Trẻ dậy thì sớm gây ra nhiều hệ lụy: 4 thực phẩm cha mẹ nên kiểm soát chặt khi cho trẻ ăn
Theo các chuyên gia, đây là 4 nhóm thực phẩm có thể khiến trẻ bị dậy thì sớm nếu cho ăn nhiều. Bạn nên tìm hiểu và kiểm soát tốt để tránh rơi vào tình trạng “dở khóc dở cười”.
Trong bối cảnh hiện nay, có rất nhiều gia đình đang phải “dở khóc dở cười” về tình trạng trẻ phát triển quá nhanh, dậy thì sớm.
Có những gia đình mới đầu rất vui sướng vì thấy con cái phát triển thuận lợi, “lớn nhanh như thổi”, nhưng sau đó thì họ cảm thấy vô cùng ân hận vì đã chăm sóc trẻ “quá đà”, khiến trẻ lớn quá nhanh về thể chất, chênh lệch hẳn với sự phát triển tâm lý và trí tuệ.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến dậy thì sớm chính là do ăn uống, bồi dưỡng cho trẻ quá mức cần thiết. Theo các bác sĩ trên kênh Bác sĩ Gia đình (TQ), sau đây là nhóm 4 thực phẩm liên quan đến sự dậy thì sớm của trẻ, và 3 giải pháp giúp bạn ngăn chặn sớm tình trạng này.
4 loại thực phẩm có thể gây dậy thì sớm
Chúng ta thường nghe suốt ngày những lời giới thiệu tuyệt vời về các loại thực phẩm chức năng, thuốc bổ trên các phương tiện truyền thông. Lâu dần sẽ có cảm giác muốn cho con cái sử dụng các sản phẩm đó, thậm chí nhiều người còn chưa tìm hiểu kỹ con mình có cần dùng hay không vẫn triển khai dùng thử.
Thực phẩm chức năng bản chất không trực tiếp gây ra dậy thì sớm, nhưng nhiều người đang làm dụng nó, nhiều trẻ chưa thực sự cần thiết phải sử dụng, hoặc có nhiều gia đình bồi bổ cho trẻ quá sớm hoặc quá nhiều khiến cho trẻ trong chốc lát tăng trưởng quá nhanh.
Mặc dù thực phẩm chức năng có những tác dụng nhất định lên sức khỏe của cơ thể, nhưng đối với trẻ em, chức năng tiêu hóa còn chưa hoàn thiện, có thể dẫn đến dậy thì sớm.
Ví dụ các thực phẩm chứa thành phần nhân sâm, sa sâm, đông trùng hạ thảo, hoàng kỳ… và những thực phẩm nguồn gốc thuốc Đông y khác thì bạn cần chú ý kiểm soát lượng cho trẻ ăn, không được ăn quá nhiều.
2, Thịt động vật nuôi với thức ăn chứa hóa chất
90% trẻ em thích ăn thịt, điều này thì hầu hết các bậc cha mẹ đều biết. Có rất nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng, trẻ càng ăn nhiều thịt động vật thì nguy cơ dậy thì sớm càng cao. Đặc biệt, những loại thịt được nuôi bằng chất tăng trọng, thực phẩm công nghiệp có chứa hóa chất thúc đẩy tăng trưởng.
Khi trẻ được cho ăn những loại thịt này, chất tăng trưởng tồn dư trong thịt cũng sẽ hấp thụ vào cơ thể trẻ, khiến trẻ sẽ lớn nhanh hơn về thể chất.
Qua kinh nghiệm cho thấy, những loại thịt động vật nuôi từ nguồn thực phẩm chứa chất tăng trưởng, đặc biệt là các bộ phận như cổ ga, cổ vịt thì hạn chế tuyệt đối cho trẻ ăn, bởi đây là bộ phận chứa nhiều nguy cơ tồn dư chất hóa học nhất.
Video đang HOT
3. Trái cây và rau quả trái vụ
Hầu hết các loại trái cây và rau quả được sản xuất trái vụ đều ít nhiều phải dùng đến hóa chất kích thích tăng trưởng mới có thể phát triển và cho thu hoạch thuận lợi. Ngay kể cả khi tiêu thụ vẫn còn phải có cách bảo quản đặc biệt.
Điều này giúp chúng ta hiểu rằng, nếu trẻ ăn quá nhiều, sẽ gây ra hiện tượng dậy thì sớm. Các chuyên gia khuyên rằng, cha mẹ nên cố gắng cho trẻ ăn các loại trái cây và rau theo mùa (chính vụ) và rửa thật kỹ để tránh dư lượng thuốc trừ sâu.
