Trẻ bị sốt siêu vi cần chăm sóc như thế nào?
Sốt siêu vi ở trẻ nhỏ là một căn bệnh thường gặp tuy nhiên, không phải bậc phụ huynh nào cũng hiểu rõ về nó để có cách chăm sóc một cách hiệu quả nhất.
Thăm khám bác sĩ ngay khi trẻ có biểu hiện sốt siêu vi
Bất kì bệnh gì đi nữa, nếu muốn khỏi bệnh nhanh và an toàn tính mạng thì cần phải được chẩn đoán và chữa trị ngay từ đầu. Bác sĩ là người có trình độ chuyên môn, bạn chỉ nên nghe theo bác sĩ khi con bạn bị ốm. Tuyệt đối đừng chủ quan và áp dụng các phương pháp chăm sóc dân gian nhé.
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng việc bồi bổ dinh dưỡng
Bố mẹ phải hiểu, sốt siêu vi hiện nay không có thuốc đặc trị, vì vậy, muốn trẻ nhanh khỏi và hạn chế các trường hợp co giật xảy ra bạn cần phải tăng cường sức đề kháng của trẻ.
Cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng như thịt, cá, rau, đậu trái cây. Bạn có thể nấu cháo thịt, rau củ nhuyễn và chia thành nhiều bữa để trẻ dễ ăn và đề phòng trường hợp bị ói.
Tích cực cho trẻ uống nước, đặc biệt là nước hoa quả vì khi sốt cao, cơ thể mất rất nhiều nước. Việc thiếu nước có thể khiến trẻ lên cơn co giật.
Chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi bằng cách giúp trẻ hạ sốt
Nếu trẻ sốt quá cao, hãy chủ động dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc hạ sốt chỉ nên dùng khi trẻ sốt quá cao, trên 38 độ bạn nhé và chỉ nên dùng cách 6 giờ đồng hồ để đảm bảo an toàn.
Trong nhà nhất định phải có một chiếc nhiệt kế tốt để kiểm tra sức khỏe của con thường xuyên.
Video đang HOT
Trường hợp trẻ sốt cao trên 39 độ thì bố mẹ nên nhét thuốc hạ sốt vào hậu môn của trẻ. Cách này sẽ giúp thuốc phát huy tác dụng nhanh hơn so với cách uống.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần dùng khăn, thấm nước ấm để hạ sốt cho trẻ. Bạn có thể dùng khăn lau trên trán, kẹp vào 2 nách, bẹn và lau liên tục khắp người của trẻ.
Thường xuyên theo dõi biểu hiện của trẻ
Khi trẻ bắt đầu bị sốt, bố mẹ cần chủ động theo dõi tình trạng của trẻ. Trẻ sốt như thế nào, mức độ nôn ói ra sao, tiểu tiện, đại tiện có gì bất thường… bạn đều phải theo dõi. Nếu trẻ có gì bất thường, hãy báo ngay cho bác sĩ để chăm sóc trẻ kịp thời nhé!
Xử lý đúng khi trẻ bị co giật
Co giật là một trong những biểu hiện khi trẻ sốt quá cao và nếu không xử lý đúng cách, trẻ rất dễ gặp các biến chứng nghiêm trọng hơn. Vậy, phụ huynh cần làm gì khi trẻ bị co giật?
Trước tiên, bạn cần phải bình tĩnh, đặt trẻ nằm tại một nơi an toàn và nằm nghiêng để nếu có đàm thì dễ trào ra ngoài.
Tuyệt đối không được tập trung nhiều người xung quanh trẻ vì có thể khiến trẻ bị thiếu oxi. Không cho trẻ ngậm vật cứng như muỗng mà mọi người thường nói, không vắt chanh vào miệng trẻ vì lúc này trẻ không nuốt được.
Bố mẹ cần phải là người chủ động quan sát kĩ các triệu chứng của trẻ khi bị co giật, là co giật toàn thân hay một bộ phận, trẻ có bị nôn ói trong khi co giật không? Sau đó, bạn cần đưa con mình đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời và có hướng điều trị tiếp theo. Lưu ý, khi gặp bác sĩ bạn cần báo rõ tình trạng của trẻ để bác sĩ nắm và chẩn đoán đúng.
