Trẻ đội MBH: Xác định độ tuổi bằng nghiệp vụ
Khi được CSGT tuyên truyền, đa số các bậc phụ huynh đều ý thức được việc đội MBH cho trẻ em.
Từ sáng nay (8/4) lực lượng CSGT toàn TP đã đồng loạt ra quân thực hiện việc xử phạt việc trẻ em trên 6 tuổi không đội mũ bảo hiểm (MBH).
Dù trước đó, chủ trương này đã được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng cũng không tránh khỏi những khúc mắc cần giải đáp, nhất là những khó khăn và tính khả thi trong quá trình thực hiện… Quanh vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với trung tá Nguyễn Văn Đức – Đội trưởng Đội CSGT số 2 – CA TP.Hà Nội, phụ trách an toàn giao thông (ATGT) địa bàn quận Ba Đình và Tây Hồ (ảnh nhỏ) – nơi có hàng chục trường học…
Triển khai nhiệm vụ mới, điều khó nhất là xác định độ tuổi của trẻ để tránh những xung đột không cần thiết giữa CSGT và phụ huynh. Các đồng chí đã giải quyết tình huống này thế nào?
- Một tuần qua, khi Đội CSGT số 2 thí điểm việc tuyên truyền với phụ huynh, chúng tôi chưa gặp trường hợp nào nói dối về độ tuổi con em mình. Đa số các bậc phụ huynh đều ý thức được việc đội MBH cho các cháu là cần thiết.
Trên thực tế, cũng không khó xác định độ tuổi của các cháu. Ví dụ, khi dừng xe kiểm tra, cán bộ, chiến sĩ thay vì hỏi bố mẹ cháu về độ tuổi, sao không hỏi luôn thẳng con trẻ điều này, bởi con trẻ không biết nói dối. Thậm chí, có cháu bé khi biết việc chúng tôi làm, còn mách luôn tội bố vừa vượt đèn đỏ…
Video đang HOT
Lãnh đạo Phòng CSGT – CATP khi giao nhiệm vụ tới từng đơn vị đã xác định, trong quá trình xử lý, lực lượng CSGT sẽ bằng nghiệp vụ để xác định được độ tuổi của trẻ. Trường hợp nào khó xác định, sẽ tập trung tuyên truyền là chủ yếu.
CSGT sẽ không kiểm tra bất cứ giấy tờ nào ngoài quy định tại Luật Giao thông đường bộ. Chúng tôi cũng đã tổ chức nhiều buổi tuyên truyền về ATGT và nâng cao ý thức công dân khi tham gia giao thông tới hàng chục trường học trên địa bàn hai quận Ba Đình và Tây Hồ.
Việc người lớn chưa ý thức được việc đội MBH cho trẻ em sẽ khác việc vi phạm giao thông thông thường của các đối tượng khác. Vậy có nên áp dụng những biện pháp mạnh như kiên quyết chặn xe vi phạm bằng mọi giá?
- Vào trước 6h hằng ngày, khi đơn vị điểm danh quân số, chúng tôi vẫn nhắc nhở cán bộ chiến sĩ những quy tắc ứng xử điều lệnh, trong đó nhấn mạnh đến tư thế, tác phong khi ứng xử với người dân. Ai cũng biết xử lý người vi phạm giao thông như tinh thần nhiệm vụ mới là phức tạp và rất có khả năng xảy ra xung đột với những lý do người dân đưa ra là chính đáng khi lo cho con đi học muộn, muộn giờ làm…
Xác định rõ những khó khăn này, mỗi cán bộ, chiến sĩ khi được phân công làm nhiệm vụ đều phải là những tuyên truyền viên tích cực về ATGT. Trong trường hợp cần thiết, vẫn xử lý những lỗi vi phạm giao thông thông thường như không có giấy tờ, bằng lái xe, xe thay đổi màu sơn kiểu dáng, xe không gương…
Vậy trong ca làm việc sáng nay 8/4 có gì đặc biệt?
- Sáng 8/4, chúng tôi tới đơn vị sớm hơn thường nhật. Sau lễ chào cờ, những quy tắc ứng xử điều lệnh, những ứng xử về tác phong cũng đặc biệt được nhấn mạnh cùng với những bài học ứng xử đã học được khi xử lý tình huống cụ thể được quán triệt đến từng cán bộ, chiến sĩ. Với phương châm đảm bảo ATGT và nâng cao ý thức người dân, chúng tôi đã sẵn sàng với nhiệm vụ mới!
Xin cảm ơn đồng chí!
Chở người ngồi trên xe máy không đội MBH: Phạt từ 100.000 – 200.000 đồng. Nghị định 34/2010/NĐ – CP đã quy định bắt buộc đội MBH cho trẻ em từ đủ 6 tuổi trở lên khi được người khác chở bằng xe gắn máy. Cụ thể, tại điều 9, khoản 3, mục k của nghị định này quy định, phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng với hành vi “chở người ngồi trên xe máy không đội MBH hoặc đội MBH không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật”.
Theo 24h
Đội MBH cho trẻ: Bố mẹ sẽ nói dối tuổi?
Sẽ có phụ huynh nói dối về độ tuổi của con để tránh xử phạt? - "Đó quả là một hành động đáng lên án!".
Xung quanh câu chuyện Hà Nội đang thực hiện xử phạt phụ huynh không đội mũ bảo hiểm cho con trẻ khi đi xe máy, đã có nhiều ý kiến băn khoăn về cơ sở để xác định độ tuổi của trẻ.
