Trẻ dễ bị viêm tai giữa tiết dịch
Thời gian gần đây, tôi có gặp một số trẻ em đến khám thính lực bị viêm tai giữa thời kỳ đầu của giai đoạn tiết dịch trong hòm nhĩ, được phát hiện nhờ nghiệm pháp đo nhĩ lượng đồ. Một số cháu mới bị viêm mũi họng và đã điều trị, một số cháu không có biểu hiện gì là đang bị bệnh.
Đây là một bệnh thường gặp ở trẻ em. Cứ 10 trẻ thì có 1 – 2 trẻ mắc bệnh này. Triệu chứng chính của bệnh là nghe kém. Trẻ đang ở giai đoạn học nói nếu mắc bệnh sẽ bị ảnh hưởng làm chậm quá trình học nói, chậm quá trình phát triển ngôn ngữ dẫn tới ảnh hưởng phát triển trí thông minh.
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa thanh dịch, tuy nhiên nguyên nhân hàng đầu hay được nhắc đến là rối loạn chức năng vòi nhĩ. Vòi nhĩ có chức năng làm cân bằng áp suất tai giữa và áp suất không khí bên ngoài. Khi vùng mũi họng bị viêm (niêm mạc mũi họng dày lên, VA sưng to…) gây tắc cửa vòi nhĩ làm áp suất âm trong hòm nhĩ (tai giữa) tăng lên gây sự tiết dịch các tế bào niêm mạc hòm nhĩ vì vậy hòm nhĩ có dịch gọi là viêm tai giữa tiết dịch.
Ngoài ra, vì vòi nhĩ ở trẻ em ngắn và rộng hơn ở người lớn rất nhiều nên vi trùng, virút vùng mũi họng dễ đi theo đường vòi nhĩ vào tai giữa gây viêm tai giữa nhiễm khuẩn hoặc nhiễm vi rút với giai đoạn đầu là sự tiết dịch ở hòm nhĩ. Cũng chính vì sự khác biệt này nên bệnh viêm tai giữa có thể gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em nhưng trẻ em bị nhiều hơn.
Viêm tai giữa tiết dịch nếu không điều trị đúng và kịp thời sẽ làm bệnh tiến triển nặng hơn là viêm tai giữa tụ mủ, nếu tiếp tục không điều trị sẽ gây viêm tai giữa thủng nhĩ…
Tuy nhiên, vì giai đoạn đầu của viêm tai giữa tiết dịch triệu chứng rất nghèo nàn nên cha mẹ thường không nhận biết. Ngay cả nhiều bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng cũng có thể chẩn đoán bỏ sót bệnh này vì ít khi các bé có biểu hiện nóng sốt, đau tai. Khám tai giai đoạn đầu của viêm tai giữa tiết dịch màng nhĩ thường bình thường, khi bệnh nặng hơn có thể thấy bóng khí ở màng nhĩ hay mực nước ở hòm nhĩ, bệnh nặng nữa lúc đó màng nhĩ mới bắt đầu dày đỏ. Ở giai đoạn đầu của viêm tai giữa tiết dịch soi tai bằng đèn hay thậm chí nội soi tai cũng cho kết quả bình thường. Để chẩn đoán sớm bệnh viêm tai giữa tiết dịch:
Về phần bác sĩ, nghiệm pháp đo nhĩ lượng đồ là một nghiệm pháp quan trọng cần chỉ định. Nghiệm pháp đo nhĩ lượng đồ là một trong những nghiệm pháp để đánh giá tai giữa. Kết quả cho biết tai giữa bình thường hay đang bị bệnh của nó nhiều khi có trước những triệu chứng được biểu hiện ở bệnh nhân. Vì thế dù nội soi tai bình thường bệnh nhân cũng cần được đo nhĩ lượng để phát hiện sớm dịch trong tai giữa. Tùy theo kết quả của nhĩ lượng đồ chúng ta cũng có thể biết tình trạng ứ dịch nhiều hay ít trong tai giữa.
