Trẻ em như búp trên cành
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã so sánh như vậy. Búp trên cành – còn mỏng manh và tơ non lắm, cần bảo vệ chăm sóc để cái búp đó vươn cành, xanh lá, tiếp thêm nhựa sống cho cây vững chắc ở tương lai.
Ảnh minh họa
Thế mà ở nước ta còn rất nhiều trường hợp không chở che cho cái búp đó mà đang vắt kiệt dòng nhựa sống dành cho sự sinh sôi và phát triển. Trẻ em ở ta phải lao động từ rất sớm, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng núi – nơi cần đến trẻ em làm những công việc gia đình như chăn trâu, cắt cỏ, bế em, nấu cơm, thậm chí cả việc đồng áng và kiếm củi, bẻ măng vô cùng nặng nhọc.
Quan niệm phổ biến trong người dân coi đó là những em bé ngoan, chịu khó, biết đỡ đần cha mẹ và không ai can thiệp để các em có thời gian vui chơi, học hành, nghỉ ngơi mà trái lại, còn khuyến khích, ngay nhà trường cũng giáo dục các em theo hướng như vậy với triết lý dành cho người lớn “Lao động là vinh quang”.
Đề cập đến tình trạng phổ biến này ở đất nước chúng ta để đi đến một thực trạng gay gắt hơn nhiều, có tính chất tập trung hơn là việc sử dụng lao động trẻ em ở các cơ sở sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh hay giúp việc nhà mà thực chất là lạm dụng sức lao động trẻ em mà rất ít trường hợp bị xử lý, coi như là “lao động hợp pháp”.
Trong khi đó, pháp luật của chúng ta nghiêm cấm các hành vi lạm dụng lao động trẻ em, tuy nhiên, có thể thấy rõ, từ pháp luật đến thực tế trong lĩnh vực này là một khoảng cách rất xa. Dư luận xã hội bức bối và lên án việc hành hạ trẻ em (như vụ bé Hào Hiệp là một ví dụ) nhưng lại rất coi thường việc sử dụng lao động là trẻ em.
Pháp luật ở nhiều nước cấm việc sử dụng lao động em dưới các hình thức khác nhau. Thậm chí, một số tổ chức quốc tế coi việc này là bóc lột. Tuy nhiên, hình thức lao động trẻ em như giúp việc nhà thì không tính đến, bởi vậy, cha mẹ lạm dụng sức lao động của con cái mình mà không biết là mình lạm dụng. Đây hoàn toàn thuộc lĩnh vực văn hóa ứng xử trong gia đình nhưng nguy hiểm là ở chỗ không nâng niu “búp trên cành” để lại hệ lụy sau này về thể chất cũng như tinh thần của trẻ, tước đi thời thơ ấu đẹp đẽ của các em.
Vì vậy, ngay cả những công việc trong gia đình thì tổ chức xã hội, chính quyền cũng phải để mắt đến và có sự hướng dẫn, điều chỉnh kịp thời. Cái khó của việc hạn chế sử dụng lao động trẻ em trong các làng nghề truyền thống chính là ở chỗ này, bởi sự khó phân biệt giữa “việc nhà” và lạm dụng sức lao động trẻ em. Điều này hoàn toàn lệ thuộc vào nhìn nhận, ứng xử của phụ huynh và tổ chức xã hội, chính quyền đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn.
Vấn đề là ở chỗ xã hội có quan tâm đến việc này và can thiệp kịp thời không mà thôi. Những hội nghị, hội thảo chuyên đề về lĩnh vực này cùng với sự lên tiếng của truyền thông, phổ biến pháp luật,… trong thời gian gần đây chính là nhằm đến việc thay đổi nhận thức của người dân và điều chỉnh cái nhìn của xã hội để thu hẹp dần khoảng cách giữa điều luật và thực tế, giữa văn minh, tiến bộ nhân loại với quan niệm lạc hậu, bảo thủ còn rơi rớt ở một bộ phận dân cư.
