Trẻ con cũng bị đau khớp
Thấy cậu con trai 12 tuổi kêu đau khớp, chị Minh (Hà Nội) nghĩ con bị đau do chạy nhảy nhiều. Nhưng sau đó, cháu sốt cao, khớp gối sưng rồi cứng lại, đưa đi khám, chị mới ngỡ ngàng khi biết con bị viêm khớp mãn tính.
“Mình cứ nghĩ bệnh viêm khớp chỉ có ở người già, lão hóa nên khớp mới gặp trục trặc, chứ có biết đâu trẻ con cũng bị. Đến khi khớp gối bên phải cứng lại, chân bên đó cũng có dấu hiệu teo lại thì đã muộn. Chỉ khổ thân cháu còn bé mà phải sống chung với căn bệnh này suốt đời”, chị Minh buồn bã nói.
Theo tiến sĩ Lê Minh Hương, Trưởng khoa Miễn dịch- Dị ứng- Khớp, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội), rất nhiều người vẫn nghĩ viêm khớp là bệnh của người già. Tuy nhiên, thực tế gần đây, số trẻ nhập viện vì viêm khớp có xu hướng ngày càng gia tăng.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cha mẹ đưa con đi khám như: đau mỏi xương khớp tuổi đang lớn, viêm khớp cấp tính do vi khuẩn, do lao, viêm sau chấn thương…, bệnh khớp mãn tính do nguyên nhân rối loạn miễn dịch (tự miễn, lupus, bạch cầu cấp…).
Đau khớp, nhức chân là than phiền thông thường ở trẻ tuổi đi học (3-7 tuổi) sau một ngày chạy nhảy, vận động nhiều hoặc có xô ngã. Nếu trẻ bị đau do vận động nhiều hoặc do tiếp xúc, va chạm với các vật cứng thì không có vấn đề gì đáng lo ngại. Nếu không thì cha mẹ cần đưa con đi khám vì rất có thể trẻ bị viêm khớp mãn tính.
Video đang HOT
Cũng theo bác sĩ, viêm khớp mãn tính ở trẻ là bệnh khá phổ biến, có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Bệnh có một số dấu hiệu cảnh báo như các khớp bị đau khi vận động và hết đau khi nghỉ ngơi. Tình trạng này thường là do bệnh đang âm thầm tiến triển, thậm chí có trường hợp có thể gây đau không ngớt. Bên cạnh đó, một biểu hiện phổ biến của bệnh là các khớp bị cứng, đặc biệt nặng vào buổi sáng.
Ngoài ra, người bệnh có thể thấy các khớp bị sưng hoặc biến dạng, thậm chí phát ra các tiếng động “lắc rắc” khi vận động hoặc thấy các cơ bắp xung quanh khớp bị viêm yếu đi (do ít vận động).
Trẻ có thể bị viêm ở các khớp vai, khủy, gối hoặc ở bàn tay, bàn chân. Đặc biệt, nếu bị viêm khớp hệ thống, tổn thương nhiều hệ cơ quan trong cơ thể thì trẻ có thể bị sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ toàn thân, thậm chí các triệu chứng này không giảm khi dùng aspirin liều thông thường. Trẻ có thể bị nổi mẩn đỏ ở thân mình và các gốc chi nhưng các mẩn đỏ này mất đi rất nhanh.
Trên lâm sàng, nếu dấu hiệu sưng khớp khó xác định, bác sĩ có thể dùng siêu âm để chẩn đoán. Chụp X-quang thường không có giá trị nhiều trong giai đoạn sớm vì chưa thấy các tổn thương. Hơn nữa cũng cần phải loại trừ một số bệnh lý khác có thể gây ra bệnh cảnh tương tự như: thấp khớp cấp, tổn thương khớp trong các bệnh hệ thống và bệnh lý về máu…, tiến sĩ Hương cho biết.
Bệnh nguy hiểm ở chỗ nếu phát hiện quá muộn, gây tổn thương khớp nghiêm trọng sẽ dẫn đến tàn phế. Vì vậy khi thấy có những biểu hiện bất thường như sưng, đỏ, nóng, đau ở khớp, cha mẹ nên đưa trẻ đến khám các chuyên khoa cơ xương khớp.
Viêm khớp mãn tính ở trẻ được điều trị bằng các thuốc giảm đau, kháng viêm, corticoid, ức chế miễn dịch, vật lý trị liệu… Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, trẻ có thể bảo tồn được các khớp và hạn chế tối đa sự biến dạng gây tàn phế. Tuy nhiên, sau khi điều trị ổn định trẻ vẫn cần được khám và theo dõi định kì theo chuyên khoa để tránh trường hợp bị lại.
Theo VNE
Chân què vì tự tiêm thuốc vào khớp
Sau khi tiêm 10 mũi thuốc trong 15 ngày vào khớp để chữa bệnh đau đầu gối tại một phòng khám tư, chị Nguyễn Thị L (Quảng Ninh) đã phải vào bệnh viện cấp cứu và bác sĩ kết luận, chân không thể đi lại được bình thường.
Chị L khi vào viện cấp cứu trong tình trạng sốt cao, đầu gối sưng to và không đi lại được. Qua khám xét các bác sĩ nhận định, trong khớp gối của chị L có mủ và tiến hành mổ ngay để hút ra 200ml mủ trong khớp. Do chị L đến bệnh viện quá muộn, bệnh đã diễn biến quá nặng nên rất khó có thể đi bình thường được nữa.
Ảnh minh họa.
Đây là 1 trong số rất nhiều bệnh nhân bị các bệnh lí về khớp đã chữa trị bằng cách tiêm thuốc vào khớp đã để lại di chứng nặng nề.
Theo các bác sĩ, hiện nay có nhiều phương pháp điều trị các bệnh về khớp. Người dân khi bị đau khớp nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra cách điều trị hợp lí, chứ không nên tự y đi tiêm thuốc vào khớp dẫn đến những hậu quá đáng tiếc.
Một số người khi bị đau nhức khớp thường mua thuốc giảm đau về uống đã dẫn đến tổn hại dạ dày. Điều này rất nguy hiểm vì một số thuốc tuy trị bệnh khớp nhưng lại kích thích bệnh lí khác phát triển. Lời khuyên của bác sĩ vẫn là, khi điều trị bệnh khớp bệnh nhân nên kiểm tra thường xuyên dạ dày để sớm phát hiện tác dụng có hại của thuốc đến dạ dày.
Theo Lao Động
Ngồi lâu sinh bệnh Người phải ngồi lâu hay kêu ca về chứng đau mỏi cơ bắp nhưng không mấy ai chịu đi khám để trị. Vì thế, bệnh trở nặng lúc nào không hay. Chị Trần Thị Út (32 tuổi, nhân viên kế toán ơ TP.HCM) suốt 10 năm qua, mỗi ngày ngồi làm việc hơn tám tiếng, chỉ trừ ngày nghỉ. Do phải nhìn màn...