Trẻ em cũng có thể bị tai biến mạch máu não
Theo Bác sĩ Tống Quang Hưng, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, người cao tuổi thường được cho là hay bị tai biến mạch máu não với các chứng chảy máu não hoặc tắc mạch máu não. Nhưng thực tế, trẻ em cũng có thể bị bệnh này.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn: Internet.
Mới đây, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận một bệnh nhi nam (11 tuổi) nhập viện trong tình trạng hôn mê. Trước đó, bé đang khoẻ mạnh tự dưng đau đầu dữ dội, buồn nôn và nôn, sau đó choáng, sau 30 phút thì hôn mê… Ngay lập tức, bệnh nhi được người nhà đưa đến bệnh viện ở địa phương điều trị. Chụp CT cấp cứu cho thấy, hình ảnh xương sọ bình thường nhưng có xuất huyết não. Bệnh nhân được thở máy, điều trị 2 ngày ở bệnh viện địa phương với các thuốc an thần, chống phù não. Tuy nhiên, do xuất hiện nhiều cơn co giật nên bệnh nhân được chuyển đến Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai.
Khi vào Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân vẫn trong cơn hôn mê, huyết áp chỉ 80/50 và xuất hiện nhiều cơn co giật toàn thân. Các bác sĩ Khoa Nhi tiếp tục điều trị bằng thuốc chống phù não, an thần, chống giật. Ngoài ra, bệnh nhân được dùng kháng sinh, thuốc bảo vệ não và vitamin K. Trong thời gian điều trị, bệnh nhân vẫn được chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ bằng ăn qua đường truyền. Đến ngày thứ 8, bệnh nhân tỉnh táo, được rút nội khí quản. Tuy nhiên, khi chụp mạch não đã phát hiện hình ảnh ổ dị dạng vùng tiểu não, nói gọn lại là dị dạng động – tĩnh mạch.
Video đang HOT
Theo Bác sĩ Tống Quang Hưng, dị dạng động – tĩnh mạch là hiện tượng dị dạng do máu ở động mạch đổ trực tiếp vào tĩnh mạch không qua lưới mao mạch. Dị dạng này có thể dẫn đến chảy máu não gây tử vong. Vì vậy, sau khi hội chẩn, bệnh nhân được chỉ định can thiệp mạch não. Sau can thiệp, bệnh nhân ổn định và ra viện sau 4 tháng, sức khoẻ bình thường, không đau đầu. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn phải tái khám định kỳ để kiểm tra sức khoẻ.
Bác sĩ Tống Quang Hưng khuyến cáo: Xuất huyết não ở trẻ em cũng nguy hiểm như ở người lớn, có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, khi một đứa trẻ đang bình thường bỗng đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn… gia đình cần đưa đến bệnh viện cấp cứu để bác sĩ xử trí khẩn cấp, hạn chế trường hợp tử vong đáng tiếc.
Vnmedia
Nguy hiểm khó lường từ rối loạn mỡ máu
Thống kê của Viện Dinh dưỡng cho thấy hơn 29% người Việt trưởng thành bị rối loạn mỡ máu (rối loạn lipid máu), trong đó tỷ lệ này ở dân thành thị lên tới 44,3%.
Xuất hiện âm thầm, không có triệu chứng cảnh báo rõ ràng nhưng khi lộ diện, rối loạn mỡ máu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và dẫn đến tử vong nhanh.
Tại Mỹ, khoảng 33,6 triệu người trên 20 tuổi có nồng độ cholesterol trong máu cao hơn bình thường, chiếm 15% dân số. Tại Anh, số người rối loạn mỡ máu luôn ở mức cao, với 2/3 dân số có tỷ lệ cholesterol cao hơn mức khuyến cáo. Ở Việt Nam, theo thống kê của Viện Dinh dưỡng, hơn 29% người Việt trưởng thành bị rối loạn mỡ máu, trong đó tỷ lệ này ở dân thành thị lên tới 44,3%.
Rối loạn mỡ máu diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng cảnh báo rõ ràng nhưng lại làm tăng nguy cơ xuất hiện các bệnh lý tim mạch nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim cấp, biến cố mạch vành... Chỉ riêng tại Mỹ, trung bình cứ 6 người chết thì có một người do bệnh mạch vành và cứ 18 người chết thì có một người bị tai biến mạch máu não.
Rối loạn mỡ máu là tình trạng tăng giảm bất thường của các thành phần mỡ máu, bao gồm cholesterol, HDL, LDL và triglyceride. Lúc này, cơ thể không thể sử dụng hết lượng mỡ đưa vào, khiến các thành phần mỡ máu lắng đọng ở nhiều nơi, trong đó có thành mạch máu. Từ đây, các mảng vữa xơ dần hình thành, làm mạch máu trở nên xơ cứng, mất tính đàn hồi. Theo thời gian, các mảng vữa này sẽ trở nên dày và lớn hơn, dần dần gây hẹp lòng các mạch máu, làm giảm cung cấp máu đến các cơ quan tương ứng, trong đó quan trọng nhất là não và tim.
Đôi khi mảng vữa mất ổn định và vỡ ra, làm tắc các mạch máu, dẫn đến những bệnh lý rất nguy hiểm là nhồi máu cơ tim cấp hay tai biến mạch máu não. Các mảng vữa nếu hình thành ở mạch máu ngoại biên có thể làm hẹp lòng các mạch máu này, dẫn đến thiếu máu nuôi chi mạn tính, nặng nề hơn là hoại tử chi phải cắt cụt. Vì gây ra những hậu quả hết sức nặng nề, rối loạn mỡ máu cần được điều trị sớm để ngăn ngừa tổn thương các cơ quan quan trọng trong cơ thể.
Cần tầm soát sớm để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh rối loạn mỡ máu.
Người thừa cân, chế độ ăn uống không khoa học kết hợp lối sống ít vận động là những đối tượng nguy cơ cao của rối loạn mỡ máu. Để đo nồng độ của các thành phần mỡ máu, người ta cần lấy máu bệnh nhân làm xét nghiệm. Chỉ số cholesterol tỷ trọng thấp LDL càng cao thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng lớn. Ngược lại, nồng độ cholesterol tỷ trọng cao HDL càng cao thì sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Việc tầm soát mỡ máu nên khởi đầu ở nam giới trên 35 tuổi không có yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành và nam giới từ tuổi 20 có một số yếu tố nguy cơ như đái tháo đường, tiền căn gia đình có người bị bệnh tim mạch sớm, tiền căn gia đình có rối loạn mỡ máu, bản thân có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch (hút thuốc lá, tăng huyết áp...). Nữ giới có yếu tố nguy cơ tim mạch nên tầm soát mỡ máu từ 20 tuổi.
TS.BS Nguyễn Hoàng Định - ThS.BS Võ Tuấn Anh
Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM
Theo VNE
Cách ngăn ngừa tai biến mạch máu não Theo Giáo sư bác sĩ Phạm Gia Khải - Chủ tịch hội tim mạch học Việt Nam, việc ngăn ngừa hình thành và làm tan cục máu đông chính là biện pháp hạn chế tai biến mạch máu não. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, việc ngăn ngừa hình thành và làm tan cục máu đông chính là biện pháp hàng...