Trẻ em Mỹ nhập viện cao chưa từng thấy giữa “bão” Omicron
Đợt bùng dịch ở Mỹ do biến chủng Omicron đang khiến số trẻ em nhập viện ở nước này tăng cao kỷ lục, và các chuyên gia cho rằng nguyên nhân của tình trạng này là do nhiều trẻ chưa được tiêm chủng.
Một bé trai 8 tuổi được tiêm chủng tại Chicago, Mỹ (Ảnh: AP).
AP đưa tin, biến chủng Omicron đang gây ra đợt bùng dịch quy mô lớn ở Mỹ và khiến số trẻ nhập viện ở quốc gia này tăng kỷ lục, dù trước đó trẻ em được xem là ít có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn so với người lớn.
“Điều này thật đau lòng. Năm ngoái đã đủ khó khăn, nhưng bây giờ chúng ta đã biết cách để ngăn chặn tất cả những điều này”, bác sĩ Paul Offit, chuyên gia bệnh truyền nhiễm ở bệnh viện nhi Philadelphia, cho biết.
Video đang HOT
Trong tuần từ 22-28/12, trung bình 378 trẻ em dưới 17 tuổi nhập viện mỗi ngày vì Covid-19, tăng 66% so với một tuần trước đó, theo dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC).
Con số cao kỷ lục trước đó ghi nhận vào đầu tháng 9, khi số trẻ trung bình nhập viện là 342 người/ngày.
Một tín hiệu đáng hy vọng là trẻ em chỉ chiếm một phần nhỏ số người phải nhập viện vì Covid-19: Có tổng cộng 10.200 người ở mọi lứa tuổi nhập viện mỗi ngày vào tuần từ 22-28/12. Các bác sĩ cũng cho biết trẻ em có dấu hiệu mắc bệnh nhẹ hơn so với những em bị triệu chứng nặng do chủng Delta gây ra hồi mùa hè.
Mặc dù vậy, với bác sĩ Offit, việc chứng kiến các trẻ em vật lộn với bệnh tật là cảnh tượng “đau lòng”.
“Chúng vật lộn để thở và ho liên tục. Một số đã được đưa tới phòng chăm sóc tích cực. Chúng tôi gắn ống thở vào phần cổ họng và cha mẹ những đứa trẻ thì khóc nức nở”, bác sĩ Offit cho biết.
Các chuyên gia cho rằng, số trẻ em nhập viện gia tăng vì nhiều em vẫn chưa được tiêm chủng. Hiện Mỹ tiêm đủ mũi cho 14% trẻ em từ 5-11 tuổi và 53% với nhóm 12-17 tuổi.
Ông Offit cảnh báo, tình hình 4-6 tuần tới có thể sẽ rất phức tạp vì SARS-CoV-2 có xu hướng lây lan mạnh vào mùa đông.
Trước đó, New York cũng cảnh báo về tình trạng trẻ em nhập viện tăng gấp 4 lần trong lúc biến chủng Omicron lây lan.
Giới khoa học Mỹ cho rằng phương pháp điều trị bằng huyết tương đem lại hiệu quả
Theo một kết quả nghiên cứu được đăng trên trang web MedRxiv, việc sử dụng sớm liệu pháp điều trị bằng huyết tương của người đã hồi phục sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể giúp giảm thiểu số bệnh nhân nhập viện do mắc COVID-19.
Một bệnh nhân hiến huyết tương sau khi được điều trị khỏi bệnh COVID-19 tại Dulles, bang Virginia, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Kết quả thử nghiệm lâm sàng do trường Đại học Y khoa Johns Hopkins và Trường Y tế Cộng đồng Johns Hopkins Bloomberg dẫn đầu, thực hiện tại nhiều trung tâm y khoa trên khắp nước Mỹ, đã cung cấp những bằng chứng chắc chắn về hiệu quả của phương pháp điều trị sớm với huyết tương của những người đã từng mắc COVID-19. Theo các nhà nghiên cứu, phương pháp này có thể giúp giảm tới 50% số lượng bệnh nhân phải điều trị nội trú.
Trưởng nhóm nghiên cứu, ông David Sullivan - Giáo sư về vi sinh học phân tử và miễn dịch học tại Trường Y tế Cộng đồng Johns Hopkins Bloomberg - cho rằng huyết tương của những người đã hồi phục sau khi mắc COVID-19 rất giàu kháng thể, do đó đây có thể được xem là "một phần của kho vũ khí dành cho những bệnh nhân ngoại trú". Ông nêu rõ: "Do các diễn biến của dịch COVID-19 thay đổi thường xuyên và không thể lường trước, nên cần phải có nhiều lựa chọn trong phương pháp điều trị - đặc biệt là ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, nơi các biện pháp hàng đầu, chẳng hạn như vaccine và kháng thể đơn dòng, có thể không có sẵn. Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp bằng chứng chắc chắn về phương pháp sử dụng huyết tương của người từng mắc bệnh".
Trong nghiên cứu điều trị sớm cho bệnh nhân ngoại trú được thực hiện từ tháng 6/2020 đến tháng 10/2021, các nhà nghiên cứu đã cung cấp ngẫu nhiên cho 1.181 bệnh nhân COVID-19 mỗi người một liều huyết tương cao đa dòng từ những người từng mắc bệnh (chứa một hỗn hợp cô đặc của các kháng thể đặc hiệu với SARS-CoV-2) hoặc huyết tương giả dược (không có kháng thể chống lại SARS-CoV-2). Các bệnh nhân tham gia thử nghiệm là những người từ 18 tuổi trở lên và đã có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 trong vòng 8 ngày trước khi được tiếp nhận liệu pháp điều trị bằng huyết tương này. Liệu pháp này sẽ được coi là thành công sau khi bệnh nhân không cần nhập viện điều trị trong vòng 28 ngày, kể từ sau khi được truyền huyết tương.
Kết quả nghiên cứu cho thấy 17 bệnh nhân trong số 592 người (tương đương 2,9%) đã phải nhập viện trong vòng 28 ngày sau khi được truyền huyết tương, trong khi tỷ lệ này ở những người tiếp nhận giả dược là 6,3% (37 trên 589 người). Qua đó, tỷ lệ giảm thiểu nguy cơ nhập viện được tính ở mức trung bình là 54%.
Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện trên cho thấy "đây một phương pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh COVID-19 với các ưu điểm là chi phí thấp, tính khả dụng rộng rãi và khả năng phục hồi nhanh chóng trong bối cảnh virus SARS-CoV-2 đang lây lan nhanh".
Hà Lan đột ngột phong tỏa toàn quốc ngăn "sóng" Omicron Hà Lan sẽ bắt đầu một đợt phong tỏa toàn quốc mới bắt đầu từ hôm nay 19/12 trong nỗ lực nhằm ngăn chặn mối đe dọa từ biến chủng Omicron. Người dân mua sắm Giáng sinh ngay trước khi lệnh phong tỏa toàn quốc ở Hà Lan (Ảnh: Reuters). Trong một cuộc họp báo được phát sóng trên truyền hình quốc gia...