Trẻ em nhập viện điều trị bệnh hô hấp ở TP HCM tăng đột biến
Thời tiết TPHCM và các tỉnh lân cận mưa kéo dài cả tuần qua đã tạo điều kiện cho mầm bệnh, virus, vi khuẩn phát triển.
Trước ảnh hưởng của mưa bão, những ngày qua tình trạng trẻ em mắc bệnh hô hấp nhập viện điều trị tại các bệnh viện nhi ở TPHCM gia tăng kỷ lục. Bên cạnh đó, bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng cũng đang liên tục tấn công trẻ em.
Dù chưa phải là thời điểm đỉnh của bệnh hô hấp nhưng những ngày gần đây, số trẻ đến thăm khám, điều trị tại bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM tăng gấp đôi so với đợt sau mùa dịch Covid-19 vừa qua. Các bệnh khiến trẻ đi khám nhiều nhất là: viêm mũi họng, viêm phế quản cấp, viêm tiểu phế quản, viêm họng, rối loạn tiêu hóa, viêm phổi…
Trẻ bị nhiều bệnh tấn công dễ bỏ ăn, bỏ bú.
Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM, khoảng 3 tuần nay, bệnh nhân bị bệnh hô hấp gia tăng đột biến, gây nên tình trạng quá tải. Kỷ lục, có ngày số ca mắc hô hấp điều trị nội trú hơn 400 bé.
Video đang HOT
Bệnh nhi quá đông, bác sĩ chủ yếu chỉ định điều trị ngoại trú, chỉ xem xét ca sốc nặng, biến chứng cần theo dõi, hoặc cần can thiệp kỹ thuật mới nhập viện. Tuy nhiên, các ca ngoại trú cũng rất đông, ngay cả khám dịch vụ cũng quá tải, vì vậy nhiều phụ huynh không thể chờ đợi lâu đành phải chọn qua khám dịch vụ VIP, với hy vọng ít người khám để được nhanh hơn.
Tiến sĩ – Bác sĩ Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng 1 nhận định, thời tiết TPHCM và các tỉnh lân cận mưa kéo dài cả tuần qua đã tạo điều kiện cho mầm bệnh, virus, vi khuẩn phát triển. Trẻ không thích nghi kịp thời với sự thay đổi của thời tiết sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh, nhất là mắc bệnh hen suyễn. Đối với trẻ có cơ địa bị hen chỉ cần bị cảm sẽ dễ bị lên cơn hen. Vì vậy phụ huynh cần mặc quần áo đủ ấm và thường xuyên vệ sinh mũi cho bé, theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của bé.
“Chẳng hạn như thấy em bé co giật thì có thể do nhiễm trùng hô hấp, thậm chí do nhiễm trùng thần kinh trung ương, như viêm não, viêm màng não thì rất nguy hiểm…Trong nhiễm trùng hô hấp thì có các dấu hiệu như nôn, không ngủ được”, Tiến sĩ – Bác sĩ Trần Anh Tuấn cho biết.
Nếu trẻ suy hô hấp nặng phải hỗ trợ thở máy.
Không chỉ riêng hô hấp, mà các bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết cũng đang là mối đe dọa tấn công sức khỏe trẻ em tại TPHCM và các tỉnh lân cận.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM, số ca mắc tay chân miệng trên địa bàn thành phố đã có dấu hiệu tăng sau nhiều ngày chững lại. Trong tuần vừa qua, thành phố ghi nhận 886 ca tay chân miệng. Trong đó Quận 5, Bình Thạnh, Gò Vấp và huyện Cần Giờ, ghi nhận số ca bệnh trong tuần tăng trên mức độ cảnh báo. Thành phố cũng ghi nhận 55 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 49 phường, xã thuộc 19/24 quận, huyện.
Các bác sĩ cho biết, dịch sốt xuất huyết không có nhiều diễn biến bất thường so với các năm trước. Giai đoạn từ tháng 10 và 11, khi thời tiết vào mùa mưa, sẽ rất thuận lợi cho muỗi vằn truyền bệnh sinh sôi, phát triển, vì vậy người dân cần có ý thức diệt trừ loăng quăng. Cộng đồng dân cư cũng nên tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng chống dịch, đồng thời thực hiện công tác vệ sinh môi trường./.
Bệnh trẻ em đang vào 'đỉnh'
Ngày 20.10, trao đổi với PV Thanh Niên, lãnh đạo Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết bệnh trẻ em đang vào đỉnh hằng năm.
Trẻ đi khám bệnh tại Bệnh viện Nhi đồng 1 ngày 20.10 - ẢNH: DUY TÍNH
Theo đó, vào thứ hai tuần trước (12.10), bệnh viện (BV) tiếp nhận 8.050 ca khám và thứ hai tuần này (19.10) là 8.194 ca khám, gần bằng ngày cao điểm tháng 9.2019 (hơn 8.400 ca).
Trong khi đó, vào thứ hai tuần trước, BV Nhi đồng 2 tiếp nhận 8.075 ca và thứ hai tuần này tiếp nhận 8.237 ca, gần bằng ngày cao điểm nhất của tháng 9 năm 2019 (hơn 8.300 ca). BV Nhi đồng TP cũng cho biết lượng bệnh nhi đến khám bệnh cũng bắt đầu gia tăng trong 2 tuần qua. Thứ hai tuần trước BV tiếp nhận 2.523 ca và thứ hai tuần này tiếp nhận 2.649 ca.
Trong khi thời điểm này năm 2019, BV tiếp nhận 2.000 ca. Các bệnh khiến trẻ đi khám nhiều nhất là: viêm mũi họng, viêm phế quản cấp, viêm tiểu phế quản, viêm họng, rối loạn tiêu hóa, viêm phổi... Dự báo bệnh có thể sẽ ở mức cao trong vài tuần nữa.
Thạc sĩ, bác sĩ Huỳnh Minh Thu, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, BV Nhi đồng 2, cho biết năm nay do ảnh hưởng mưa nhiều và liên tục nên các bệnh tăng sớm. Thời điểm này đến cuối năm, các bệnh đường hô hấp gia tăng theo quy luật tự nhiên. Càng về cuối năm, thời tiết hanh khô tạo môi trường thuận lợi cho các chủng vi rút gây bệnh hô hấp phát triển.
Để phòng bệnh, bác sĩ Minh Thu khuyến cáo mọi người, nhất là trẻ em cần mang khẩu trang khi ra đường, rửa tay thường xuyên, tránh tập trung nơi đông người. Với trẻ có cơ địa dị ứng thì cần chuẩn bị thuốc phòng ngừa; hạn chế tiếp xúc các chất có thể gây dị ứng như: tạo cho nhà cửa thông thoáng; hút bụi, lau nhà thường xuyên; không nuôi chim, chó mèo...; giặt đồ bằng nước nóng để diệt nấm mốc.
Tránh cho trẻ vận động quá sức và tiêm ngừa cúm. Ngoài ra, cần tăng cường dinh dưỡng cho trẻ, lưu ý bổ sung các vitamin và khoáng chất có khả năng tăng sức đề kháng và hỗ trợ miễn dịch, như: vitamin C, D, kẽm, omega 3...
Cảnh báo nguy cơ bệnh truyền nhiễm xâm nhập trường học Các trường học phải giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm và đáp ứng nhanh, xử lý triệt để các ổ dịch, giảm số mắc các bệnh truyền nhiễm. Các trường chú ý công tác vệ sinh để phòng chống dịch bệnh cho học sinh - B.THANH Trước nhận định của lãnh đạo các bệnh viện, "bệnh trẻ em đang vào 'đỉnh'", ngày...