Trẻ chăm con, về già lại chăm đàn cháu mọn
Sau những năm tháng “ còng lưng” nuôi các con khôn lớn nên người, bà Nguyễn Thị Quế lại tất tả sớm hôm để chăm lo cho mấy đứa cháu.
Bà Nguyễn Thị Quế chăm đứa cháu nội mới 3 tháng tuổi
5h sáng thứ 2, bà Nguyễn Thị Quế (65 tuổi) đã “tay xách nách mang” bắt xe Grap đi từ bến xe Nước Ngầm về chung cư HH Linh Đàm (Hoàng Liệt, Q.Hoàng Mai, Hà Nội). Vội vàng khuân vác quà quê về căn hộ, bà Quế chẳng có lấy một phút nghỉ ngơi sau chặng được 300km, bà phải “tiếp quản” ngay 2 đứa cháu để bố mẹ chúng còn đến công ty làm việc.
“Thời gian đầu chưa quen với guồng quay khiến tôi mệt lử. Thế nhưng lâu dần thành quen. Hơn 10 năm nay tôi cứ đi về giữa Nghệ An và Hà Nội liên tục. Hết chăm con thằng cả, giờ đến con thằng hai. Đứa út sắp tới cưới vợ miền Nam, nó sinh con, tôi lại phải vào trong đó. Trẻ chăm con, già chăm cháu, chắc còn lâu tôi mới được nghỉ ngơi”, bà Quế chia sẻ.
Bà Quế quê ở huyện Yên Thành (Nghệ An). Dù vợ chồng bà làm nông nhưng cả 3 người con trai đều được học hành đến nơi đến chốn. Tốt nghiệp đại học, 2 người con trai lớn lập nghiệp ở Hà Nội. Riêng người con út lại chọn miền Nam làm nơi an cư.
Năm 2010 con trai lớn của bà Quế lấy vợ, một năm sau gia đình vui mừng đón cháu trai đầu lòng. Vợ chồng bà Quế ở quê làm đến 5 sào ruộng, công việc bận tối ngày. Thế nhưng, sau khi có cháu, bà Quế lập tức được con “điều động” ra Hà Nội để phụ giúp trông cháu. “Ban đầu tôi tính sẽ cố gắng đến lúc cháu đi trẻ thì mình sẽ được “giải phóng”. Thế nhưng, đứa lớn vừa đi học, con dâu lại mang bầu. Mọi công việc ở quê đành giao hết cho chồng, tôi gần như ở hẳn ngoài Hà Nội”, bà Quế kể.
Việc chăm sóc 2 cháu do một mình tay bà Quế lo liệu. Sáng lo cho cháu ăn, rồi lại vội vàng tay bế đứa nhỏ, tay dắt đứa lớn tới trường. Tranh thủ lúc cháu ngủ, bà giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị bữa trưa, bữa chiều… Thời gian cứ thế trôi đi, đến lúc cả 2 đứa cháu đều đi học thì bà Quế được trở về với công việc đồng ruộng quen thuộc.
Video đang HOT
Thế nhưng, thời gian ở quê chẳng được bao lâu khi nàng dâu thứ 2 sinh con và bà Quế lại bắt đầu một chặng đường “mới mà cũ”. Bây giờ đã là năm thứ 11 và bà Quế đang chăm đứa cháu thứ 4. “Cố gắng lắm 1-2 tháng tranh thủ về quê 1 lần. Tối thứ 6 về, tối Chủ nhật lại vội vàng ra để chăm cháu. Nuôi 3 đứa con cũng không mệt bằng chăm mấy đứa cháu bây giờ”, bà Quế tâm sự.
Đau đầu vì chuyện “người quê ở phố”
Dù công việc vất vả nhưng bà Quế cảm thấy hạnh phúc vì mối quan hệ giữa mẹ chồng và 2 người con dâu đều rất tốt. Có lẽ cả 2 nàng dâu đều là người cùng quê nên dễ cảm thông và thấu hiểu. Điều này, bà Trịnh Thị Tuyết (75 tuổi, quê Thanh Hóa) lại không có được.
