Trẻ em mắc COVID-19 có nguy hiểm không, xử trí thế nào?
Trẻ em mắc COVID-19 sẽ như thế nào? Có nguy hiểm hay không? Điều trị COVID-19 cho trẻ em có khác gì với người lớn? Trẻ béo phì, mắc bệnh nền cần lưu ý ra sao?
Một em nhỏ ở Bệnh viện dã chiến số 4 – Ảnh: BVCC
Khi số ca mắc COVID-19 tăng lên nhiều trong cộng đồng thì đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều trẻ em mắc bệnh COVID-19.
Từ ngày 7-7, khi bắt đầu chính thức hoạt động đến nay, Bệnh viện dã chiến số 4 (xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP.HCM) đã tiếp nhận khoảng 1.000 trẻ mắc COVID-19, hiện còn khoảng 200 trẻ. Đa số các bé đi cùng gia đình đến bệnh viện để được cách ly, chăm sóc, điều trị.
Sẽ bình an nhé con!
Gia đình bé N., 13 tuổi, ngụ ở Q.10, TP.HCM, có năm người thì cả năm người cùng nhiễm COVID-19. Ông nội bé mất, ba mẹ bé được đưa vào bệnh viện cũng đã chết vì COVID-19.
Hai chị em bé N. được đưa đến Bệnh viện dã chiến số 4. Biết hoàn cảnh của hai bé rất thương tâm, một nhân viên y tế đã xếp cho hai bé ở cùng với người nhà của mình cũng đang được cách ly tại đây, chăm sóc thêm cho hai bé.
Tối hôm đầu tiên hai chị em khóc suốt vì biết tin ba mẹ mất. Những người ở cùng phòng đã chăm sóc, an ủi, động viên hai bé.
Video đang HOT
Nhân viên công tác xã hội cũng luôn gọi điện hỏi thăm hai bé, hỏi xem hai bé thích gì để gửi vào cho hai bé. Gần đến ngày xuất viện, nhân viên của bệnh viện đã liên hệ với bà ngoại của hai bé ở Đồng Nai đến đón hai bé về.
Một nhân viên y tế đã chia sẻ: “Đại dịch khiến các em có thể sẽ không bao giờ nhớ mặt cha mẹ đã mất vì còn quá nhỏ khi COVID-19 xảy ra. Mất mát quá lớn, quá sớm, nhưng may mắn hai chị em N. đã trở về vẹn toàn trong vòng tay thân yêu, rộng mở và bao dung hơn của những người thân còn sót lại. Rất mong hai em sẽ bản lĩnh, vượt khó và mãi bình an trong cuộc sống”.
Cũng trong một đêm mưa, Bệnh viện dã chiến số 4 đã tiếp nhận một bé trai 9 tuổi cũng mới mất cả ba mẹ. Bé K. vừa đi vừa khóc khi cùng cậu ruột bước vào phòng bệnh.
Trước đó, bệnh viện được các nhân viên y tế địa phương thông báo có hai cháu bé là hai anh em ruột đang gặp vấn đề về sức khỏe. Qua kiểm tra, bác sĩ xác định một trong hai bé bị sốt nhưng không có dấu hiệu khó thở.
Hai anh em K. được xét nghiệm COVID-19. Kết quả bé K. dương tính. Em trai của K. có kết quả âm tính nên được cách ly tại nhà.
Trong khoảng hai tuần theo dõi tại bệnh viện, xét nghiệm hai lần âm tính, bé K. cùng cậu của bé xuất viện. Ngày xuất viện chính là ngày sinh nhật của bé. Dù rất nhiều công việc nhưng nhân viên y tế của bệnh viện vẫn âm thầm chuẩn bị, đặt bánh kem chúc mừng sinh nhật bé.
“Sóng gió đến sớm với con để con kiên cường và bản lĩnh hơn, chúc con một đời bình an bên cạnh những yêu thương cuộc đời con nhé!”. Đây là những lời động viên, sẻ chia của nhân viên y tế dành cho bé K. trong ngày xuất viện.
Ít bị biến chứng hơn
Ông Nguyễn Trần Nam, phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM, hiện đang tham gia điều trị ở Bệnh viện dã chiến số 4, cho biết trẻ em mắc COVID-19 thường bị lây từ gia đình.
Do vậy khi gia đình đi điều trị thì cũng đưa các bé đi cùng. Bệnh viện dã chiến số 4 có 20 tòa nhà, trải rộng trên 30ha, có 4.000 giường bệnh, là nơi tiếp nhận những gia đình có trẻ em mắc COVID-19.
Có những gia đình khi vào bệnh viện có cả ông bà, ba mẹ và các con. Theo bác sĩ Nam, chăm sóc trẻ em mắc COVID-19 khác hơn so với người lớn mắc COVID-19. Với trẻ quá nhỏ cần có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt như trẻ phải ăn cháo, uống sữa.
Ngoài ra, trẻ còn cần được hỗ trợ về tâm lý. Tại bệnh viện, những nhân viên công tác xã hội sẽ gọi điện động viên những bé bị mất ba mẹ hoặc ba mẹ bị chuyển nặng phải đưa đi cấp cứu.
Với những bé không có người thân chăm sóc, bệnh viện huy động những người cùng phòng chưa có biểu hiện nặng hỗ trợ chăm sóc các bé.
Các biến chứng COVID-19 ở trẻ em ít hơn so với người già, người có bệnh nền. Đa số các bé khi vào Bệnh viện dã chiến số 4 chỉ có triệu chứng sốt nhẹ, ho… Các bé sẽ được điều trị triệu chứng vì có các bác sĩ nhi tại bệnh viện.