Với 5 cách chăm sóc khi trẻ bị sốt siêu vi trên đây, cha mẹ có thể yên tâm phần nào khi con trẻ bị bệnh. Nếu chăm sóc tốt và chỉ là sốt siêu vi lành tính ở trẻ nhỏ thì trẻ sẽ nhanh hết sốt trong vòng vài ngày.
Đánh thức cơ thể bằng việc uống nước
Là thành phần chính trong cơ thể, nước chiếm tới 65% trọng lượng. Vậy làm thế nào để cấp nước cho cơ thể một cách tốt nhất?
Đánh thức cơ thể bằng việc uống nước.
Không nên uống nước trong khi ăn. Đúng hay Sai?
Câu trả lời là Sai. Trái ngược với những quan niệm lâu nay của đa phần mọi người, thì uống 2 đến 3 ly nước trong bữa ăn sẽ không gây rối loạn tiêu hóa và thậm chí theo Giáo sư dinh dưỡng Laurence Plumey, điều này còn là cần thiết nếu được thực hiện 1 cách hợp lý. Trên thực tế, việc uống nước khi ăn còn làm gia tăng cơ hội đáp ứng đủ lượng nước cần trong ngày mà đa phần trong chúng ta không thể làm được ở nơi làm việc hay thậm chí là không nghĩ tới.
Mỗi người trung bình mỗi ngày cần bổ sung 1,5 lít nước, tương đương từ 6 đến 8 cốc nước.
Đúng là nước làm gia tăng kích cỡ dạ dày, nhưng cũng không thể hơn được thức ăn. Uống nước vừa đủ trong bữa ăn đặc biệt có lợi cho những người đang muốn kiểm soát cân nặng.
Không nên đợi đến khi khát mới uống nước. Đúng hay sai?
Câu trả lời là Đúng. Theo Giáo sư dinh dưỡng Laurence Plumey, tín hiệu này được phát đi khi cơ thể bị thiếu nước, được kích hoạt dưới sự thúc đẩy của các chất cơ học nằm trên thành mạch máu và có vai trò như một thiết bị theo dõi huyết áp. Khi cơ thể thiếu nước, huyết áp sẽ giảm. Các thụ thể sau đó gửi tin nhắn đến trung tâm điều tiết cảm giác khát nằm ở trên vùng não điều khiển thân nhiệt và kích hoạt nhu cầu uống. Tùy theo tần suất chúng ta đi vệ sinh, mà tình trạng thiếu nước có thể kéo dài suốt cả ngày. Vì thế, để chắc chắn về mức độ hydrat hóa, tức là mức độ giữ nước trong cơ thể, bạn nên uống nước thường xuyên, chứ không chỉ đợi đến khi khát. Hãy uống ngay khi ngủ dậy, uống trên bàn ăn, giữa các bữa ăn hay sau mỗi lần đi vệ sinh.
Uống từng ngụm nhỏ tốt hơn là uống liền một hơi?
Câu trả lời là Đúng. Để cơ thể hoạt động tốt, việc cấp nước thường xuyên sẽ tốt hơn là chỉ khi nào cơ thể thiếu nước hay cần phải bù nước. Tất cả các tế bào đều cần nước mọi lúc để duy trì hoạt động bình thường. Khát nước không phải là triệu chứng lâm sàng duy nhất của mất nước, mà có thể đi kèm với đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, thậm chí là ù tai, giảm nồng độ và hiệu suất trí tuệ và thể chất. Và khi nước tiểu trở nên quá cô đặc, nguy cơ sỏi và nhiễm trùng đường tiết niệu tăng lên. Vì thế nên uống nước thường xuyên trong suốt cả ngày.
Uống nước lạnh không tốt?
