Trẻ cần tiêm nhắc lại loại vắc-xin nào?
Tiêm chủng bằng những loại vắc xin sẵn có là biện pháp phòng bệnh hiệu quả chủ động và thiết thực giúp trẻ phòng tránh những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đôi khi có thể gây nguy hại đến tính mạng.
Ths.Bs Đinh Thạc, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch các loại vắc xin phù hợp theo lứa tuổi sẽ tạo cho cơ thể trẻ một sức đề kháng tốt hơn để ngăn ngừa những tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, để việc phòng bệnh đạt được hiệu quả tối ưu phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm bổ sung hoặc tiêm nhắc các mũi vắc xin có chỉ định tiêm nhắc theo khuyến cáo của chương trình tiêm chủng mở rộng dành cho trẻ em.
Tầm quan trọng của việc tiêm nhắc vắc-xin cho trẻ
Theo nhận định của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, đợt tiêm ngừa cơ bản là đợt tiêm ngừa đầu tiên cho trẻ một loại vắc-xin có khả năng phòng ngừa một hoặc nhiều bệnh lý trong thời kỳ thơ ấu. Theo thời gian, lượng kháng thể trong cơ thể sẽ giảm dần và có khi thấp dưới ngưỡng bảo vệ. Liều vắc-xin nhắc lại sẽ giúp gợi lại “trí nhớ” của hệ miễn dịch để “tái sản xuất” lượng kháng thể mà trước đó đã được tạo ra sau đợt chủng ngừa cơ bản đầu tiên cho trẻ.
Những liều vắc-xin tiêm nhắc sẽ giúp cơ thể người được tiêm chủng đạt mức bảo vệ gần như tuyệt đối 100%, một số đối tượng được tiêm vắc-xin nhưng chưa được bảo vệ hoặc mức bảo vệ chưa cao khiến người đã được tiêm chủng vẫn có khả năng bị nhiễm bệnh. Việc tiêm nhắc các loại vắc-xin được khuyến cáo sẽ góp phần nâng cao thành quả của chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em trong việc nỗ lực làm giảm đáng kể bệnh tật nguy hiểm ở trẻ, đảm bảo sự bảo vệ đặc hiệu và lâu bền trong cuộc chiến chống lại những tác nhân gây bệnh nguy hiểm cho trẻ em.
Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra khuyến cáo việc tiêm bổ sung hoặc tiêm nhắc lại vắc-xin để tăng hiệu quả phòng ngừa một số bệnh, nhưng mức độ áp dụng vào chương trình tiêm chủng quốc gia thì tùy theo nguồn lực đặc thù của mỗi vùng, miền. Đặc biệt việc áp dụng chương trình tiêm nhắc lại các vắc-xin cho trẻ em và cho cả những người đã trưởng thành là quyết định đúng đắn, giúp khống chế, đẩy lùi và thanh toán các bệnh nguy hiểm.
Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh tốt nhất. Ảnh: Kim thảo.
Các loại vắc-xin cần tiêm nhắc cho trẻ
Để giúp cơ thể tiếp tục được bảo vệ một cách hiệu quả, cần tiêm các mũi vắc-xin nhắc lại để nâng cao hiệu giá kháng thể. Việc tiêm các mũi nhắc lại chỉ áp dụng với các loại vắc-xin tạo được trí nhớ miễn dịch qua các mũi tiêm trước đó (thông thường là loại vắc-xin bất hoạt còn gọi là vắc xin chết). Lịch tiêm nhắc các loại vắc-xin được khuyến cáo áp dụng như sau:
Video đang HOT
- Vắc-xin DTC- ngừa bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván: trẻ được tiêm nhắc lúc 18 tháng tuổi. Không nên tiêm nhắc trước lịch quy định. Nếu trễ lịch tiêm nhắc có thể tiêm muộn hơn nhưng không nên để quá 3 tuổi.
- Vắc-xin bại liệt uống: có thể cho trẻ dưới 5 tuổi uống 2 liều bổ sung cách nhau 1 tháng để nâng cao khả năng bảo vệ của cơ thể.
- Vắc-xin phòng ngừa nhiễm khuẩn do Hib: nên tiêm nhắc lúc trẻ được 18 tháng tuổi.
- Vắc-xin viêm não Nhật Bản: cần nhắc mũi 3 một năm sau mũi 2. Sau đó 3 – 5 năm nên tiêm nhắc.