Video đang HOT
Thực ra, vấn đề đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh giải quyết từ những năm kháng chiến chống Pháp, thể hiện bằng sự căn dặn: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ/ Tùy theo sức của mình/ Để tham gia kháng chiến/ Và gìn giữ hòa bình”. Điều mấu chốt là ở chỗ “Tùy theo sức của mình”, trẻ em thì chỉ nên làm “việc nhỏ” mà còn “tùy” vào sức khỏe, tức là chủ động từ bản thân chủ thể các em nhưng người lớn cũng phải biết rõ điều này, ai bắt các em làm quá sức mình tức là lạm dụng và không được phép làm như vậy!
Tuy nhiên, điều kiện mang tính chất tiên quyết và bao trùm vẫn chính là mức sống, điều kiện kinh tế – xã hội. Đơn giản, chỉ cần nhìn vào sự khác biệt giữa trẻ em thành phố và trẻ em nông thôn đã thấy rõ điều này. Vì vậy, nâng cao mức sống cùng với các thiết chế văn hóa, đời sống vật chất và tinh thần cho toàn xã hội cùng với sự khai mở về quyền trẻ em và trách nhiệm của cha mẹ sẽ giảm thiểu đến mức tối đa sự lao động vất vả của trẻ.
Nhìn vào đời sống của trẻ em, sự đãi ngộ của xã hội và sự thụ hưởng chính sách ưu đãi trẻ em thì có thể đánh giá được sự ưu việt của chế độ xã hội đó đến đâu. Đây không phải là vấn đề trẻ em mà thực sự là vấn đề người lớn và không chỉ trong gia đình mà ở tầm xã hội. Không thể coi nhẹ khi xác định tương lai đất nước phụ thuộc vào thế hệ tiếp nối mà ngay từ hôm nay phải bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn, giáo dục không thể lơ là!
Phaly
Theo baophapluat
Diễn đàn trẻ em Hà Nội 2019: Trẻ em chất vấn 4 nhóm vấn đề nóng
UBND TP Hà Nội tổ chức Diễn đàn trẻ em 2019 với chủ đề: "Trẻ em với các vấn đề về trẻ em".
Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội Hoàng Thành Thái cho biết, Hà Nội hiện có hơn 1,84 triệu trẻ em với gần 13 nghìn trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Trong các năm qua, thành phố đã triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác trẻ em nên các chỉ tiêu cơ bản về trẻ em được đảm bảo tốt, quyền trẻ em được thực hiện đảm bảo và đầy đủ hơn.
Trẻ em gửi thông điệp của Diễn đàn đến các đồng chí lãnh đạo.
Diễn đàn trẻ em là nơi trẻ em được bày tỏ ý kiến, trình bày mong muốn, nguyện vọng, kiến nghị của mình với lãnh đạo các cấp, các ngành về những vấn đề các em quan tâm và có liên quan đến các em. Tổ chức Diễn đàn trẻ em thể hiện sự quan tâm, vào cuộc và cam kết trách nhiệm, hành động của các cấp, các ngành và của toàn xã hội đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Tại Diễn đàn, các em đã có 12 lượt ý kiến về 4 nhóm vấn đề: Phòng chống xâm hại, bạo lực trẻ em; phòng chống tai nạn thương tích trẻ em; bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; quyền trẻ em.
Trả lời nhóm câu hỏi của trẻ em về vấn đề phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em, Phó phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP Hà Nội Lê Xuân Sơn khẳng định: Mọi hình thức bạo lực, xâm hại trẻ em đều bị xử lý nghiêm. Tuy nhiên, ông Lê Xuân Sơn cũng khuyến cáo các em, cần chủ động trang bị những kỹ năng phòng chống bạo lực, xâm hại và tuyệt đối cảnh giác. "Nếu xảy ra xâm hại thì cần bình tĩnh, quan sát xung quanh để tìm cơ hội chạy thoát. Ngay lập tức, các em báo cho người thân, những người có thể tin tưởng để được giúp đỡ. Sau đó, gọi điện đến tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 để kết nối có hướng trợ giúp nếu cần thiết. Vấn đề Bảo vệ trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em là vấn đề nóng nhưng cũng không nên hoang mang", Phó phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP Hà Nội nhấn mạnh.
