Trẻ bị táo bón kéo dài vì “sợ” đi cầu ở trường
Liên tục nhịn đi cầu ở trường khiến trẻ bị táo bón kéo dài khiến phụ huynh lo lắng. Bác sĩ cảnh báo, nhịn tiêu tiểu sẽ hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ, người lớn cần chủ động tìm giải pháp xử lý sớm.
Đó là trường hợp của bé T.P. (5 tuổi) con chị Ni Na Phan. Thông tin từ người mẹ cho hay, từ khi 18 tháng tuổi, bé được gửi đi nhà trẻ. Đến nay, bé đã 5 tuổi thường xuyên nhịn đi tiêu ở trường nên rơi vào tình trạng bón kéo dài, việc đi cầu trở nên rất khó khăn.
Để giúp con đi cầu được, gia đình phải dùng dụng cụ bơm hậu môn hỗ trợ mỗi lần bé bị bón mới đẩy được phân ra ngoài.
Cần phát hiện sớm tình trạng nhịn tiêu tiểu ở trẻ để có giải pháp hỗ trợ cho trẻ (ảnh: minh họa)
Trước tình trạng bệnh nhi gặp phải, BS Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi đồng 1) cho rằng: “Việc trẻ nhịn đi cầu ở trường phụ huynh và người trông giữ trẻ cần phải lưu tâm, phát hiện sớm để có giải pháp hỗ trợ kịp thời. Trẻ nhịn đi cầu sẽ dẫn tới tình trạng bón kéo dài, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như những sinh hoạt thường ngày”.
Video đang HOT
Để giúp trẻ có thói quen đi cầu theo quy luật tự nhiên của cơ thể, bác sĩ khuyến cáo trước khi cho trẻ đến trường phụ huynh cần tập cho bé kéo quần lên, thả quần xuống khi muốn tiêu tiểu, giúp bé hình thành thói quen. Khi đi nhà trẻ, bé thường có tâm lý lo lắng, sợ cô giáo, đây có thể là nguyên nhân mỗi lần mắc cầu trẻ không dám lên tiếng xin cô, lâu dần hình thành thói quen nhịn đi cầu. Do đó phụ huynh và giáo viên cần chủ động làm công tác tư tưởng, khuyến khích trẻ tự tin thực hiện thói quen tiêu tiểu, giải thích cho trẻ biết rằng cô giáo sẵn sàng hỗ trợ và cho bé đi cầu như cha mẹ ở nhà.
Quan trọng hơn, phụ huynh cần tìm hiểu thông tin từ trẻ để biết trẻ có tâm lý sợ nhà cầu ở trường hay không. Có thể nhà cầu ở trường không giống ở nhà hoặc nhà cầu ở trường quá bẩn, hôi thối… từ đó phụ huynh cần bàn bạc với nhà trường để cải thiện nhà cầu cho con em mình nếu thấy chưa đảm bảo vệ sinh.
Trường hợp, trẻ nhịn đi cầu do những yếu tố bên ngoài tác động, phụ huynh và giáo viên cần tác động về mặt tâm lý để tập lại thói quen cho trẻ. Tuy nhiên, khi những vấn đề trên đã được loại trừ nhưng trẻ vẫn bón kéo dài, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, hỗ trợ điều trị, tránh nguy cơ bón kéo dài ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Bị táo bón kéo dài, 3kg phân đóng trong ruột bé trai 5 tuổi
Bị táo bón từ khi chào đời, ruột cháu bé 5 tuổi phình giãn hơn 20cm, đóng gần gần 3kg phân. Đây là bệnh phình đại tràng bẩm sinh do nguyên nhân vô hạch chiếm vị trí hàng đầu trong hội chứng tắc ruột ở trẻ sơ sinh.
Thông tin từ Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (ngày 17/7) cho hay, tại đây vừa tiếp nhận và can thiệp cho một trường hợp bị táo bón suốt 5 năm qua. Bệnh nhi là bé Đ.T. (5 tuổi ngụ tại Rạch Giá, Kiên Giang) vào viện trong tình trạng bụng phình lớn, đau bụng.
Bụng bệnh nhi phình căng, ruột chứa nhiều phân (phần màu trắng)
Khai thác bệnh sử của bác sĩ từ phía gia đình ghi nhận, bệnh nhi bị táo bón từ khi chào đời đến nay. Bé được đưa đến nhiều bệnh viện điều trị nhưng không mang lại kết quả. Ngưng điều trị trở về được vài ngày, bé tiếp tục không đi cầu được, bụng căng lớn nên gia đình thường xuyên phải bơm dịch làm trơn qua đường hậu môn, hỗ trợ đại tiện cho bé.
Trước khi phải chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố, bụng bệnh nhi ngày càng phình căng to bất thường, giải pháp bơm dịch qua hậu môn hỗ trợ đại tiện cho bệnh nhi không mang lại kết quả khiến nhi rơi vào tình trạng đau đớn.
Tại bệnh viện, qua thăm khám và chụp phim, bác sĩ chẩn đoán bé bị hội chứng phình đại tràng bẩm sinh (Hirschsprung), khiến một đoạn đại tràng không có dây thần kinh kiểm soát sự co bóp đại tràng. Sau hội chẩn bác sĩ quyết định phẫu thuật cho bệnh nhi. Sau 3 giờ khẩn trương trên bàn mổ, bác sĩ đã cắt bỏ phần trực tràng bị phình dài gần 20cm, dãn to 20cm, cùng gần 3 kg phân ứ đọng bên trong. Sau phẫu thuật, bé đã ăn uống và tự đi cầu được, tình trạng táo bón không tái phát.
Ruột bệnh nhi bị giãn lớn đã được bác sĩ cắt bỏ
Thông tin chuyên môn từ BS Nguyễn Thị Cẩm Xuyên, khoa Ngoại Tổng hợp cho hay: Bệnh phình đại tràng bẩm sinh do nguyên nhân vô hạch chiếm vị trí hàng đầu trong hội chứng tắc ruột ở trẻ sơ sinh. Trẻ mắc bệnh sau chào đời sẽ không đi tiêu phân su ở ngày đầu tiên (trẻ bình thường sẽ đi phân su). Những ngày sau đó, bé vẫn tiếp tục táo bón phải dùng thuốc bơm vào hậu môn hỗ trợ đi cầu.
BS Cẩm Xuyên khuyến cáo không phải trẻ nào mắc bệnh trên cũng có thể phát hiện trong giai đoạn sơ sinh. Do vậy, khi xuất viện, bác sĩ cần hẹn tái khám, người nhà bệnh nhi nên tuân thủ hoặc thấy bệnh nhi có biểu hiện táo bón cần sớm đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám, điều trị. Việc phẫu thuật sớm sẽ giảm được nguy cơ phình ruột, tắc ruột và đảm bảo chức năng tiêu hóa, đào thải phân cho bệnh nhi.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Cá chép khổng lồ cắn câu, kéo ngư dân TQ xuống hồ 6 lần Ngư dân Trung Quốc vật lộn suốt một tiếng để kéo con cá lại gần bờ. . Video cá chép khổng lồ cắn câu, kéo ngư dân Trung Quốc xuống hồ 6 lần Một con cá chép nặng 75 kg vừa cắn câu của ngư dân Trung Quốc, tờ Daily Mail đưa tin. Ngư dân Li Damao, 54 tuổi, câu được con cá...