Trẻ em thích ăn thức ăn nhanh (đồ Tây) đặc biệt là các món nổi tiếng như gà rán, khoai tây chiên, đây là những thực phẩm có hàm lượng calo cao, nếu ăn quá nhiều thực phẩm dạng này, chúng sẽ được chuyển đổi thành chất béo, tạo ra những rối loạn nội tiết, gây dậy thì sớm.
Làm thế nào để ngăn ngừa nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ?
1, Kiểm soát lượng protein
Đừng cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm có hàm lượng protein cao, vì sự dư thừa dinh dưỡng có thể gây dậy thì sớm.
Nên cho trẻ ăn ít thịt hơn, chẳng hạn như thịt lợn, vịt, gà,… vì nó chứa rất nhiều kích thích tố thúc đẩy tăng trưởng trong quá trình nuôi dưỡng. Bạn có thể cho con bạn nhiều trái cây tươi, rau và hải sản để đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng.
2, Không được sử dụng thực phẩm chức năng một cách thiếu hiểu biết
Đừng mù quáng sử dụng sữa ong chúa, nhân sâm, hoàng kỳ và các loại thuốc bổ khác, kể cả những loại có nguồn gốc tự nhiên, thuốc thảo dược. Khi một đứa trẻ đang mắc bệnh, ốm yếu hoặc có vấn đề về sức khỏe, nhiều phụ huynh sẽ nghĩ ngay đến giải pháp dùng thực phẩm bổ sung, với hy vọng rằng thuốc có thể làm cho tình trạng sức khỏe phục hồi nhanh chóng.
Thực tế lại không hẳn như vậy, bạn luôn phải nghiên cứu tình trạng thực tế của trẻ và cách chăm sóc bồi bổ sao cho thật khoa học và phù hợp.
3. Cất giữ thuốc tránh thai, hóa mỹ phẩm cẩn thận
Các đồ đạc trong nhà chứa hóa chất và thuốc cũng có thể gây ra những nguy cơ dậy thì sớm cho trẻ. Các bác sĩ nói rằng những thứ như thuốc tránh thai, mỹ phẩm, tuyệt đối không nên để cho trẻ tiếp xúc, không cho trẻ dùng chung đồ dùng này của người lớn để tránh làm tăng nguy cơ phát triển quá sớm,
Ngoài ra, không nên cho trẻ uống các loại thuốc bổ não, thúc đẩy phát triển trí não, vì đây cũng là một trong những nguồn gây nguy cơ dậy thì sớm.
Cho trẻ ăn uống đúng cách, khoa học, phù hợp với độ tuổi với thực đơn ăn uống lành mạnh, đa dạng có thể giúp trẻ phát triển toàn diện, bình thường. Không cần quá lo lắng và cho trẻ ăn quá mức cần thiết.
Theo docbao.vn
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội: Trường học không được "tự quyết" chọn sữa học đường
"Không thể giao quyền cho các trường tự chọn sữa học đường vì không thể đủ năng lực. Đồng thời, chương trình cần có tính thống nhất trên địa bàn toàn thành phố", ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho hay.
"Trẻ thành phố béo phì nhưng thiếu chất"
PGS.TS Bùi Thị Nhung - Trưởng khoa Dinh dưỡng Trường học, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, sữa là một trong 8 nhóm thực phẩm được khuyến cáo nên sử dụng hàng ngày, có mặt trên tất cả tháp dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi. Sữa quan trọng và dễ tiếp thu của giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì.
Chẳng hạn, bữa ăn học đường được Nhật Bản thực hiện từ năm 1954, trong đó yêu cầu mỗi bữa trưa trẻ mầm non, tiểu học phải được uống 200ml. Sau 40 năm áp dụng, người Nhật đã tăng chiều cao thêm 10cm, tuổi thọ ở mức cao nhất thế giới.
Tại Thái Lan, chỉ số này là 170,3cm với nam và 159cm với nữ, ở Mỹ là 175,9cm với nam và 162,1cm với nữ, ở Trung Quốc là 172,1cm với nam và 160,1cm với nữ. Trong khi đó, ở Việt Nam chiều cao trung bình của nam mới đạt 163,9cm và 153,7cm với nữ, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực.
Đặc biệt, khẩu phần canxi của người Việt Nam hiện chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu khuyến nghị về canxi. Tỷ số canxi/phospho của khẩu ăn hiện thấp làm giảm khả năng hấp thu và chuyển hóa canxi trong xương, gây ra tình trạng thấp còi.