Cũng theo ông Sơn, khi xử lý những vụ án rất cần những chứng cứ. Vì thế, đối với những vụ xâm hại trẻ em, các em nên mạnh dạn lên tiếng tố cáo và giữ nguyên chứng cứ để phục vụ công tác điều tra.
Trưởng phòng Trẻ em và bình đẳng giới (Sở LĐ-TB&XH Hà Nội) Đỗ Thị Hải Đường cũng nhấn mạnh: "Trong tất cả các hoàn cảnh, trẻ em không bao giờ có lỗi. Vì thế, các em hãy lên tiếng để bảo vệ cho chính nạn nhân và những trẻ em khác. Các em nên nhớ, xung quanh các em có rất nhiều người luôn yêu thương và bảo vệ các em".
Em Nguyễn Hiền Nhi (Mê Linh) nêu lên thực trạng hiện nay rất nhiều phụ huynh và thậm chí là chính các em chia sẻ các hình ảnh trên mạng xã hội dẫn đến các đối tượng xấu bắt cóc, xâm hại trẻ em. Đại diện Sở TT&TT Hà Nội cho rằng, hiện nay rất nhiều phụ huynh check in, chụp ảnh con, thông tin liên quan đến con đưa lên mạng xã hội. Mặc dù ý đồ của bố mẹ là tốt nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể xảy ra cho con. Vì thế, ý thức của cha mẹ và chính các em là quan trọng nhất. Sở TT&TT phối hợp ngành GD&ĐT liên tục tuyên truyền Luật và các quy định liên quan đến trẻ em để bố mẹ hiểu và có ý thức bảo vệ con em mình.
Phó Cục trưởng Cục Trẻ em Nguyễn Thị Nga cho biết thêm, có những thông tin thuộc bí mật đời tư của các em không được chia sẻ nhưng hiện có nhiều phụ huynh và thầy cô vẫn chưa biết và vẫn đăng tải trên các mạng xã hội. Vì thế, chính các em và gia đình, nhà trường cần biết những thông tin nào không được chia sẻ để đảm bảo bí mật đời tư trẻ em. "Sự bùng nổ của công nghệ hiện nay giúp cho mọi người rất nhiều lợi ích nhưng trẻ em cần được trang bị kiến thức để trẻ em tham gia môi trường mạng an toàn. Hy vọng, 120 trẻ em tham gia Diễn đàn sẽ là lực lượng nòng cốt để tuyên truyền đến các bạn để trẻ em được thực hiện quyền trẻ em tốt hơn", bà Nga chia sẻ.
12 thông điệp Diễn đàn trẻ em TP Hà Nội năm 2019
Đừng im lặng - hãy lên tiếng bảo vệ trẻ em!
Hãy hành động vì một xã hội không có bạo lực và xâm hại trẻ em!
Nụ cười hồn nhiên của trẻ em là hạnh phúc cho toàn nhân loại!
Trường học an toàn - Nơi gửi gắm những ước mơ và khát vọng tuổi thơ!
Hãy hành động để chấm dứt bạo lực học đường!
Roi vọt không làm trẻ nên người, yêu thương mạnh hơn lời quát mắng!
Đừng để trẻ em lạc lối trên môi trường mạng!
Lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động!
Cuộc sống trôi nhanh nhưng đừng để tuổi thơ của trẻ em dừng lại vì tai nạn thương tích!
Hãy xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh để trẻ em được phát triển toàn diện!
KHÁNH LINH
Theo baodansinh
Chung tay xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ Những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, các ban, sở, ngành trong tỉnh, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bàn tỉnh đã được triển khai đồng bộ và đạt hiệu quả tích cực, góp phần tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để trẻ em được chăm...