Trẻ bị tật từ… smartphone?
Bé trai có hiện tượng giật vùng mắt, cơ hàm, phụ huynh nghi ngờ hội chứng TIC nhưng bác sĩ đưa ra nhiều nhóm nguyên nhân.
Ảnh minh họa
Bạn đọc H.C. (hachuye…@gmail.com) hỏi: Con tôi có biểu hiện hay nháy mắt, giật cơ hàm. Tôi tìm hiểu qua mạng, nghi ngờ bé mắc hội chứng TIC. Tôi mong được tư vấn thêm. Tôi nên cho bé đi khám ở bệnh viện, chuyên khoa nào?
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM), trả lời:
Điều đầu tiên bạn cần làm là quan sát và nhớ lại tình trạng máy giật vùng mắt, cơ hàm xảy ra có thường xuyên hay không, lâu chưa? Ngoài ra, cháu có thường xuyên chơi game hay sử dụng smartphone, máy tính bảng… quá thường xuyên hay không?
Nếu cháu thường xuyên chơi game và tình trạng máy giật mắt, cơ hàm mới xảy ra thời gian gần đây, có thể do dạo này cháu chơi game nhiều, dẫn đến hiện tượng căng mắt, mỏi cơ, sinh ra máy giật. Trong trường hợp này, tình trạng máy, giật sẽ tự khỏi khi bạn giảm bớt thời gian sử dụng thiết bị công nghệ của trẻ.
Nên khéo léo giúp trẻ rời xa chiếc smartphone hay máy tính bảng. Nếu cháu đã thuộc dạng “nghiện”, mỗi ngày chơi nhiều giờ, khóc la, tỏ ra hung bạo khi bị lấy mất thiết bị, thì nên giảm từ từ. Trẻ chưa nghiện thì chỉ cần vài ngày là từ bỏ được chiếc smartphone nếu bạn làm đúng cách, trẻ nghiện thiết bị công nghệ rồi thì có thể mất nhiều tuần: ví dụ trước đây mỗi ngày chơi 2 giờ, cố giảm dần trong 1 ngày xuống còn 1 giờ, tuần sau giảm nhiều hơn nữa. Không cần “cai smartphone” hoàn toàn nhưng ở tuổi con bạn, hạn chế càng nhiều càng tốt.
Video đang HOT
Để làm được điều này, bạn phải cho bé các phương án thay thế món đồ chơi công nghệ: đó có thể là đồ chơi bình thường, đồ chơi phát triển trí tuệ, hoặc hay hơn là một môn thể thao, giờ chơi ngoài trời.
Trong trường hợp nói trên, thông thường sau một thời gian tình trạng máy giật mắt, cơ hàm sẽ từ từ giảm và hết.
Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như: động kinh, tật khúc xạ, vấn đề tâm lý, thiếu dinh dưỡng. Trẻ động kinh và bị tật khúc xạ thì tất nhiên cần được đưa đến bác sĩ khám sớm. Còn nguyên nhân tâm lý ở đây thường là trẻ có người bạn nào đó có tật máy giật mắt này, trẻ bắt chước theo, bạn nên tìm hiểu và nhắc nhở trẻ. Thiếu dinh dưỡng thường là thiếu các yếu tố vi lượng như canxi, ma-giê, bạn nên xem lại chế độ ăn uống của bé.
Trong các trường hợp chơi game nhiều, bắt chước bạn, thiếu vi chất, bạn có thể thử tự điều chỉnh và xem tình trạng máy, giật có giảm đi và dần khỏi không. Nếu thấy mình đã điều chỉnh rồi mà tình trạng máy, giật không thuyên giảm, kéo dài hoặc nặng thêm, bạn nên đưa bé đến các bệnh viện chuyên khoa nhi để được thăm khám. Tùy vào kết quả kiểm tra ban đầu, các bác sĩ sẽ xác định xem bé bị bệnh gì, do nguyên nhân gì để có hướng điều trị phù hợp.
Anh Thư
Theo Người lao động
Trẻ nhỏ bị viêm cơ tim dễ nhầm với cảm sốt
Nhiều phụ huynh tự mua thuốc hạ sốt cho con uống mới phát hiện con bị viêm cơ tim nguy hiểm tính mạng.
Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM) từng tiếp nhận nhiều trẻ trong tình trạng suy hô hấp nặng, ngủ li bì, nhịp tim rất nhanh, toàn thân tím tái, thở yếu... Thậm chí có trẻ đến viện đã bị trụy mạch, rối loạn nhịp tim, sốc tim và tiên lượng tử vong sau vài giờ. Kết quả thăm khám, chụp X-quang ngực và siêu âm tim cho thấy các trẻ này mắc bệnh viêm cơ tim.
Bệnh viêm cơ tim khó phát hiện khi các triệu chứng khởi đầu rất mơ hồ, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như cảm sốt. Hậu quả của bệnh rất nặng nề, thậm chí tử vong.
Viêm cơ tim là dạng bệnh lý viêm thành cơ tim do siêu vi gây ra, hàng đầu là enterovirus, kế đến là echovirus, adenovirus, herpes simplex, quai bị, sởi, rubella... Khi vào cơ thể, siêu vi làm tổn thương tế bào cơ tim, làm giảm sức co bóp cơ tim, dẫn đến trụy mạch khiến tim giãn to, cơ tim co bóp rất yếu, men tim tăng do các tế bào cơ tim bị hủy hoại phóng thích.
Bé trai 9 tuổi điều trị viêm cơ tim tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Ảnh bệnh viện cung cấp.
Bệnh viêm cơ tim thường xảy ra ở trẻ 2-10 tuổi. Trẻ dưới 24 tháng mắc bệnh thường nặng do đề kháng còn yếu. Một số trường hợp viêm cơ tim mức độ nhẹ sẽ tự khỏi. Vài bé không có triệu chứng trước đó nhưng bệnh lại diễn tiến rất nhanh, nặng, nguy cơ tử vong cao, nếu sống thì về sau dễ bị suy tim hoặc rối loạn nhịp.
Dấu hiệu
- Đối với trẻ lớn: có triệu chứng hô hấp trước đó như sốt, ho, sổ mũi, khò khè, hoặc triệu chứng về tiêu hoá như ói, tiêu chảy...
- Đối với trẻ nhỏ: có khi chỉ đơn thuần là quấy khóc, bỏ bú hoặc bú kém, ngủ li bì khó đánh thức, hay rên rỉ, quấy khóc...
Đặc biệt nếu thấy trẻ có các biểu hiện như tím môi, da tái, tay chân lạnh, thở mệt, mạch nhẹ hoặc không bắt được phải cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.
Phòng bệnh
- Hạn chế để trẻ tiếp xúc với người lớn đã mắc những bệnh liên quan đến các siêu vi.
- Dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ vitamin và khoáng chất.
- Chủng ngừa các bệnh bạch hầu, cúm, rubella, quai bị... cho trẻ để tăng khả năng kháng bệnh.
- Trẻ ở tuổi đi học, tập thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
Đây là bệnh nguy hiểm, nguy cơ cao tử vong nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Trẻ có bất cứ biểu hiện nào như trên, phụ huynh cần đưa đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và theo dõi.
Mỹ Lê
Theo VNE
Bé trai 5 tuổi bị đột quỵ Bé trai quê ở Long An được đưa vào Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, TP HCM, cấp cứu trong tình trạng méo miệng, yếu liệt do nhồi máu não. Bác sĩ Nguyễn Duy Khải, Phó Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết bệnh nhi nhập viện vì cơn co giật đột ngột, gồng tay chân, không sốt....