Tuy nhiên, một số trẻ em bị béo phì hoặc có những bệnh lý mãn tính, khi mắc COVID-19 có thể trở nặng, thậm chí tử vong. Với những trường hợp này, các bác sĩ phải sàng lọc sớm để chuyển sang Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM điều trị.
Bác sĩ Nam cho biết ngày 13-8, Bệnh viện Nhi đồng TP đang điều trị cho 120 trẻ mắc bệnh COVID-19. Những trường hợp này đều được xe cấp cứu 115 hoặc các bệnh điều trị COVID-19, bệnh viện dã chiến chuyển đến.
Ngoài nhiễm COVID-19, các trẻ này cũng có những bệnh lý khác như lồng ruột, suyễn, viêm phổi… Trong 120 bệnh nhi này có 3 bệnh nhi mắc COVID-19 đang phải thở máy.
Indonesia kéo dài các hạn chế xã hội cấp độ 4
Ngày 2/8, Chính phủ Indonesia đã quyết định gia hạn lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng (PPKM) cấp độ 4 ở một số tỉnh và thành phố từ ngày 3-9/8 nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Bệnh nhân COVID-19 chờ được tiếp nhận tại bệnh viện ở Surabaya, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN
Ban đầu, Indonesia triển khai PPKM khẩn cấp từ ngày 3-20/7 trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tăng đột biến, trước khi đổi tên thành PPKM cấp độ 4 triển khai từ ngày 21-25/7 và kéo dài từ ngày 26/7-2/8.
Trong bài phát biểu trên kênh Youtube chính thức của Phủ tổng thống, Tổng thống Joko Widodo cho biết quyết định trên được đưa ra sau khi cân nhắc diễn tiến của một số chỉ số tính đến ngày 1/8. Theo ông, PPKM cấp độ 4 kéo dài từ ngày 26/7 đã mang lại những cải thiện trên một số khía cạnh, từ số ca mắc mới COVID-19, số bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện hoặc tự cách ly ở nhà, tỷ lệ hồi phục, đến tỷ lệ sử dụng giường của các bệnh viện được chỉ định chữa trị bệnh nhân COVID-19 (BOR).
Tuy nhiên, truyền thông sở tại cho biết trong thời gian triển khai PPKM khẩn cấp và PPKM cấp độ 4, số ca mắc và số ca tử vong do COVID-19 vẫn chưa sụt giảm nhiều tuy số lượng bệnh nhân hồi phục có sự gia tăng.
Số ca tử vong do COVID-19 ở Indonesia đã đạt mốc kỷ lục 2.069 ca vào ngày 27/7 và tổng cộng 19.523 ca trong 13 ngày áp dụng PPKM cấp độ 4, tương đương 1.622 ca mỗi ngày. Trong khi đó, tổng số ca mắc COVID-19 là 512.382 ca, tương đương 39.414 ca mỗi ngày. Trong 5 ngày qua, số ca mắc mới có dấu hiệu giảm song vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 10.000 ca mỗi ngày của chính phủ.
Tỷ lệ dương tính ở mức 25,6% trong suốt thời gian áp dụng PPKM cấp độ 4, cao hơn gấp nhiều lần mức khuyến cáo 5% của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Tỷ lệ dương tính cao nói trên cũng phản ánh sự chậm chạp trong công tác xét nghiệm. Tính chung, chỉ có 1.939.406 người được xét nghiệm COVID-19 trong thời gian áp dụng PPKM cấp độ 4, tương đương với 161.617 người mỗi ngày, thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu xét nghiệm cho 324.823 người mỗi ngày tại khu vực Java-Bali.
Trong khi đó, tiến độ tiêm vaccine ngừa COVID-19 cũng không đạt mục tiêu đề ra khi chỉ đạt trung bình 755.765 liều mỗi ngày, thấp hơn mục tiêu của chính phủ là một triệu liều mỗi ngày.
Cùng ngày, Bộ Y tế Indonesia đã ban hành thông tư cho phép phụ nữ mang thai được tiêm vaccine ngừa COVID-19 với lý do đây là một trong những nhóm có nguy cơ phơi nhiễm và mắc các triệu chứng nghiêm trọng.
Cục trưởng Truyền thông và Dịch vụ công thuộc Bộ Y tế, bà Widyawati cho hay qua thông tư này, Bộ Y tế đã chỉ đạo tất cả các cơ quan y tế tiêm vaccine ngay cho phụ nữ mang thai, nhất là tại các khu vực có mức độ lây lan dịch cao. Theo bà Widyawati, phụ nữ mang thai sẽ được tiêm vaccine của các hãng Pfizer/BioNTech, Moderna và Sinovac. Liều đầu tiên sẽ được tiêm trong quý thứ hai của thai kỳ và liều thứ hai sẽ được tiêm cách quãng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Theo thông tư của Bộ Y tế Indonesia, việc tiêm chủng cho phụ nữ mang thai sẽ được đưa vào tiêu chí đặc biệt. Do vậy, quy trình khám sàng lọc hay tiêm chủng sẽ được thực hiện chi tiết hơn các đối tượng khác.
Nhật Bản chuẩn bị gia hạn tình trạng khẩn cấp Chính phủ Nhật Bản sẽ gia hạn tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Tokyo và 4 khu vực khác trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tăng cao giữa lúc diễn ra Thế vận hội Olympic Tokyo 2020. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 27/7/2021. Ảnh: Kyodo/TTXVN Tình trạng khẩn cấp hiện được áp...