Trẻ dị ứng với trứng gà có nên tiêm vaccine cúm?
Vaccine được nuôi cấy trong trứng gà có thể phải cân nhắc khi tiêm cho người dị ứng với trứng ở mức độ rất nghiêm trọng.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, hầu hết các vaccine phòng ngừa cúm được nuôi cấy trong trứng gà.
Chủng siêu vi sẽ được tiêm vào trứng gà thụ tinh, ủ trong vài ngày để cho phép virus nhân lên. Sau đó, chất lỏng trong trứng có chứa virus với nồng độ nhất định sẽ được thu thập. Đối với các mũi tiêm phòng cúm, virus cúm sẽ bị tiêu diệt một phần trong bước kế tiếp nhằm phá vỡ cấu trúc siêu vi để giảm độc lực của chúng.
Một số phụ huynh lo ngại, nếu con bị dị ứng trứng gà sẽ không tiêm được vaccine phòng cúm. Trong khi đó, một số địa phương đang ghi nhận số ca cúm A tăng cao, trẻ em có thể chuyển nặng nếu mắc bệnh.
Phần lớn vắc xin phòng cúm được nuôi cấy trong môi trường trứng. Ảnh minh họa.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho hay, phụ huynh cần hiểu rõ, trẻ dị ứng với trứng gà không thuộc nhóm chống chỉ định tiêm vaccine cúm. Nếu trẻ dị ứng trứng với biểu hiện nhẹ như ngứa, nổi mề đay… vẫn có thể tiêm vaccine cúm bình thường.
“Chỉ khi nào trẻ được xác định là dị ứng trứng gà mức độ rất nặng, sốc, phản ứng nghiêm trọng, mới cần xem xét việc nên hoãn tiêm vaccine cúm hay không”, bác sĩ Khanh nhấn mạnh. Phụ huynh cần thông báo tiền sử dị ứng của trẻ một cách đầy đủ với bác sĩ khám sàng lọc trước tiêm.
Theo trang thông tin Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), tỷ lệ tai biến, mức độ tai biến khi chích ngừa cúm giữa 2 nhóm trẻ có và không dị ứng trứng là không khác biệt.
Bên cạnh đó, trẻ bị phản ứng với vaccine cúm không phải lòng trắng trứng là thành phần duy nhất. Trẻ có thể dị ứng với 1 trong rất nhiều thành phần khác của vaccine như protein còn sót lại, kháng sinh, chất bảo quản, ổn định, phức hợp bất hoạt virus…
Video đang HOT
Một số nghiên cứu mới cho rằng, lượng protein trứng trong một liều vaccine cúm hầu như không đủ để kích hoạt phản ứng nghiêm trọng với người dị ứng trứng thông thường. Do đó, chỉ những trường hợp dị ứng nghiêm trọng với trứng mới cần cân nhắc khi tiêm vaccine nuôi cấy từ trứng gà.
Khi tiêm vaccine cúm, phụ huynh cần khai báo tiền sử dị ứng của trẻ, theo dõi tại chỗ sau tiêm 30 phút theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Dị ứng trứng xảy ra ở khoảng 1,3% ở trẻ em và 0,2% ở người lớn, biểu hiện với nhiều mức độ khác nhau. Mức độ nhẹ, trẻ có thể biểu hiện bên ngoài da như ngứa, phát ban, nặng hơn là phù mạch, khó thở, tim nhanh, hạ huyết áp… đến rất nghiêm trọng như sốc, tụt huyết áp, đôi khi ảnh hưởng đến tính mạng.
Các vaccine phòng ngừa cúm làm giảm nguy cơ mắc bệnh và lây truyền, giảm tỷ lệ biến chứng nặng. Đặc biệt cần thiết ở nhóm dễ chuyển nặng khi mắc cúm như phụ nữ có thai, người trên 65 tuổi, trẻ nhỏ, người bệnh mãn tính…
vaccine ngừa cúm có hiệu lực bảo vệ lên đến 90% nhưng chỉ kéo dài gần một năm. Lý do là các loại virus cúm thường có tính đột biến và thay đổi cấu trúc kháng nguyên liên tục theo chu kỳ năm. Các loại vaccine được dùng trong năm nay có thể không còn tác dụng phòng ngừa trong năm sau.
Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo nên đi tiêm phòng cúm mỗi năm một lần, nhằm đảm bảo sự tương đồng giữa chủng virus cúm đang lưu hành với chủng virus cúm có trong vaccine.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm A, đối tượng nào dễ gặp?Bệnh cúm A gây ra bởi các chủng của virus cúm A như H1N1, H3N2, H5N1, H7N9, thường phát triển và gây bệnh vào mùa đông xuân ở nước ta. Nhưng năm nay bệnh rộ lên khi giữa mùa hè.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm A, đối tượng nào dễ gặp?Bệnh cúm A gây ra bởi các chủng của virus cúm A như H1N1, H3N2, H5N1, H7N9, thường phát triển và gây bệnh vào mùa đông xuân ở nước ta. Nhưng năm nay bệnh rộ lên khi giữa mùa hè.
Cúm A gia tăng, người Hà Nội lo sợ đi tiêm vội vaccine
Nhiều người ở Hà Nội đi tiêm vaccine cúm trong bối cảnh số ca mắc cúm A tăng cao bất thường trong mùa hè.
Đưa hai cháu nhỏ đến tiêm vaccine phòng bệnh cúm tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bà Nguyễn Thị Cừ (Hà Nội) cho biết khu bà ở ghi nhận nhiều ca nhiễm cúm A, không chỉ trẻ em mà còn người lớn. Bệnh cúm thường xảy ra vào mùa đông - xuân nhưng năm nay nhiều người mắc bệnh vào mùa hè, khiến ai cũng lo lắng. Những đứa trẻ gần nhà bà Cừ đều được bố mẹ đưa đi tiêm vaccine phòng bệnh cúm.