Bà Tuyết cũng có “thâm niên” gần chục năm ra Hà Nội chăm cháu. Bà vốn quen với lối sống ở thôn quê, phố thị luôn khiến bà ngột ngạt nên chỉ những lúc được về quê bà mới thấy thoải mái. Tuy nhiên, điều bà Tuyết cảm thấy không thoải mái là sự “vênh” nhau giữa bà và con dâu trong cách chăm sóc các cháu. “Tôi là giáo viên tiểu học về hưu, tôi cũng có đầy đủ kiến thức về việc chăm sóc, nuôi dạy một đứa trẻ. Thế nhưng, giữa tôi và con dâu vẫn xảy ra những bất đồng. Tôi bị chỉ trích vì cưng chiều cháu quá mức nhưng tôi không thể một tay cầm thìa xúc cháo, tay cầm roi như mẹ nó được…”, bà Tuyết nói.
Có lúc tức giận bà muốn bỏ về quê nhưng nghĩ thương con, thương cháu, bà lại thôi. Gửi trẻ ở phố tháng mất mấy triệu bạc, các cháu lại không được chăm chút như ở với bà. Rồi cháu quen hơi, bà chỉ về quê ít ngày các cháu đã khóc. “Sau khi nghỉ hưu cứ nghĩ được thảnh thơi nhưng bây giờ còn vất vả hơn. Cũng may các cháu đứa nào cũng khỏe mạnh, lớn nhanh. Chúng là món quà vô giá, chuyện người quê như chúng tôi sống ở phố có nhiều cái không hợp nghĩ thì cũng là đương nhiên”, bà Tuyết nói như để an ủi.
Chiều muộn, trên sân chung khu HH Linh Đàm, hàng chục ông bà già bế những đứa trẻ trên tay ngồi “buôn chuyện” vui vẻ. Mỗi người một quê, một câu chuyện, người ăm ắp niềm vui, người cũng chứa chất những nỗi niềm. Thế nhưng, tất cả đều hai chữ “vì con, vì cháu”. “Con nào chẳng thương cha, thương mẹ. Đâu phải chúng nó vô trách nhiệm mà “đẩy” việc chăm con cho ông, cho bà, bản thân các con cũng vất vả đi sớm về hôm để lo cuộc sống mưu sinh. Chỉ mong sau những ngày mệt nhoài, tối về cả nhà quây quần bên mâm cơm đầy ắp tiếng cười là toại nguyện rồi”, bà Hòa (quê Hòa Bình) bộc bạch.
Mẹ chồng vừa qua đời thì chồng đòi ly hôn, mở chiếc hộp bà đưa mà tôi òa khóc
Sau khi ký đơn, anh ta bắt tôi dọn đồ khỏi nhà ngay để trang hoàng lại nhà cửa, đón người tình về chung sống.
Vừa dọn quần áo mà tôi vừa rơi nước mắt. Dưới đáy tủ, bàn tay tôi chợt chạm vào 1 chiếc hộp gỗ khóa chặt.
Tôi và chồng kết hôn được 7 năm nay, sinh được 2 đứa con trai khỏe mạnh, đáng yêu vô cùng. Bố chồng mất từ trước khi tôi về làm dâu, những năm qua hai vợ chồng vẫn sống chung với mẹ chồng.
Tôi nghỉ làm ở nhà từ khi mang thai đứa con đầu lòng. Sau đó chồng làm ăn phất lên, anh bảo tôi chỉ việc ở nhà chăm con, chăm mẹ và quán xuyến nhà cửa, không cần phải bận tâm đến chuyện kiếm tiền.
Quả thật những năm qua chồng tôi lo cho vợ con không thiếu thứ gì. Nhưng anh không cho tôi cầm kinh tế, chỉ đưa tiền chi tiêu và nuôi con hàng tháng. Nghĩ bụng mình đã sinh được hai đứa con trai cho chồng, chắc chắn anh sẽ không bạc đãi tôi, có gì thì cũng phải nghĩ đến con.
Cách đây gần một năm, mẹ chồng phát hiện bị bệnh nặng, bà ốm liệt giường gần một năm thì không qua khỏi. Suốt thời gian đó, chỉ có mình tôi túc trực chăm sóc mẹ chồng. Mỗi lần chồng về muộn, thấy tôi vẫn ân cần bên giường bệnh của mẹ, anh lại nhẹ nhàng vỗ về. Anh bảo tôi đã phải chịu khổ rồi, nhất định sẽ không bạc đãi tôi đâu. 7 năm yêu nhau lại nhiều năm làm vợ chồng, có với nhau 2 đứa con, tình nghĩa đong đầy, tôi tin tưởng những lời chồng nói.
