Trẻ em không chịu đánh răng có thể có nguy cơ mắc bệnh tim
Trẻ không chịu đánh răng thường xuyên có thể gây ra các vấn đề về răng miệng thậm chí còn dẫn đến bệnh tim.
Một nghiên cứu được nhóm nghiên cứu mà đứng đầu là Tiến sĩ Pirkko Pussinen (Đại học Helsinki, Phần Lan) về một liên hệ giữa bệnh nướu răng và bệnh tim.
Theo đó ở người lớn bệnh nướu ảnh hưởng đến tim là điều đã được chứng minh. Ở nghiên cứu này nhóm tập trung vào vấn đề sức khỏe răng miệng ở thời thơ ấu ảnh hưởng đến cuộc sống sau này như thế nào.
Trẻ không chịu đánh răng có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sau này. Ảnh: Dailymail
Nghiên cứu theo dõi 755 trẻ em cho thấy những trẻ bị sâu răng hoặc bệnh nướu răng có nhiều khả năng tích tụ mảng bám trong động mạch khi trưởng thành, và sau này có thể xơ vữa động mạch. Điều này hạn chế lượng máu giàu oxy có thể đến các cơ quan của chúng ta, làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ hoặc thậm chí tử vong sớm.
Khi các vi khuẩn tích tụ trên nướu lớn sẽ gây viêm, tình trạng viêm này có thể dần dần làm hỏng các mạch máu, dẫn đến xơ vữa động mạch, có thể dẫn đến bệnh tim.
Theo thống kê của khoa Phẫu thuật Nha khoa của Đại học Helsinki, gần một phần ba trẻ em năm tuổi ở Anh bị sâu răng. Và khoảng 42 phần trăm trẻ em từ hai đến 11 tuổi bị sâu răng ở Mỹ.
Video đang HOT
Các triệu chứng của nhiễm trùng răng lợi có thể là tình trạng đau răng, nhạy cảm với nhiệt độ, sưng ở mặt hoặc sốt. Trên thực tế, chỉ có năm phần trăm răng miệng của trẻ em được coi là hoàn toàn khỏe mạnh.
Cũng theo nghiên cứu tiết lộ cả sâu răng và bệnh nha chu của trẻ em làm tăng nguy cơ bị dày ống động mạch cảnh nguy hiểm ở tuổi trưởng thành.
Bệnh nướu răng bắt đầu khi mảng bám tích tụ quanh răng. Một loại mảng bám hoàn toàn khác được tạo thành từ chất béo, cholesterol, canxi và các chất khác có thể tích tụ trong các động mạch của chúng ta, được gọi là xơ vữa động mạch.
Theo thời gian, điều này có thể khiến các động mạch của chúng ta cứng lại, điều này có thể hạn chế lượng máu giàu oxy đến tim, não và các cơ quan khác. Điều này có thể gây ra cơn đau tim, đột quỵ hoặc thậm chí tử vong sớm.
Thanh Vân
Theo Dailymail/vietQ
Bác sĩ ơi: Khi nào cần uống thuốc kháng sinh? Lạm dụng gây hại gì?
Thưa bác sĩ khi trẻ bị bệnh, khi nào thì cần sử dụng thuốc kháng sinh? Lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ gây tác hại gì cho trẻ? (Ngô Bá Vân, 28 tuổi, ngụ TP.HCM)
Kháng sinh là thuốc để điều trị những căn bệnh nhiễm khuẩn và cần được sử dụng một cách an toàn và hiệu quả - Ảnh: Shutterstock
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Thanh, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM): Nhiều người lại có thói quen lạm dụng kháng sinh như con bị ho, cảm, sốt là tự động mua thuốc kháng sinh về uống.
Ngược lại, nhiều bà mẹ lại sợ kháng sinh và không cho con uống dù được bác sĩ kê toa, làm cho tình trạng bệnh của trẻ ngày càng nặng hơn, có khi phải nhập viện. Kháng sinh là thuốc để điều trị những căn bệnh nhiễm khuẩn và cần được sử dụng một cách an toàn và hiệu quả.
Việc lạm dụng kháng sinh sẽ dẫn đến các tác hại:
Tạo ra vi khuẩn kháng thuốc mạnh: Khi phụ huynh tự ý sử dụng kháng sinh theo thói quen sẽ gây hiện tượng lờn thuốc. Uống không đủ liều lượng kháng sinh làm cho vi khuẩn chỉ bị suy yếu chứ chưa chết hẳn.
Như vậy, sau thời gian ngắn, chúng ta sẽ bị bệnh lại vì vi khuẩn đã mạnh lại và chống lại kháng sinh mình đã dùng.
Tiêu diệt vi khuẩn có lợi: Kháng sinh phổ rộng sẽ tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và có hại trong đường ruột, làm cho hệ tiêu hóa bị yếu đi và kéo theo sức đề kháng cũng kém đi.
Lạm dụng kháng sinh cũng gây tổn thương gan. Về lâu dài có nguy cơ gây ung thư, suy tủy, suy thận và các bệnh khác...
Sử dụng kháng sinh đúng và đủ:
Thông thường, kháng sinh đủ liều là 5-7 ngày, có thể kéo dài hơn tùy theo tình hình phát triển của bệnh và có thể thay thế bằng một loại kháng sinh khác nếu sau 3 ngày bệnh nhân không đỡ hơn.
Vì vậy, phải sử dụng kháng sinh theo đúng liều, thời gian chỉ định của bác sĩ.
Không được tự ý ngưng thuốc khi thấy bệnh thuyên giảm vì sẽ làm cho vi khuẩn không bị tiêu diệt hẳn, dễ tái phát và khó điều trị hơn.
Khi dùng kháng sinh sẽ tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa dễ gây hiện tượng tiêu chảy. Vì vậy nên dùng kèm men tiêu hóa hoặc men vi sinh nhưng lưu ý uống cách kháng sinh 1 giờ là tốt nhất.
Khi sử dụng kháng sinh, có thể có một vài tác dụng phụ đối với bệnh nhân. Vì vậy, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách dùng thuốc hoặc thay thế loại thuốc khác.
Đặc biệt, nên uống nước nhiều để giúp loại bỏ hóa chất có hại ra khỏi cơ thể.
Không uống chung thuốc với nước có ga, nước có chất cồn hay nước trái cây, tốt nhất là nước đun sôi để nguội.
Đặc biệt lưu ý, khi đến phòng khám, có nhiều mẹ hay xin bác sĩ cho con thuốc giống lần trước hoặc lấy thuốc chị cho em uống vì thấy triệu chứng giống nhau. Điều này, gây tác hại to lớn vì tình trạng bệnh mỗi người, mỗi lần sẽ khác nhau.
Vì vậy phải đưa trẻ đến khám và không nên dùng kháng sinh khi không cần thiết. Có thể chỉ cần dùng các vitamin hoặc thuốc bổ để cơ thể bé tự tạo miễn dịch chống lại bệnh, tuy nhiên, ở trẻ nhỏ nên tham khảo ý kiến bác sĩ hay dược sĩ ngay cả khi dùng vitamin và thuốc bổ.
Theo Thanh niên
Cho trẻ dùng smartphone quá nhiều làm tăng nguy cơ mắc chứng tăng động Nhiều bậc phụ huynh thường cho con em mình tiếp xúc với smartphone và máy tính bảng từ rất sớm và trong một thời gian kéo dài, tuy nhiên một nghiên cứu mới cho thấy nếu để trẻ xem smartphone hoặc máy tính bảng nhiều hơn 2 giờ mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm...