Trẻ dậy thì sớm – có thể mắc bệnh lý nào?
Dậy thì là sự phát triển sinh lý bình thường, thường bắt đầu ở 10 tuổi với trẻ gái, 12 tuổi ở trẻ trai. Tuy nhiên, hiện nay ngày càng có nhiều trẻ dậy thì sớm hơn.
Nguyên nhân và biểu hiện dậy thì sớm
Dậy thì sớm là khi có các dấu hiệu dậy thì trước 8 tuổi ở trẻ gái và trước 9 tuổi ở trẻ trai. Dậy thì sớm xuất hiện ở các trẻ gái nhiều gấp 10 lần các trẻ trai. Một số trường hợp dậy thì sớm chỉ đơn thuần là sự trưởng thành trước thời hạn. Tuy nhiên, một số bệnh lý có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra biến đổi này.
Dậy thì sớm ở trẻ gái
Hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ gái có thể do có những rối loạn về mặt sinh dục. Có thể gây tăng tiết estrogen hay các trường hợp có u nang buồng trứng, u não các bệnh tuyến giáp…
Dậy thì sớm xuất hiện ở các trẻ gái nhiều hơn gấp 10 lần so với các trẻ trai. Trẻ gái dậy thì sớm có các biểu hiện như ngực phát triển, có nụ vú, quầng vú hơi nhô lên và hơi nở rộng ra, xuất hiện lông nách, lông mu, thay đổi hình dáng cơ quan sinh dục ngoài và có kinh nguyệt.
Ở những trẻ bị tăng tuyến thượng thận bẩm sinh, hoóc môn sinh dục nam quá nhiều khiến trẻ trai bị dậy thì sớm. Ngoài ra khối u ở tinh hoàn cũng gây tăng tiết hoóc môn sinh dục và gây dậy thì sớm.
Ở trẻ trai, dậy thì sớm làm xuất hiện các dấu hiệu như: Tinh hoàn và dương vật to lên.
Bìu sậm màu, xuất hiện lông mu hoặc lông nách, râu (thường phát triển đầu tiên trên môi trên), mụn trứng cá, giọng trầm đi và có mùi cơ thể người lớn.
Trẻ dậy thì sớm thường có chiều cao thấp hơn tiêu chuẩn.
Ảnh hưởng của dậy thì sớm
Dậy thì sớm cũng có thể gây khó khăn cho trẻ về tinh thần. Trẻ dậy thì sớm có thể xấu hổ hoặc ngượng về những thay đổi thể chất của mình so với bạn bè cùng trang lứa dẫn đến cách cư xử của trẻ cũng có thể thay đổi. Trẻ gái có thể buồn rầu và dễ cáu. Trẻ trai có thể hay gây gổ nhiều hơn.
Video đang HOT
Mặt khác những đứa trẻ này, mặc dù dậy thì sớm về sinh lý nhưng tâm lý lại không phát triển. Do đó trẻ rất dễ bị kẻ xấu lợi dụng quấy rối tình dục, lạm dụng tình dục… Nhiều bé gái bị xâm hại tình dục dẫn đến mang thai hay mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Trẻ dậy thì sớm thường có chiều cao thấp hơn tiêu chuẩn do hoóc môn sinh dục kích thích sự phát triển của xương. Khi giai đoạn dậy thì kết thúc, sự tăng trưởng chiều cao cũng dừng lại. Vì vậy trẻ dậy thì sớm thường không đạt được chiều cao đầy đủ khi trưởng thành. Nhiều trường hợp trẻ dậy thì sớm bị lùn.
Việc có kinh nguyệt trước tuổi 9 ở bé gái còn khiến các bé bị giảm lưu lượng máu trong cơ thể, dẫn tới giảm oxy lên não nguy hiểm đến tính mạng.
Hơn nữa, trẻ em gái dậy thì sớm sẽ tăng khả năng bị ung thư vú, cao huyết áp và các biến cố của bệnh lý tim mạch sau này khi đến tuổi mãn kinh.
Trẻ dậy thì sớm còn quá nhỏ để đối phó với sự thay đổi của cơ thể, kết hợp với sự hạn chế trong giáo dục giới tính ở nhiều nơi khiến các bé thường thiếu kỹ năng để chăm sóc cơ thể.
Khi thấy trẻ có biểu hiện bất thường lứa tuổi, cần đưa trẻ đi khám và điều trị sớm để hạn chế ảnh hưởng của dậy thì sớm.
Cha mẹ cần chia sẻ, quan tâm đến trẻ
Việc chần chừ trong điều trị dậy thì sớm ở trẻ có một phần nguyên nhân từ việc cha mẹ trẻ chưa nhận thức được dậy thì sớm có nguy hiểm không.
Cha,mẹ cần đặc biệt đến sự phát triển của trẻ. Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện bất thường so với lứa tuổi, cần đưa trẻ đi khám và điều trị sớm để hạn chế ảnh hưởng của dậy thì sớm.