Đáng lẽ tôi phải tìm mọi cách thủ thân trong những năm qua mới đúng. (Ảnh minh họa)
Vậy nhưng có nằm mơ cũng không thể ngờ nổi, mẹ chồng vừa qua đời được 1 tháng thì chồng đã thẳng thường đưa đơn ly hôn. Anh bảo người phụ nữ anh yêu mang thai rồi, anh cần cho cô ta danh phận đàng hoàng. Có lẽ anh chờ mẹ qua đời thì đúng hơn, vì bà rất quý tôi, nếu bà còn sống chắc chắn không đồng ý.
Đất trời quanh tôi như sụp đổ. Chồng nói sau ly hôn sẽ chu cấp nuôi con đầy đủ, ngoài ra không chia cho tôi bất kỳ tài sản nào. Thậm chí mẹ con tôi sẽ phải ở nhà thuê, tôi tự đi làm công việc gì đó mà nuôi thân, số tiền chu cấp chỉ đủ lo học hành cho hai đứa con mà thôi.
Đáng lẽ tôi phải tìm mọi cách thủ thân trong những năm qua mới đúng. Còn chồng, anh ta lợi dụng sự kém hiểu biết của tôi để tẩu tán hết tài sản, ra tòa tôi có kiện đòi quyền lợi cũng chẳng được. Còn dọa dẫm nếu tôi làm ầm ĩ thì đừng hòng đòi được xu nào chu cấp nuôi con. Căm phẫn và uất ức tột cùng nhưng tôi còn cách nào khác? Quyền lợi của hai đứa con vẫn là trên hết.
Sau khi ký đơn, anh ta bắt tôi dọn đồ khỏi nhà ngay để trang hoàng lại nhà cửa, đón người tình về chung sống. Vừa dọn quần áo mà tôi vừa rơi nước mắt. Dưới đáy tủ, bàn tay tôi chợt chạm vào 1 chiếc hộp gỗ khóa chặt. Chiếc hộp này mẹ chồng đưa cho tôi cách đó 3 tháng, lúc bà đã ốm mệt trên giường bệnh.
Mẹ chồng bảo sau khi bà qua đời thì hãy mở ra, còn trước đó tuyệt đối đừng động vào. Tôi lấy búa đập vỡ chiếc khóa ra thì phải choáng váng nhìn những thứ bên trong. Có hai sổ đỏ nhà đất mang tên mẹ chồng. Nhưng kèm theo đó là bản di chúc bà đã lập sẵn, để lại 2 căn nhà đó cho 2 đứa con trai của tôi, mỗi đứa một căn. Trong hộp còn có rất nhiều vàng, tôi đếm được đúng 15 cây. Bản di chúc cũng nói rõ số vàng đó sẽ cho tôi là con dâu của bà.
Tôi nhất định sẽ nuôi dạy hai con thật tốt để không phụ công ơn của mẹ chồng. (Ảnh minh họa)
Tôi đờ đẫn nhìn khối tài sản khổng lồ mẹ chồng để lại cho con dâu và hai cháu nội. Chắc hẳn bà đã dự đoán được chuyện chồng tôi đòi ly hôn? Nước mắt tôi rơi lã chã vì cảm kích và biết ơn mẹ chồng, cũng không uổng công những năm qua tôi luôn hết lòng vì gia đình nhà chồng và chăm sóc bà chu đáo.
Khi tôi đưa bản di chúc của mẹ chồng ra, chồng tôi gầm lên đầy căm hận nhưng anh ta cũng chẳng làm được gì. Khi đó tôi mới biết một trong những mánh khóe tẩu tán tài sản của anh ta là nhờ mẹ đứng tên hộ đất đai. Đứng tên hộ thì nghĩa là của bà, anh ta làm sao có thể ngờ được bà lại thẳng tay di chúc cho hai cháu nội. Còn vàng bạc là bà tích góp được và chồng tôi hiếu kính những năm qua.
Thôi thì tôi cũng được an ủi phần nào. Tôi nhất định sẽ nuôi dạy hai con thật tốt để không phụ công ơn của mẹ chồng.
Ngày về thăm quê, vợ chồng anh trai tôi dẫn theo một đứa trẻ lạ Khi biết được hoàn cảnh của bé Tú, mẹ tôi đã khóc thương cho đứa bé số khổ. Tuần vừa rồi, anh trai tôi báo tin cả gia đình sẽ về thăm quê khiến bố mẹ tôi rất vui. Anh trai tôi lập nghiệp xa nhà, chưa bao giờ gia đình anh chị về quê đủ 4 thành viên. Hầu như lần nào...