Tiêm sớm để phòng bệnh
Không chỉ bà Cừ mà nhiều gia đình khác cũng đưa con đi tiêm phòng cúm trong bối cảnh ca mắc tăng. Chị Vũ Hoài Giang, (Chương Mỹ, Hà Nội) chia sẻ, gia đình có 4 người thì 3 người đều đi tiêm. "Con trai tôi vừa tiêm vaccine cúm được hơn tháng. Hôm nay tôi và con gái nhỏ 20 tháng đi tiêm. Do do bận công việc nên chồng tôi chưa sắp xếp thời gian nhưng cũng sẽ cố gắng tiêm sớm nhất để phòng bệnh", chị Giang nói.
Tiêm vaccine phòng cúm tại Hệ thống tiêm chủng VCHT.
Theo thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương, một tháng trở lại đây, số người đến tiêm vaccine phòng bệnh cúm tăng cao. Nếu như tháng 6, số người đến tiêm chỉ khoảng gần 200 người thì từ ngày 1 - 18/7, lượng người đến là gần 300.
BS Nguyễn Văn Luyến, Khoa Dự phòng kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bệnh viện đã chuẩn bị đầy đủ vaccine để phục vụ người dân.
Tại Hệ thống tiêm chủng VCHT, BS Nguyễn Thị Kim Nhung cho biết, thời gian gần đây số ca mắc cúm tăng cao, nhiều người nhanh chóng đưa cả gia đình tới tiêm. Vì thế mà số người tiêm tăng đột biến trong một tháng trở lại đây. Riêng một tuần gần đây, lượng khách hàng tiêm cúm so với thời điểm này của năm ngoái tăng gấp 7 lần.
"Dịch cúm thường xảy ra vào mùa đông xuân nên lượng khách tiêm cúm thường tăng vào đầu mùa đông (khoảng tháng 10 hàng năm), nhưng năm nay tăng bất thường vào mùa hè", BS Nguyễn Thị Kim Nhung nói.
Anh Trần Thanh Hiếu, Quyền Giám đốc Trung tâm kinh doanh Vabiotech cũng thông tin, hai tuần gần đây, người đến tiêm vaccine cúm tăng cao. Không chỉ trẻ em, người tiêm trước khi mang thai thì nhu cầu tiêm cúm của người lớn và người già cũng tăng. Những ngày này, số người tiêm cúm tăng khoảng 3 lần so với thời gian trước.
Nguyên nhân người dân đổ xô đi tiêm cúm nhiều so với năm ngoái là do hiện nay, số ca mắc cúm A xu hướng tăng và năm trước do ảnh hưởng của dịch COVID-19, người dân đi tiêm ít hơn.
Vẫn đủ nguồn vaccine cúm A
Đại diện hệ thống tiêm chủng VNVC nhận định, năm nay, virus cúm A diễn biến bất thường, bùng phát trái mùa, trẻ em và người lớn nhập viện điều trị cúm và biến chứng do cúm ngay giữa mùa hè. Vì thế, tỷ lệ tiêm vaccine cúm cũng gia tăng.
Theo các chuyên gia, ngoài yếu tố bất thường của virus cúm thì di chứng hậu COVID-19 cũng khiến cựu F0 "yếu thế", do hệ hô hấp đã bị tổn thương trước đó chịu thêm cú "đánh" cúm mùa và bệnh truyền nhiễm khác. Đây cũng là lý do tỷ lệ tiêm chủng cúm ở người lớn, đặc biệt là cựu F0 tăng.
Về lo lắng khan hiếm vaccine cúm trước tình trạng người dân đổ xô đi tiêm, anh Trần Thanh Hiếu, Quyền Giám đốc Trung tâm kinh doanh Vabiotech khẳng định, hiện trung tâm vẫn đủ số vaccine tiêm chủng cho người dân. Các hãng cung cấp xác nhận tiếp tục cung ứng. Tuy nhiên ông Hiếu cũng cảnh báo vaccine có thể hết nếu nhu cầu tiêm vaccine cao.
Tại Hệ thống Tiêm chủng VCHT, bác sĩ Nguyễn Thị Kim Nhung khẳng định, hiện số lượng vaccine ở đây vẫn đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng. Cơ sở này cũng nhập số lượng lớn vaccine phòng cúm.
Số người tiêm vaccine phòng bệnh cúm tăng trong thời gian gần đây. (Ảnh: Thanh Hải)
Bác sĩ Nhung khuyên các gia đình, nhất là gia đình con nhỏ nên đi tiêm phòng cúm cho con khi đủ 6 tháng tuổi và tiêm phòng cúm hàng năm cho cả nhà.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo người dân nên tiêm vaccine cúm càng sớm càng tốt. Những trường hợp mắc cúm sau khi bình phục 1-2 tuần, sức khỏe bình thường có thể đi tiêm. Tiêm vaccine cúm giúp giảm tỷ lệ mắc cúm hoặc nếu mắc thì giảm tỉ lệ nhập viện và các biến chứng nặng như viêm phổi, viêm màng não.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm A Cúm A thường tiến triển lành tính, nhưng cũng có thể có biến chứng nặng và nguy hiểm, thường gặp ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch, hô hấp. Bệnh cúm A gây ra bởi các chủng của virus cúm A như H1N1, H3N2, H5N1, H7N9, thường phát triển và gây bệnh vào mùa Đông Xuân. Theo Tổ chức...