Trước đó, nhiều người e ngại khi chở con ra đường bằng xe máy phải mang theo giấy khai sinh. Tuy nhiên, Phòng CSGT TP. Hà Nội khẳng định sẽ không kiểm tra bất cứ giấy tờ nào ngoài quy định tại Luật Giao thông đường bộ đối với người tham gia giao thông nhằm xác định độ tuổi của trẻ. Qua đó, lực lượng CSGT sẽ sử dụng nghiệp vụ để xác định được độ tuổi của trẻ.
Vậy CSGT sẽ xác định tuổi của đứa trẻ ngồi trên xe máy bằng cách nào?
Hỏi miệng là biết ?
Nghị định 71 quy định, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
Giải đáp về phương pháp xác định tuổi trẻ em để xử phạt trên đường, ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia cho rằng điều này không quá khó.
Đơn cử, CSGT đứng xử lý cách xa một quãng trước cổng trường. Nếu học sinh đi học được bố mẹ đón về vào giờ tan trường, rõ ràng rất dễ nhận biết tuổi của đứa trẻ qua phù hiệu trường, đồng phục trường. Nếu là học sinh tiểu học trở lên, chắc chắn phải hơn 6 tuổi.
"Trong thực tế, vấn đề đội mũ bảo hiểm đối với trẻ em vẫn có thể xử lý tốt." - Ông Thái khẳng định.
Một cán bộ CSGT cho rằng, để xác định một đứa trẻ đã đủ 6 tuổi hay chưa là rất dễ. Trong trường hợp không phải là lúc đứa trẻ đến trường, CSGT có thể kiểm tra bằng thực nghiệm. Ví dụ hỏi bố mẹ và chính đứa trẻ đó rằng: "Cháu đã bao nhiêu tuổi?".
Cán bộ CSGT này tin rằng, sẽ không có bậc cha mẹ nào lại cố tình nói dối trước mặt con hoặc dạy con nói dối. Bởi không ai vì một số ít tiền phạt mà lại làm hư con mình.
"Nếu một phụ huynh nào đó vẫn chấp nhận nói dối để tránh bị phạt thì quả là một hành động đáng lên án." - CSGT này nói.
Việc xử lý vi phạm không đội mũ bảo hiểm cho trẻ em sẽ được thí điểm tại 3 quận của Hà Nội là: Đống Đa, Ba Đình và Cầu Giấy (Ảnh minh họa)
Chỉ được phạt nếu có bằng chứng cụ thể
Luật sư Hà Huy Phong (Giám đốc Công ty Luật Inteco, Hà Nội) cho rằng, nếu phụ huynh và đứa trẻ không thừa nhận, mà CSGT sử dụng nghiệp vụ trên đường để xác định độ tuổi của trẻ là không phù hợp.
Vị luật sư phân tích: "Về mặt khoa học mà nói, để xác định độ tuổi, chỉ có phương pháp đo xương".
Do vậy, CSGT dùng phương pháp hỏi tuổi, hay bắt bẻ qua lời nói chỉ là một phương pháp hỗ trợ, một nguồn thông tin tham khảo mà thôi. Đó không thể là cơ sở để đưa ra kết luận và xử phạt.
Kể cả việc hỏi đứa trẻ "cháu mấy tuổi rồi, học trường nào..." cũng không có ý nghĩa gì. Đơn giản vì lời của một đứa trẻ ở đây không thể được coi là căn cứ có tính pháp lý.
Luật sư Hà Huy Phong nhấn mạnh, chỉ trong trường hợp CSGT chuyển hóa phương pháp nghiệp vụ thành những tài liệu, bằng chứng cụ thể mới xử phạt được.
Chẳng hạn nếu phụ huynh thừa nhận đứa trẻ đi cùng là con mình, đã hơn 6 tuổi và lập giấy cam đoan, có chữ ký xác nhận mới có thể coi là căn cứ để CSGT lập biên bản xử phạt.
Ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia cho biết, lâu nay, ở TP. HCM và Đà Nẵng đã thực hiện rất tốt quy định đội mũ bảo hiểm cho trẻ.
Hồi đầu năm, TP. HCM đã triển khai chiến dịch. Ngoài lực lượng CSGT xử phạt, còn có sự tham gia của ngành giáo dục. Các trường học đã vận động, đề nghị phụ huynh làm cam kết. Qua đó, thầy cô cũng như phụ huynh có nhiệm vụ nhắc nhở, chủ động đội mũ bảo hiểm cho các cháu.
Cách cưỡng chế cũng rất mềm dẻo. Không có chuyện CSGT chặn đường, xử phạt khi phụ huynh học sinh đang đưa con tới trường vào buổi sáng. Điều này cũng là để tránh cho các em học sinh bị muộn giờ học, mặt khác không gây ra hình ảnh phản cảm.
Theo 24h
TPHCM: Ghi hình trẻ em không đội MBH Chọn MBH cho trẻ ở một cửa hàng trên đường Phạm Hồng Thái, quận 1 - TPHCM. Ảnh: Hồng Thúy Lực lượng CSGT TPHCM sẽ chốt chặn ở các trường học để ghi hình những trường hợp không đội mũ bảo hiểm (MBH) cho học sinh. Thông tin từ Phòng CSGT Đường sắt đường bộ - Công an TPHCM cho biết từ nay...