Về phần cha mẹ, người chăm sóc bé, giáo viên nếu thấy bé có hiện tượng nghe kém hơn trước nên cho bé đi khám ở bác sĩ tai mũi họng, nếu bác sĩ quên cho kiểm tra thính lực và nhĩ lượng thì nên đề nghị bác sĩ cho con mình được kiểm tra những test này.
Video đang HOT
Để phòng bệnh viêm tai giữa tiết dịch nên giữ gìn vệ sinh vùng mũi họng. Khi bị viêm mũi họng nên điều trị tích cực để tránh biến chứng viêm tai. Đối với trẻ nhỏ ngoài việc giữ vệ sinh vùng mũi họng không nên cho bé bú sữa ở tư thế nằm…
TTƯT.BS.CKII. Nguyễn Thị Bích Thủy
TheoSức khỏe & Đời sống
Phát hiện và phòng bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ
Viêm tai giữa là bệnh viêm cấp tính ở lớp niêm mạc lót trong tai giữa, thường xuất phát sau viêm mũi họng. Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, hay gặp hơn ở trẻ nhỏ.
Nếu không được phát hiện và điều trị đúng có thể gây biến chứng nguy hiểm. Vậy khi nào trẻ VTG cần nhập viện để điều trị?
Viêm tai giữa thường do vi khuẩn từ vòm họng theo vòi nhĩ lên tai giữa gây nên, do cơ chế bảo vệ của lớp niêm mạc vòi nhĩ không còn hoạt động hiệu quả hoặc lỗ vòi nhĩ bị tắc nghẽn do các khối choán chỗ tại vùng vòm họng (VA trẻ em).
Nghiên cứu cho thấy, trẻ bú mẹ có tác dụng phòng chống viêm tai giữa trong năm đầu đời, vì trong sữa mẹ có kháng thể giúp bé đề kháng tốt với bệnh tật. Các yếu tố làm trẻ dễ bị mắc viêm tai giữa tái phát là: không được bú mẹ; bị VTG cấp trong 6 tháng đầu đời; cha mẹ hoặc anh chị có tiền sử viêm tai, trẻ sứt môi, hở hàm ếch kể cả đã được vá chỉnh.
Trẻ em có nguy cơ bị VTG cao hơn người lớn vì ở trẻ em sụn vòi nhĩ còn mềm, dễ bị xẹp, vòi nhĩ ở trẻ em ngắn và nằm ngang hơn người lớn, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh, trẻ dễ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn hô hấp trên. Đặc biệt, tình trạng viêm VA phổ biến ở trẻ em cũng dễ dẫn đến bệnh viêm tai giữa.
Đặt ống thông khí điều trị viêm tai giữa thanh dịch
Làm sao biết trẻ bị viêm tai giữa?
Khi VTG thường có biểu hiện đặc trưng: chảy mủ tai và đau nên trẻ nhũ nhi hay quấy khóc, đưa tay dụi hoặc cấu tai, chán ăn, nôn hoặc tiêu chảy, có thể sốt cao. Khi ấn vào vùng tai hoặc kéo vành tai bệnh nhân đau nhói. Trẻ nhỏ khóc thét. Ở trẻ lớn còn kêu đau đầu, nghe kém.
Dấu hiệu đặc trưng của VTG là soi thấy màng nhĩ đỏ, không di động hoặc căng phồng... chảy mủ và đau tai là dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán.
Khi nào trẻ bị viêm tai giữa cần nhập viện điều trị?
Khi có các biểu hiện xấu như sốt, nôn nhiều, nhức đầu, rét run, tổng trạng suy sụp, trẻ lớn kêu chóng mặt. Những trẻ dưới 4 tháng tuổi khi có biểu hiện của VTG nên nhập viện để điều trị và theo dõi vì hệ thống miễn dịch của bé chưa phát triển hoàn chỉnh, dễ có biến nặng và nguy hiểm.