Trong khi đó, một ly sữa dạng lọc 100ml chưa 100mg hàm lượng canxi. Vì vậy, việc uống sữa là một trong những cách để hấp thụ canxi, giảm thiểu tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ.
Tại buổi giao ban Thành ủy Hà Nội chiều 25/9, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, các trường không đủ năng lực để tự thực hiện sữa học đường. (Ảnh: Đ.T)
Bà Nhung cho hay, hiện nay, trẻ em thành phố có tỉ lệ béo phì tăng cao nhưng vẫn thiếu chất. Chương trình sữa học đường không tăng thêm năng lượng, khiến học sinh bị béo phì mà sẽ bổ sung các vi chất để tăng chiều cao, bổ sung chất đúng như kinh nghiệm của nhiều nước tiên tiến trên thế giới.
"Khi thấy con béo phì, nhiều phụ huynh cắt sữa. Tuy nhiên, thực tế, các thực phẩm như bánh bao, bánh giò, xôi đều có lượng kalo nhiều hơn sữa. Trẻ béo phì không phải do sữa mà bởi nếp sống chuộng đồ ăn nhanh. Một hộp sữa trong bữa phụ sẽ tốt hơn chiếc bánh quy, bánh giò hay bánh rán.
Việc dậy thì sớm của trẻ liên quan hormone tồn dư trong rau, thịt gà, thịt lợn của bữa ăn hàng ngày. Hiện chưa có bài báo quốc tế nào đăng thông tin về mối liên hệ giữa sữa và dậy thì sớm. Trẻ thừa cân béo phì vẫn cần canxi và thừa cân béo phì không phải do sữa mà là do chế độ ăn uống", bà Nhung nói.
Các trường không được tự chủ
Trả lời câu hỏi của PV Dân trí về việc, hiện tại, đơn vị thực hiện đã tiến hành khảo sát năng lực triển khai chương trình sữa học đường của các trường trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt là trường công lập, đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cho hay, các trường tùy theo năng lực để có thể lưu trữ. Các trường lớn có thể lưu trữ sữa trong ngày và theo tuần với các trường nhỏ.
Đơn vị này cũng cho hay, đây là chủ trương đã được HĐND TP thông qua, nếu tỷ lệ phụ huynh đăng ký chỉ khoảng 50%, đề án vẫn được triển khai.
Theo đó, Bộ Y tế đặt hàng riêng sữa học đường với các công ty, chứ không phải sữa chọn ngẫu nhiên. Chương trình thực hiện theo chủ trương của Chính phủ, vì sức khoẻ của học sinh, đảm bảo mọi thứ tốt nhất về chất lượng, giá cả... Sữa học đường có thành phần cung cấp trên vỏ, có tem nhãn mác riêng để phụ huynh kiểm tra.
Hiện nay, trẻ em thành phố có tỉ lệ béo phì tăng cao nhưng vẫn thiếu chất. (Ảnh minh họa)
Về tiêu chuẩn sữa, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho hay: "Ngành giáo dục sẽ làm việc với Bộ Y tế và Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Trong đó, Viện Dinh dưỡng quyết định sẽ có thành phần nào. Sở Y tế chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Sở GD&ĐT quản lý việc thực hiện của các trường thông qua hệ thống".
Trước câu hỏi về việc có nên giao quyền tự chủ cho các trường học quyết định loại sữa học đường, ông Tiến cho rằng, không thể giao quyền cho các trường được vì không thể đủ năng lực cũng như chương trình cần có tính thống nhất trên địa bàn toàn thành phố.
Theo Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Trần Xuân Hà, đây là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước và Hà Nội đã chủ động vào cuộc để triển khai một Đề án nhằm nâng cao tầm vóc, trí tuệ của học sinh mẫu giáo, tiểu học, đảm bảo cho các em có sức khỏe tốt để tham gia các hoạt động học tập, rèn luyện.
Chương trình được triển khai hoàn toàn tự nguyện nên cần tuyên truyền để các nhà trường, giáo viên, phụ huynh học sinh hiểu rõ, từ đó tham gia chương trình theo đúng tinh thần của Đề án.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
6 lời khuyên ăn uống lành mạnh mà dân văn phòng không nên bỏ qua Để có một sức khỏe tốt và làm việc hiệu quả thì đây là những lời khuyên ăn uống lành mạnh mà dân văn phòng nên chú ý. Với đặc thù công việc bận rộn, ngồi từ 6 - 8 tiếng một ngày, dân văn phòng có thể gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe như mỏi mắt, đau mỏi xương khớp, cong...