Trẻ dễ dàng tiếp xúc với nội dung khiêu dâm từ rất sớm
Qua nghiên cứu, 49% trẻ em và vị thanh niên được hỏi cho biết đã tiếp xúc với nội dung khiêu dâm trực tuyến.
Ngày 13-11, Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) đã tổ chức hội thảo tham vấn xây dựng đề án bảo vệ trẻ em trong môi trường mạng.
Theo Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em, tính đến tháng 6-2015, số lượng người dùng Internet tại Việt Nam đã đạt trên 45 triệu người, chiếm 48% dân số. Trong đó, số lượng trẻ em tham gia mạng Internet khá phổ biến, những bất cập trong môi trường kỹ thuật số đã dẫn đến những nguy cơ đối với trẻ em.
Cụ thể, các quy định về nội dung khiêu dâm, truy cập vào trò chơi và các trang Web khiêu dâm bị cấm nhưng tại các quán cà phê, Internet tại Việt Nam lại tồn tại khá phổ biến. Qua nghiên cứu, 49% trẻ em và vị thanh niên được hỏi cho biết đã tiếp xúc với nội dung khiêu dâm trực tuyến, chủ yếu là tình cờ. Những cách phổ biến nhất để tình cờ tiếp xúc các nội dung khiêu dâm trực tuyến chủ yếu bằng cách vô tình xem một cửa sổ pop-up hoặc đi đến một trang Web khiêu dâm khi online.
Theo các đại biểu tình trạng trẻ em bị lừa đảo trực tuyến rất cao. Ảnh: VIẾT LONG
Cũng theo Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, trẻ em nghiện game online là trò chơi phổ biến nhất ở cả thành thị và nông thôn. Một cuộc khảo sát của Sở GD&ĐT TP Hà Nội trên 370.000 học sinh, sinh viên thuộc 100 trường, phát hiện ra rằng đa phần học sinh, sinh viên tại Hà Nội đến các quán Internet để chơi trò chơi một đến ba lần/tuần, trong 1-3 giờ mỗi lần…
Tuy nhiên, theo ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng, Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, cho rằng hiện nay các quy định pháp lý liên quan đến bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng còn thiếu, Nhà nước chưa có quy định cụ thể đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ mạng nhằm phân loại các nội dung trên Internet, năng lực của các cơ quan quản lý còn hạn chế: “Dưới góc nhìn chính sách, bất kỳ trẻ em nào khi truy cập mạng đều có nguy cơ rủi ro bị xâm hại, vì vậy chính sách hướng tới trẻ em cần được bảo vệ để giảm thiểu rủi ro này dù nguy cơ là cao hay thấp…” – ông Nam chia sẻ.
VIẾT LONG
Video đang HOT
Theo_PLO
Hơn 90% ĐBQH biểu quyết thông qua kế hoạch phát triển KTXH năm 2016
Đã có hơn 90% đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua toàn bộ Dự thảo Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016.
Sáng 10/11, dưới sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, các đại biểu Quốc hội có mặt tại hội trường đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016.
Quốc hội đã nghe Ủy viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu thay mặt UBTVQH trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình chỉnh lý ý kiến ĐBQH về dự thảo Nghị quyết kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và Ủy viên Đoàn thư ký kỳ họp, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc trình bày dự thảo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2016.
Sau đó, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Dự thảo Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 gồm 4 phần: Thứ nhất về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015; thứ hai là mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu năm 2016; thứ ba là nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu; thứ tư là tổ chức thực hiện.
Kết quả biểu quyết nội dung 1.
Nội dung biểu quyết 1: Quốc hội biểu quyết thông qua mục tiêu tổng quát năm 2016.
Kết quả: Tổng số đại biểu tham gia biểu quyết là 444 = 89,88%, đại biểu tán thành 441 = 89,27%, không tán thành 2 = 0,40%, không biểu quyết 1 = 0,20%.
Kết quả biểu quyết nội dung 2.
Nội dung biểu quyết 2: Quốc hội biểu quyết thông qua các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội năm 2016.
Kết quả: Tổng số đại biểu tham gia biểu quyết 444 = 89,88%, đại biểu tán thành 444 = 89,88%, không tán thành 0, không biểu quyết 0.
Kết quả biểu quyết nội dung 3.
Nội dung biểu quyết 3: Quốc hội biểu quyết thông qua toàn bộ Dự thảo Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016.
Kết quả: Tổng số đại biểu tham gia biểu quyết 477 = 90,49%, tán thành 477 = 90,49%, không tán thành 0, không biểu quyết 0.
Bên hành lang Quốc hội, trả lời PV báo Người Đưa Tin ngày 10/11, ĐB Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) cho biết:
"Quốc hội đã tiếp thu các ý kiến đóng góp của các ĐBQH và đưa ra Nghị quyết phản ánh những thành công năm 2015 đồng thời đưa ra kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2016.
Nghị quyết lần này cũng thể hiện được ý chí của tập thể Quốc hội. Do đó, nghị quyết được Quốc hội thông qua với tỷ lệ rất cao, hơn 90%", ĐB Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ĐB Trần Hoàng Ngân cũng lưu tâm đến những thách thức trong năm 2016 khi đề cập đến việc Chính phủ cần hỗ trợ cho sản xuất của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
"Cuối năm nay, chúng ta tham gia cộng đồng quốc tế ASEAN. Như vậy, với thị trường 600 triệu dân, chúng ta phải tự do hóa về hàng hóa, vốn, kỹ năng. Các doanh nghiệp trong nước, bên cạnh cơ hội mở ra thị trường không gian rộng lớn nhưng thách thức là không nhỏ. Thách thức đó sẽ rơi vào sản xuất nhỏ, yếu thế.
Chính phủ cần phải có chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tôi vẫn theo đuổi một gói hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó, chủ yếu tập trung hỗ trợ vốn, lãi xuất thấp để có thể vay đổi mới công nghệ, hiện đại máy móc, thiết bị. Chính điều này mới giải quyết được bài toán nâng cao năng suất lao động", ĐB Trần Hoàng Ngân nói.
Dương Thu
Theo_Người Đưa Tin
Tìm bản sắc cho báo chí thời truyền thông xã hội Mạng Internet ra đời và phát triển khiến "môi trường sinh thái" của các phương tiện truyền thông truyền thống thay đổi mạnh mẽ. Trong một thập kỷ gần đây, truyền thông xã hội (social media) đã có những ảnh hưởng rất lớn tới báo chí truyền thống. Nó không chỉ làm độc giả thay đổi cách thức tiếp cận thông tin, mà...