Câu trả lời là Đúng. Uống nước lạnh sẽ làm tổn thương răng, làm suy yếu cổ họng và tấn công đường tiêu hóa, đặc biệt là những người phải phẫu thuật dạ dày và có thể tích dạ dày nhỏ. Đối với những người này, nước đến ruột non một cách đột ngột mà không có thời gian làm ấm dạ dày, có thể gây ra rối loạn đường ruột (đau bụng hay tiêu chảy ...). Vì thế nhiệt độ nước tốt nhất mà các chuyên gia khuyến cáo là từ 8 đến 12 độ C.
Uống nước nóng không làm dịu cơn khát của bạn?
Câu trả lời là Đúng. Bạn không nên nhầm lẫn giữa cơn khát, tức cảm giác ở miệng và việc cấp nước. Đối với cơn khát, đúng là người ta có ấn tượng nhiều hơn về việc làm dịu cơn khát của một người bằng cách uống nước mát hơn là nước nóng. Đối với việc cấp nước, điều đó cũng không có sự khác biệt.
Uống quá nhiều có thể làm tăng tình trạng giữ nước?
Câu trả lời là Sai. Bởi khi chức năng thận ở trong tình trạng tốt, cơ thể sẽ thích nghi với lượng chất lỏng để duy trì càng nhiều càng tốt một nguồn nước không đổi trong cơ thể. Khi bạn uống nhiều, bạn bài tiết nhiều và ngược lại.
Nước hoa quả không ngọt bằng nước soda?
Câu trả lời là Sai. Cả hai loại nước này đều tương đương nhau về lượng glucide và calorie. Tuy nhiên, nước hoa quả (100% nước ép nguyên chất 100%) chỉ chứa đường tự nhiên của các loại trái cây, cụ thể là glucose và fructose, không giống như soda chỉ chứa đường, sucrose. Ngoài ra, giống như các loại trái cây mà chúng có nguồn gốc, các loại nước soda cung cấp chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất.
Do đó, tốt hơn là uống nước ép trái cây hơn soda, nhưng chỉ nên coi đây là 2/3 lượng trái cây được khuyến khích tiêu thụ mỗi ngày.
Đồ uống có ga quá mặn?
Câu trả lời là vừa Đúng, vừa Sai. Chỉ một số loại đồ uống có ga là chống chỉ định đối với những người đang thực hiện chế độ ăn không muối. Bởi trên thực tế chúng chứa một lượng natri đáng kể (hơn 1g/l), dưới dạng natri bicarbonate. Ngược lại, loại đồ uống này lại được khuyến cáo để chống lại axit trong trường hợp rối loạn tiêu hóa (axit dạ dày, trào ngược ...) hoặc thể thao chuyên sâu.
Người già và trẻ nhỏ nên uống nhiều nước hơn?
Câu trả lời là Sai. Bởi theo Giáo sư Plumey, nhu cầu cấp nước ở các độ tuổi là như nhau, tức là 1,5 lít mỗi ngày. Ở trẻ dưới dưới 3-4, nhu cầu có thể thấp hơn 1 lít/ngày. Ngược lại, đối tượng này thậm chí còn nhạy cảm hơn với việc cơ thể thiếu nước. Ở trẻ sơ sinh, mà 75% trọng lượng cơ thể là nước (người trưởng thành là 65%), nên việc thiếu nước có thể gây suy đa tạng trong vòng vài giờ. Ở người cao tuổi, điều này có thể khiến huyết áp giảm mạnh. Ở cả 2 đối tượng này, mức độ nghiêm trọng là như nhau. Bởi trong khi trẻ sơ sinh chưa biết diễn đạt bằng ngôn ngữ, thì ở người già hệ thống cảnh báo khát lại hoạt động kém. Vì vậy, họ nên được cấp nước thường xuyên, đặc biệt là khi trời nóng./.
10 biểu hiện nguy hiểm và 5 nguyên tắc phòng bệnh trẻ sốt siêu vi Sốt siêu vi là một căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Nắng nóng là môi trường thích hợp để các chủng siêu vi phát triển và gây bệnh cho trẻ. Sốt ở trẻ nhỏ thường gây nhầm lẫn cho các bậc phụ huynh vì biểu hiện thường khác nhau. Trẻ sốt do mọc răng, sốt do viêm họng, viêm phổi, sốt xuất...