Khi trẻ được kết luận là dậy thì sớm thì việc điều trị kết hợp giáo dục tâm lý lứa tuổi là điều cần thiết. Nếu nguyên nhân gây dậy thì sớm là bệnh lý thì cần phải điều trị.
Cha, mẹ cần quan tâm, chia sẻ, giải thích cho con hiểu, hướng dẫn con cách chăm sóc cơ thể và tâm sự với con như một người bạn, giúp con vượt qua những khó khăn về tâm lý trong giai đoạn này.
10 yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vú chị em cần lưu ý
Phụ nữ trên 40 tuổi; người dậy thì sớm và mãn kinh muộn; người béo phì; người có yếu tố gia đình... có nguy cơ ung thư vú cao hơn các đối tượng khác.
Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, nước ta có gần 183.000 số ca mắc mới ung thư, trong đó ung thư vú là 21.555 người mắc chiếm tỷ lệ 11,8%. Ngoài ra cũng trong năm 2020, Việt Nam ghi nhận hơn 9.345 trường hợp tử vong vì căn bệnh này.
Ung thư vú là bệnh ung thư thường gặp nhất ở nữ giới. Vậy ai sẽ có nguy cơ mắc ung thư vú?
Dưới đây là 7 yếu tố nguy cơ gia tăng ung thư vú:
Ngoài 40 tuổi
Ung thư vú có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng từ ngoài 40, có nguy cơ mắc cao hơn các đối tượng khác.
Không sinh con, sinh con muộn
Những phụ nữ không sinh con và sinh con đầu lòng sau độ tuổi 30 có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn những người bình thường.
Nhấn để phóng to ảnh
Có sẵn bệnh lý tuyến vú
Những người mắc bệnh lý về tuyến vú: như xơ vú, áp - xe - vú... nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những tổn thương khó hồi phục ở vùng vú và tiến triển thành ung thư.
Yếu tố di truyền
Trong gia đình nếu có bà, mẹ hay chị gái mắc ung thư vú thì tỷ lệ mắc ung thư vú của cá nhân đó sẽ cao hơn. Phần lớn các trường hợp ung thư vú do di truyền thường từ 2 gen BRCA1 và BRCA2. Những phụ nữ có đột biến gen BRCA1 và/hoặc BRCA2 có thể có đến 80% nguy cơ mắc bệnh.
Mắc ung thư buồng trứng
Người từng bị ung thư như ung thư buồng trứng, phúc mạc, vòi trứng hoặc đã từng xạ trị vùng ngực cũng có nguy cơ bị ung thư vú cao.
Dậy thì sớm, mãn kinh muộn
Phụ nữ dậy thì sớm và mãn kinh muộn (sau 55 tuổi) cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn người khác.
Nguyên nhân là do những phụ nữ này chịu tác động lâu dài của hormone estrogen và progesterone.
Béo phì
Béo phì cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Nguyên nhân là do phụ nữ bị béo phì thường sản sinh ra nhiều estrogen hơn so với phụ nữ khác. Béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ dẫn đến ung thư vú mà còn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mỡ máu và các bệnh ung thư khác như ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng, ung thư gan...
Lối sống và sinh hoạt thiếu khoa học
Những người có chế độ ăn uống nhiều calo trong khi cơ thể lười vận động sẽ làm lượng mỡ thừa trong cơ thể tăng cao dẫn đến béo phì và làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
Hút thuốc lá, bia rượu
Những người hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, căng thẳng kéo dài cũng dễ dẫn đến ung thư vú.
Phơi nhiễm phóng xạ
Tuy lượng phơi nhiễm từ tia X là rất thấp nhưng nữ giới cũng cần hạn chế tiếp xúc với môi trường phóng xạ để tránh nguy cơ mắc bệnh.
Tuy nhiên, như đã nói, ung thư vú có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Vì vậy, chị em cần duy trì tự khám vú mỗi tháng. Ngoài 40 tuổi cần thực hiện khám vú định kỳ tại bệnh viện.
Khi vú có các dấu hiệu bất thường như: Cục u không đau ở vú; Ngứa và phát ban kéo dài quanh núm vú; Chảy máu hoặc tiết dịch bất thường ở núm vú; Vùng da trên vú sưng và dày lên; Vùng da trên vú sần vỏ cam hoặc nhăn nheo; Núm vú bị tụt hoặc lõm vào trong; Vùng nách sưng, đau hoặc có u... cần đến viện khám ngay để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Sao Ngoại hạng Anh đã có vợ, bị bắt vì xâm hại tình dục trẻ em Premier League rúng động trong lúc chuẩn bị cho mùa giải mới, khi một ngôi sao đã lập gia đình, bị cảnh sát bắt giữ với cáo buộc xâm hại tình dục trẻ em. Danh tính cầu thủ này hiện được giữ kín nhưng có thể xác nhận, là trụ cột của đội 1 Everton. Premier League rúng động trong lúc chuẩn bị...