cửa trở lại và có giới hạn với các trường học nhưng sau khi một biến thể của virus SARS-CoV-2 xuất hiện, Tổng thống Duterte đã nhanh chóng áp dụng lại quy định này, đồng thời yêu cầu trẻ em xem truyền hình thay thế các hoạt động bên ngoài. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Đóng cửa trường học cũng là dịp thấy rõ sự phân hóa giàu nghèo tàn khốc ở đất nước này. Phụ huynh có tiền có thể thuê gia sư cho con cái của họ, hoặc thậm chí là một giáo viên sống trực tiếp trong nhà. Ông Paolo Martel – Giám đốc điều hành công ty tuyển dụng Ikon Solutions Asia – cho biết, đã đưa rất nhiều giáo viên đủ tiêu chuẩn vào sống cùng các gia đình giàu có trong suốt thời kỳ đại dịch.
Còn đối với hàng triệu người đang sống trong cảnh nghèo đói thì việc truy cập internet hay trả tiền thuê giáo viên là không thể, nhiều trẻ em sẽ phải tự nghiên cứu các bài học thông qua các tài liệu được in ấn sẵn.
Theo một báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, với 7,3 triệu người Philippines thất nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19, nhiều trẻ em sẽ phải bỏ học và tìm việc làm để giúp gia đình sống sót./.
Diễn biến dịch COVID-19 tại Philippines và Indonesia càng thêm phức tạp
Ngày 12/3, Bộ Y tế Philippines thông báo nước này đã ghi nhận thêm 4.578 ca mắc COVID-19. Đây là số ca mới mắc trong ngày cao nhất trong gần 6 tháng qua, nâng tổng số ca bệnh ở quốc gia Đông Nam Á lên 611.618 ca.
Nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe cho người dân trước khi tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Jakarta, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN
Tính đến nay, Philippines có tổng cộng 12.694 ca tử vong do dịch bệnh này sau khi có thêm 87 ca tử vong trong ngày.
Việc số ca mắc COVID-19 tăng nhanh trở lại đã khiến lãnh đạo ở thủ đô Manila phải áp đặt lệnh giới nghiêm vào ban đêm cho đến cuối tháng 3.
Cùng ngày, Viện Sinh học phân tử Eijkman của Indonesia cho biết 48 ca nhiễm đột biến N439K của biến thể virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ Nam Phi đã được phát hiện tại Indonesia từ cuối năm 2020. Số ca nhiễm nói trên được phát hiện từ kết quả kiểm tra 547 mẫu bệnh phẩm bằng phương pháp giải trình tự gene (WGS) và đã được thông báo cho tổ chức Sáng kiến toàn cầu chia sẻ dữ liệu cúm (GISAID).
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CNN tiếng Indonesia, Giám đốc Viện Eijkman, ông Amin Soebandrio cho hay các ca nhiễm đột biến N439K đã được các nhà nghiên cứu của Viện Eijkman, Đại học Indonesia, Viện Khoa học Indonesia (LIPI), Viện Công nghệ Bandung, Đại học Airlangga, Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển thuộc Bộ Y tế phát hiện từ tháng 11 và 12 năm ngoái.
Tuy nhiên, ông Amin không tiết lộ về các địa phương phát hiện các ca nhiễm đột biến N439K và bày tỏ lo ngại rằng đột biến này có thể sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả các loại vaccine ngừa COVID-19 hiện đang được lưu hành.
Trước đó, Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ Indonesia (IDI) Daeng M. Faqih đã lên tiếng cảnh báo về khả năng lây nhiễm của đột biến N439K - vốn được cho là "thông minh hơn" các đột biến khác.
Hôm 2/3, Bộ Y tế Indonesia cũng thông báo đã phát hiện 2 ca đầu tiên nhiễm biến thể B.1.1.7 của virus SARS-CoV-2 phát hiện đầu tiên ở Anh, đúng thời điểm một năm Indonesia ghi nhận các ca mắc COVID-19 đầu tiên.
Bộ trưởng Nghiên cứu và Công nghệ Bambang Brodjonegoro cho rằng việc phát hiện biến thể mới này của virus SARS-CoV-2 có khả năng làm trầm trọng thêm đại dịch COVID-19 tại Indonesia và có thể khiến các bệnh viện thêm quá tải.
* Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi (Africa CDC) ngày 12/3 cho biết số ca mắc COVID-19 ở châu lục này đã lên tới 3.996.741 ca, trong khi số ca tử vong lên tới 106.743 ca và 3.578.073 bệnh nhân đã hồi phục.
Những nước chịu tác động mạnh nhất của dịch bệnh về số ca nhiễm có Nam Phi, Maroc, Tunisia, Ai Cập, Ethiopia.
Theo Africa CDC, Nam Phi đến nay có tổng cộng 51.015 ca tử vong do COVID-19, trở thành nước có số ca tử vong cao nhất ở châu Phi.
Mới đây, Giám đốc Africa CDC John Nkengasong cho biết các nước châu Phi đang đương đầu với thách thức nghiêm trọng do những nước này đang rất cần vaccine ngừa COVID-19.
Philippines và Ấn Độ có số ca mắc COVID-19 theo ngày cao nhất trong nhiều tháng Ngày 11/3, Bộ Y tế Philippines cho biết trong 24 giờ qua nước này đã ghi nhận thêm 3.749 ca nhiễm mới, đây là mức cao nhất theo ngày trong gần 6 tháng, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 607.048 ca. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Manila, Philippines, ngày 11/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN Số ca tử...