Trẻ em mắc COVID-19 tại TP.HCM có xu hướng giảm
PGS.TS Tăng Chí Thượng – giám đốc Sở Y tế TP.HCM – cho biết số ca mắc COVID-19, trong đó có trẻ em, trên toàn thành phố hiện có xu hướng giảm, không còn tình trạng quá tải.
Trẻ mắc COVID-19 đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM – Ảnh: THU HIẾN
Theo số liệu cập nhật đến sáng 5-1 từ Sở Y tế TP.HCM, hiện toàn TP ghi nhận 149 trẻ em mắc COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn, trong đó chủ yếu có triệu chứng nhẹ và trung bình.
Video đang HOT
Hầu hết các trường hợp này đang được theo dõi, chăm sóc và điều trị tại 3 bệnh viện nhi của thành phố, gồm Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 và Bệnh viện Nhi đồng TP.
Cả 3 bệnh viện đều có khoa điều trị COVID-19 với đầy đủ phương tiện vật chất, trang thiết bị và cơ số giường đảm bảo thu dung điều trị cho các trường hợp bệnh nhi mắc COVID-19 trên địa bàn TP.
Cụ thể, tính đến sáng 5-1, tại Bệnh viện Nhi đồng 1 đang điều trị 73 bệnh nhi trên tổng số 155 giường dành riêng cho điều trị COVID-19; Bệnh viện Nhi đồng 2 đang điều trị 58 bệnh nhi trên tổng số 200 giường dành riêng cho điều trị COVID-19 và Bệnh viện Nhi đồng TP đang điều trị 32 bệnh nhân trên tổng số 120 giường dành riêng cho điều trị COVID-19.
“Số ca mắc COVID-19, trong đó có trẻ em, trên toàn TP hiện nay có xu hướng giảm rõ rệt, không có tình trạng quá tải như một số thông tin đăng tải”, ông Thượng khẳng định.
Trước đó, ngày 21-12-2021, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết bệnh viện điều trị cho 180 trường hợp, trong đó có 90 trẻ và 90 người lớn; có 18 trẻ bị nặng đang nằm khu cấp cứu và 3 trường hợp đang thở máy.
Đặc biệt, ghi nhận vào thời điểm đầu tháng 12, mặc dù với công suất chỉ đạt 180 giường, số ca mắc COVID-19 mà bệnh viện tiếp nhận có lúc lên tới 240 bệnh nhân, trong đó bao gồm cả người lớn.
Trẻ em mắc COVID-19 chỉ cần điều trị hỗ trợ tại nhà
Hầu hết trẻ em mắc COVID-19 không có các triệu chứng nghiêm trọng đến mức cần phải điều trị tại bệnh viện.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp phải nhập viện, vấn đề được quan tâm hiện nay là liệu có phương pháp điều trị hiệu quả cho trẻ em không may mắc COVID-19 hay không.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Compton, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) cho biết trong tuần từ ngày 2/9, đã có hơn 243.000 trẻ em ở nước này mắc COVID-19, mức cao thứ hai trong một tuần kể từ khi đại dịch bùng phát cách đây một năm rưỡi. Tuần có nhiều ca bệnh nhi nhất là tuần trước đó, với gần 252.000 ca từ ngày 26/8-2/9. Số bệnh nhi COVID-19 gia tăng trong bối cảnh biến thể Delta lây lan mạnh. Tuy nhiên, theo AAP, trong tổng số gần 5,3 triệu ca trẻ em tại Mỹ mắc COVID-19 kể đầu dịch đến nay, chỉ có 0,1% đến 1,9% số em có triệu chứng nặng phải nhập viện điều trị.
Hướng dẫn điều trị của Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) cũng nêu rõ hầu hết trẻ em nếu mắc COVID-19 sẽ tự khỏi bệnh mà không cần áp dụng bất kỳ phác đồ điều trị cụ thể nào. Theo Tiến sĩ Jim Campbell - Giáo sư Nhi khoa tại Đại học Y Maryland, hầu hết các bệnh nhi COVID-19 chỉ cần điều trị hỗ trợ, tức là không nhất thiết phải nhập viện điều trị mà có thể lựa chọn điều trị tại nhà. Trong khi đó, Tiến sĩ Bill Kapogiannis, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Viện Quốc gia Eunice Kennedy Shriver về chăm sóc sức khỏe trẻ em và phát triển con người, cho biết với những trẻ em mắc COVID-19 điều trị hỗ trợ tại nhà, điều quan trọng cần làm là đảm bảo trẻ uống đủ nước và hạ sốt cho trẻ. Ông Kapogiannis cũng cho hay một số trẻ em bị COVID-19 phải điều trị hỗ trợ tại bệnh viện là để theo dõi huyết áp hoặc nồng độ oxy trong máu. Tuy nhiên, những trường hợp này không nhiều.
Đối với một số trường hợp trẻ em mắc COVID-19 tiến triển nặng, có một số phác đồ điều trị tại bệnh viện đang được áp dụng. Dù vậy, theo NIH, dữ liệu về độ an toàn và hiệu quả của những liệu pháp đó là rất hạn chế. NIH cho biết hướng dẫn điều trị của viện này đối với trẻ em hầu hết dựa trên phác đồ điều trị được khuyến nghị dành cho người lớn, trong đó có thuốc kháng virus Remdesivir và thuốc kháng viêm Dexamethasone.
Thư viện Y khoa quốc gia Mỹ cho biết thuốc Remdesivir có thể giúp hạn chế sự lây lan của virus trong cơ thể và đã được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm của Mỹ (FDA) cấp phép để điều trị COVID-19 tại bệnh viện cho người từ 12 tuổi trở lên và có cân nặng ít nhất 40 kg. FDA cũng cho phép sử dụng khẩn cấp thuốc Remdesivir trong điều trị bệnh nhân COVID-19 có cân nặng từ 3,5 - 40 kg cũng như với trẻ em dưới 12 tuổi nặng ít nhất 3,5 kg. Theo NIH, Remdesivir chủ yếu được khuyên dùng cho trẻ em nhập viện điều trị COVID-19 cần phải hỗ trợ oxy. Đối với Dexamethasone, NIH khuyến cáo sử dụng cho trẻ em phải nhập viện vì COVID-19 và "cần cung cấp oxy lưu lượng cao, thông khí không xâm lấn, thở máy xâm nhập hoặc oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO)".
Cùng với Remdesivir và Dexamethasone, FDA đã cho phép sử dụng khẩn cấp các loại thuốc kháng thể đơn dòng cho những người có nguy cơ cao từ 12 tuổi trở lên và nặng ít nhất 40 kg.
Trẻ em mắc Covid-19 đối mặt với nguy cơ nào? Tỷ lệ mắc Covid-19 ở trẻ em khoảng 10-15%, hầu hết triệu chứng nhẹ, tự khỏi; song trẻ có cơ địa béo phì, thừa cân dễ trở nặng nhanh. Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, chia sẻ như trên, và nhận định tình hình dịch diễn tiến phức tạp, số ca nhiễm mới gia tăng...