- Vắc-xin sởi: cần tiêm nhắc cho trẻ lúc 18 tháng tuổi bằng vắc-xin sởi đơn giá hoặc vắc-xin phối hợp 3 trong 1 ngừa bệnh Sởi – Quai bị – Rubella (vắc-xin MMR).
- Vắc-xin cúm: được tiêm nhắc hằng năm trước mùa dịch, đặc biệt là cho các đối tượng nguy cơ như trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, hen suyễn…
- Vắc-xin tả uống: nên dùng hằng năm tại các vùng thường xuyên xảy ra dịch cho các đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm cao.
- Vắc-xin thương hàn: tiêm nhắc lại sau 2 – 3 năm tại những vùng lưu hành nặng hoặc có dịch, đặc biệt cho đối tượng trẻ em và người cao tuổi.
- Vắc-xin phế cầu: tiêm nhắc lại vào năm thứ 3 sau mũi tiêm thứ nhất.
- Vắc-xin não mô cầu: tiêm nhắc vào năm thứ 3 sau mũi tiêm thứ nhất.
- Vắc-xin dại: với các đối tượng nguy cơ cao như người làm nghề giết mổ gia súc nên tiêm phòng và tiêm nhắc lại song nói chung vắc-xin này chủ yếu dùng để điều trị dự phòng khi bị phơi nhiễm.
Những lưu ý đối với trẻ “bị trễ lịch tiêm chủng”
Tiêm nhắc hoặc tiêm bổ sung các liều vắc-xin cơ bản giúp trẻ phòng tránh những bệnh lý nguy hiểm có thể gây hại cho trẻ một cách hoàn hảo nhất thông qua trí nhớ miễn dịch khi trẻ được tiêm ngừa bằng các loại vắc-xin (thuốc chủng) tương thích.
Với các liều vắc-xin tiêm nhắc hoặc tiêm bổ sung về cơ bản tính an toàn không khác biệt với các liều tiêm trước đó, quan trọng hơn các liều tiêm nhắc hoặc tiêm bổ sung còn giúp loại trừ những cơ địa nghi ngờ bị mẫn cảm được phát hiện ở các liều gây miễn dịch cơ bản trước đó giúp việc tiêm chủng cho trẻ an toàn hơn.
Thực tế cho thấy lịch tiêm các mũi vắc-xin nhắc lại cho trẻ thường khá lâu có khi kéo dài từ 5 năm – 8 năm sau, điều này khó tránh khỏi việc phụ huynh “bỏ quên” lịch tiêm nhắc cho trẻ theo hẹn hoặc trong tình hình “khan kiếm vắc-xin” phổ biến hiện nay đã làm cho lịch tiêm các mũi cơ bản cho trẻ bị gián đoạn làm cho không ít các bậc cha, mẹ hoang mang lo lắng “việc tiêm vắc-xin trễ lịch hẹn” có làm mất hiệu quả tác dụng của thuốc chủng ngừa. Những lưu ý quan trọng sau đây sẽ giúp quý phụ huynh giải tỏa những băn khoăn về việc tiêm nhắc và tiêm vắc xin bổ sung cho trẻ:
- Kháng thể (chất bảo vệ) được thụ hưởng sau khi tiêm các loại vắc-xin sẽ giảm dần theo thời gian, đôi khi biến mất, nhưng trí nhớ miễn dịch vẫn còn duy trì.
- Hầu hết các loại vắc-xin đều sinh ra trí nhớ miễn dịch và tồn tại rất lâu. Nhờ trí nhớ miễn dịch nên hệ thống miễn dịch đáp ứng rất nhanh khi tiêm vắc-xin liều nhắc hoặc liều bổ sung, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tạo ra lượng kháng thể đầy đủ giúp bảo vệ tối ưu cho trẻ.
- Về mặt khoa học, tăng khoảng cách giữa các liều vắc-xin trong loạt tiêm cơ bản hoặc tăng khoảng cách mũi tiêm nhắc không làm giảm hiệu quả của vắc-xin. Ngược lại, giảm khoảng cách giữa các liều (nghĩa là tiêm vắc-xin sớm hơn so với lịch hẹn) có thể gây hiện tượng giao thoa giữa đáp ứng kháng thể của cơ thể đối với vắc-xin cần tiêm và kháng thể bảo vệ của những lần tiêm trước đó, sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả và tác dụng bảo vệ của thuốc chủng ngừa. Như vậy phụ huynh cần ghi nhớ không cần tiêm vắc-xin lại từ đầu nếu lịch tiêm ngừa của trẻ bị trễ so với hẹn.
