Trẻ bị viêm màng não do vi-rút đường ruột có thể tự hồi phục
Gần đây, rộ lên thông tin về dịch viêm màng não ở trẻ em. Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM, cho biết: dịch này do một loại vi-rút đường ruột gây ra, thường diễn tiến nhẹ và trẻ có thể tự hồi phục sau 7-10 ngày.
Biểu hiện lúc trẻ mắc bệnh như: sốt cao, đau đầu, nôn…
Thời điểm này, bệnh viện cũng đang có vài trường hợp viêm màng não do vi-rút đường ruột, tình trạng không nghiêm trọng.
Viêm màng não thường do hai nguyên nhân chính là vi-rút và vi trùng. Bác sĩ Khanh cho biết, những ca bệnh viêm màng não đang dấy lên hiện nay là do một loại vi-rút đường ruột gây ra. Đường lây của loại vi-rút này thông qua ăn uống. Viêm màng não bởi nguyên nhân vi-rút ít khi gây co giật, biểu hiện lúc mắc bệnh cũng tương tự như viêm màng não do vi trùng như: sốt cao, đau đầu, nôn.
Đối với bệnh viêm màng não do vi-rút, bệnh nhân sẽ được theo dõi và điều trị triệu chứng, diễn tiến bệnh thường nhẹ, hiếm khi gây tử vong và để lại di chứng. Một trong những biểu hiện nhẹ khi nhiễm enterovirus đường ruột chính là bệnh tay chân miệng ở trẻ. Nếu cơ thể bệnh nhi có sức đề kháng bình thường thì sẽ tự hồi phục sau 7-10 ngày phát bệnh.
Mùa của bệnh viêm màng não do vi-rút đường ruột là giai đoạn hè, thu. Để đề phòng nguy cơ viêm màng não do lây nhiễm vi-rút đường ruột thì yếu tố hàng đầu vẫn là ăn uống vệ sinh, rửa tay sát khuẩn sạch sẽ. Ngoài vi-rút đường ruột còn nhiều loại vi-rút khác gây viêm màng não như quai bị, các loại Herpes, HIV, bại liệt, dại, viêm não Nhật Bản…
Video đang HOT
Viêm màng não do vi trùng nguy hiểm hơn vi-rút, bệnh nhân dễ bị các di chứng gây tổn thương não, thần kinh, ảnh hưởng chức năng vận động, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh viêm màng não do các loại vi trùng nguy hiểm hay được nhắc tới chính là viêm màng não do liên cầu, lao, Haemophilus Influenzae type B, phế cầu…
Còn một nguyên nhân thường gặp nữa có thể gây viêm màng não chính là do ký sinh trùng. Một trong những loại ký sinh trùng phải kể đến là giun đũa chó, giun mạch, giun đầu gai, sán lợn, amip (hay xâm nhập qua đường hô hấp qua nước ao, hồ khi bơi lội hoặc ngụp lặn ở khu vực này).
Để phòng tránh bệnh viêm màng não do ký sinh trùng thì cần giữ vệ sinh sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với vật nuôi mang ký sinh trùng, không bơi lội ở các vùng ao hồ tù đọng, ăn thực phẩm hợp vệ sinh có nguồn gốc an toàn.
Bé trai 5 tuổi ho khò khè suốt 2 tháng trời, suýt chết vì nuốt phải móc khóa dây kéo sắc nhọn
Thấy bé trai 5 tuổi liên tục ho khò khè nhưng uống thuốc liên tục 2 tháng trời không thuyên giảm, gia đình đưa bé vào bệnh viện thăm khám thì tá hỏa khi phát hiện con hóc dị vật rất nguy hiểm phải phẫu thuật khẩn.
Ngày 23/4 bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết, nơi đây vừa phẫu thuật cứu thành công một trường hợp trẻ nuốt dị vật rất nguy hiểm.
Trước đó, bé trai 5 tuổi được gia đình đưa vào nhập viện ngày 13/4/2021 vì khò khè kéo dài suốt 2 tháng nay nhưng điều trị thuốc không giảm.
Khai thác bệnh sử, gia đình cho biết không ghi nhận gì về việc nuốt dị vật hay hội chứng xâm nhập trước đó.
Thời điểm vào viện, các bác sĩ thăm khám và xác định bé tỉnh, tiếp xúc tốt, sinh hiệu ổn, cân nặng chiều cao bình thường, mũi thoáng, họng sạch.
Ảnh chụp X-quang ghi nhận dị vật bỏ quên dài ở đường thở bên phải.
Tiến hành chụp X-quang ngực, các bác sĩ ghi nhận bệnh nhi có dị vật bỏ quên dài ở đường thở bên phải.
Ảnh chụp CT-Scan ngực cản quang cho thấy dị vật kim loại trong phế quản trung gian phải. Bệnh nhi bị ứ khí phổi phải, đông đặc phế nang phân thùy phổi.
Ban đầu, ekip điều trị định nội soi phế quản lấy dị vật. Tuy nhiên việc lấy dị vật gặp khó khăn, việc điều trị được chuyển hướng sang phẫu thuật lấy dị vật.
Sau khi mở ngực, các bác sĩ nội soi đường thở, thấy dị vật nằm ở phế quản giữa dưới phải nên dùng kềm gắp ra. Dị vật là móc khóa dây kéo kim loại đường kính 20x4mm.
Sau khi gắp dị vật, đường thở được khai thông. Bé chảy ít máu, được cầm máu bằng gạc và dau đó đóng ngực từng lớp.
Hiện tại sức khỏe bệnh nhi đã ổn định, vết mổ trước ngực đã khô.
Bé trai 5 tuổi sau khi lấy dị vật sức khỏe đã ổn định.
Theo các bác sĩ, nuốt dị vật là một vấn đề thường gặp với trẻ em. Trẻ nhỏ thường hay khám phá thế giới xung quanh, đôi khi lại cho mọi thứ vào miệng.
Trong nhiều trường hợp, các dị vật này nằm lại trong đường tiêu hóa và gây ra những biến chứng nặng nề như thủng ruột, tắc ruột hoặc có thể nằm ở thanh quản gây ra tắc đường thở cấp tính, thậm chí có thể gây tử vong nếu không cấp cứu đúng cách kịp thời.
Làm gì khi trẻ nuốt phải dị vật? Trẻ nuốt dị vật cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện gần nhất để được thăm khám, xử trí và gắp dị vật ra ngoài.
Hi hữu: Mẹ lây bệnh tay chân miệng từ con Một phụ nữ 32 tuổi có các tổn thương trên da, xuất hiện cả ở khoeo tay, nếp gấp da nên tưởng mình bị bệnh chàm. Đi khám thì phát hiện mắc tay chân miệng. Các tổn thương do tay chân miệng ở chị D. xuất hiện cả ở khoeo tay, nếp gấp da nên rất dễ nhầm với bệnh chàm. Ảnh: Bác...