Thường viêm tai xuất phát sau viêm mũi họng. Khoảng 2/3 số trường hợp VTG cấp là do vi khuẩn trong đó hay gặp nhất là phế cầu, đó cũng chính là những vi khuẩn gây viêm phổi, vì thế phải dùng kháng sinh để điều trị ngay. Kết hợp các thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm, các thuốc nhỏ mũi kết hợp nhỏ tai.
Bệnh nhi viêm tai khi khám nếu thấy màng nhĩ căng phồng, bác sĩ sẽ trích màng nhĩ để giúp mủ thoát ra hoặc đặt ống thông khí ở tai để dẫn lưu. Trường hợp tai chảy mủ, ngoài việc dùng thuốc, các bà mẹ cũng có thể tự làm khô tai cho trẻ bằng giấy quấn sâu kèn như sau:
- Gấp và cuộn tờ giấy thấm hoặc mảnh vải bông sạch lại thành sâu kèn (không dùng tăm bông, tăm que hoặc giấy viết vì cứng, chạm vào thành tai gây đau tai).
- Đặt sâu kèn vào tai trẻ cho đến khi thấm ướt mủ, lấy sâu kèn ra và đặt tiếp một sâu kèn mới khác, làm như vậy cho đến khi tai khô. Ngày thay 3 - 4 lần. Thường phải làm 1 - 2 tuần tai mới khô hẳn.
Làm sao tránh biến chứng viêm tai xương chũm?
Viêm tai xương chũm là biến chứng rất nguy hiểm thường gặp sau VTG 1 - 2 tuần. Vì vậy, nếu trẻ bị VTG đã điều trị nhưng không đến nơi đến chốn hoặc không điều trị, đột nhiên xuất hiện các triệu chứng cấp tính của tai như: trẻ sốt cao trở lại, toàn trạng hốc hác do nhiễm khuẩn, nhiễm độc, trẻ lớn kêu đau tai, đau lan lên nửa đầu, chảy mủ tai tăng hoặc đột nhiên ngừng chảy mủ.
Ảnh minh họa: Internet
Ấn vùng xương chũm (ấn vào sau tai hoặc kéo vành tai) trẻ thấy đau buốt hoặc khóc thét nếu trẻ nhỏ (phản ứng xương chũm dương tính). Cần cho đi khám chuyên khoa tai - mũi - họng ngay vì nếu viêm tai xương chũm không điều trị đúng cách sẽ dẫn tới viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm.
Đây là một bệnh cấp cứu trong tai - mũi - họng nếu không điều kịp thời sẽ nguy hiểm tính mạng.
Lời khuyên thầy thuốc
Như trên đã nói, trẻ bú mẹ ít bị VTG vì trong sữa mẹ có kháng thể giúp bé có sức đề kháng tốt. Hơn nữa, vấn đề vệ sinh cho trẻ như khi tắm không để nước vào tai giữa, vệ sinh mũi họng để trẻ không bị viêm hô hấp trên, amidan, VA vì giữa mũi họng và tai trong có ống thông nhau nên vi khuẩn vùng mũi họng qua đó mà lan sang tai.
Khi đã bị bệnh cần được bác sĩ thăm khám và kê đơn điều trị, theo dõi chặt chẽ các biến chứng. Trẻ sinh ra có yếu tố nguy cơ (gia đình có anh chị em bị VTG) càng cần chú ý khi có dấu hiệu đau tai và sốt.
Theo phunusuckhoe
Buổi tối cho con đi ngủ vào giờ này trẻ sẽ ngày càng thông minh Giờ đi ngủ buổi tối có tác động rất lớn đến sự phát triển thể chất và trí thông minh của trẻ. Đa số cha mẹ đều biết điều này nhưng đi ngủ vào giờ nào là tốt nhất hẳn không phải ai cũng biết! Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ, nhưng hiện nay nhiều cha mẹ có thói quen ngủ...