Theo Vnmedia
Tiêm vắc xin thủy đậu khi nào tốt nhất?
Tiêm vắc - xin được xem là biện pháp hữu hiệu nhất phòng thủy đậu. Đây là điều hầu hết các bậc cha mẹ đều biết, nhưng tiêm như thế nào và vào lúc nào để bảo vệ tốt nhất cho con em thì vẫn chưa được chú ý nhiều.
Ảnh minh họa: Internet
Thủy đậu có tính lây nhiễm rất cao. Có đến 90% trẻ em mắc bệnh trong giai đoạn 1- 10 tuổi. Đây là căn bệnh truyền nhiễm mà trẻ em rất khó tránh khỏi nếu chưa được chủng ngừa bằng vắc- xin.
Rất nhiều trường hợp cha mẹ chỉ khi nhìn thấy đứa trẻ bên cạnh nhà bị thủy đậu mới hốt hoảng mang con đi chủng ngừa, nhưng con vẫn bị thủy đậu cho dù đã chích ngừa. Kiểu nước đến chân mới nhảy này vô tình khiến con em họ phải gánh chịu những hậu quả không mong muốn do thủy đậu gây ra.
Tiêm vắc - xin được xem là biện pháp hữu hiệu nhất phòng thủy đậu. Đây là điều hầu hết các bậc cha mẹ đều biết, nhưng tiêm như thế nào và vào lúc nào để bảo vệ tốt nhất cho con em thì vẫn chưa được chú ý nhiều.
Ngoài việc cách ly, vệ sinh và chăm sóc cẩn thận cho trẻ khi trẻ bệnh, chủng ngừa vắc-xin là chính là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ trẻ và cả người lớn tránh khỏi thủy đậu.
Tốt nhất là thực hiện tiêm phòng cho trẻ trước mùa trước khi mùa bệnh (trước tháng 2 hàng năm) xảy ra. Nếu con bạn chưa được tiêm phòng thủy đậu, đây chính là lúc tốt nhất để chủng ngừa.
Lưu ý khi tiêm phòng:
Theo khuyến cáo của Uỷ ban an toàn Tư vấn Tiêm chủng của Hoa Kỳ vào tháng 6/2007, đối với trẻ từ 12 tháng tuổi tới 12 tuổi, tiêm 1 liều và nên tiêm thêm liều thứ 2 cách liều thứ nhất tốt nhất là 6 tuần trở đi hoặc trong khoảng 4 - 6 tuổi để gia tăng hiệu quả bệnh và giảm việc mắc bệnh thủy đậu trở lại mặc dù trước đó đã tiêm ngừa. Còn đối với trẻ trên 13 tuổi, thanh niên và người lớn tiêm 2 liều cách nhau tốt nhất là sau 6 tuần.
Hiện tại, bệnh thủy đậu có xu hướng gia tăng và có thể gây thành dịch, do đó các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi chủng ngừa ngay trước khi trẻ bị lây nhiễm trong trường học. Cách phòng bệnh (thủy đậu nói riêng và các bệnh có vắc-xin phòng ngừa nói chung), tốt nhất là các bậc phụ huynh nên cho trẻ chủng ngừa bệnh thường quy theo hướng dẫn của bác sĩ.
Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo không tiêm vắc - xin thủy đậu khi đang sốt hoặc bị bệnh nhiễm khuẩn cấp tính. Người mẫn cảm với các thành phần của vắc - xin, người bị thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải, phụ nữ đang mang thai cũng không được tiêm vắc -xin này và chỉ nên có thai tốt nhất là 3 tháng sau khi tiêm.
Theo TPO
Sẽ có vắc xin chống virus Ebola vào năm 2015 Hôm 9-8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết các chuyên gia y tế sẽ sớm thử nghiệm vắc xin chống virus Ebola và đưa ra thị trường vào năm 2015. Các nhân viên y tế đưa một bệnh nhân người Tây Ban Nha bị nhiễm virus Ebola tại Liberia tới bệnh viện ở Madrid Ảnh: Reuters Theo AFP, chuyên gia...