Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên uống men vi sinh hay men tiêu hóa?
Men vi sinh và men tiêu hóa là 2 nhóm chế phẩm hoàn toàn khác nhau. Nhầm lẫn giữa hai loại men có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa không cải thiện thâm chí nặng hơn.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nhiều biểu hiện như đau bụng, đi ngoài
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có biểu hiện gì?
Khi thấy con kêu đau bụng, đi ngoài nhiều lần, bố mẹ thường nghĩ ngay đến rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, theo PGS.TS Phạm Thu Hồ – Nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai, hiện tượng rối loạn tiêu hóa diễn ra khá phổ biến, với nhiều biểu hiện.
Khi thấy trẻ có những triệu chứng như dưới đây, bố mẹ nên nghĩ ngay đến rối loạn tiêu hóa.
Rối loạn phân: Trẻ bị tiêu chảy kéo dài, táo bón kéo dài hoặc tiêu chảy xen kẽ táo bón. Thời gian đi đại tiện cũng không đều đặn như trước.
Đau bụng: Cơn đau bụng có thể âm ỉ hoặc đau quặn bụng dữ dội. Vị trí đau thường ở vùng bụng dưới bên trái, một số trường hợp có thể đau lan ra phía sau lưng. Tuy vậy, trẻ nhỏ có thể không biết kêu đau bụng mà chỉ quấy khóc.
Đầy hơi, chướng bụng: Đầy bụng là một trong những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp nhất. Bụng trẻ thường căng to, ợ hơi hoặc “xì hơi” rất nhiều lần.
Buồn nôn, nôn, chán ăn: Bé bị rối loạn tiêu hóa có thể bị buồn nôn, nôn, chán ăn, không muốn ăn.
Bé bị rối loạn tiêu hóa có thể bị buồn nôn, nôn, chán ăn
Để giải đáp được thắc mắc Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên uống men vi sinh hay men tiêu hóa, bố mẹ cần phân biệt được sự khác nhau giữa 2 loại men này.
Sự khác nhau giữa men vi sinh và men tiêu hóa
Men tiêu hóa hay còn gọi là enzyme do chính các tuyến trong cơ thể tiết ra để tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Men tiêu hóa thường dùng trong các trường hợp trẻ kém hấp thu, biếng ăn kèm suy dinh dưỡng, bụng ậm ạch, ăn lâu tiêu hoặc mới ốm dậy.
Thời gian dùng men tiêu hóa chỉ tối đa 2 tuần, không nên dùng kéo dài bởi sẽ khiến cơ thể trở nên phụ thuộc và “đình công”, giảm chức năng tiết enzyme để tiêu hóa thức ăn.
Video đang HOT
Men vi sinh hay còn gọi là probiotics, là những vi khuẩn sống có lợi cho đường ruột. Trong đường ruột của con người có chứa cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại với tỷ lệ là 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Nếu tỷ lệ này luôn được duy trì, đường ruột sẽ ở trạng thái cân bằng, ổn định và khỏe mạnh. Men vi sinh thường được chỉ định khi bị loạn khuẩn đường ruột (như sau khi điều trị bằng thuốc kháng sinh) với biểu hiện đi ngoài phân sống, tiêu chảy, khó tiêu, chướng bụng.
Bổ sung men vi sinh cũng giúp tăng khả năng hấp thu vitamin của đường ruột, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh tiêu chảy.
Men vi sinh (probiotics) là những vi khuẩn sống có lợi cho đường ruột
Men tiêu hóa và men vi sinh có chức năng cơ bản giống nhau. Có nghĩa là đều giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Bổ sung probiotics thường có ích cho tất cả mọi người, bởi probiotics giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn trong ruột, trong khi uống men tiêu hóa chỉ có ích nếu cơ thể không sản xuất đủ loại enzyme tiêu hóa nào đó. Men tiêu hóa được bác sĩ chỉ định khi nghi ngờ hoặc có bằng chứng bị thiếu men tiêu hóa hoặc muốn tăng cường thêm khả năng tiêu hóa thức ăn của trẻ trong một khoảng thời gian nhất định.
Trong thực tế, hai loại men này được sử dụng với các trường hợp khác nhau. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bác sĩ dùng cả men tiêu hóa và men vi sinh cùng một lúc nếu thấy người bệnh thiếu cả hai.
Đối với trẻ nhỏ, khi hệ tiêu hóa còn non nớt, chưa phát triển hoàn thiện nên rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là hiện tượng diễn ra khá phổ biến. Bổ sung men vi sinh sẽ giúp thiết lập lại tỷ lệ lợi khuẩn – hại khuẩn ở đường ruột, giúp quá trình hấp thu, tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Lưu ý khi lựa chọn men vi sinh cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Có một điều lưu ý quan trọng mà nhiều người không biết, đó là: Không phải cứ bổ sung men vi sinh là những vi khuẩn tốt sẽ vào đến đường ruột và giảm các tình trạng rối loạn tiêu hóa. Bởi, để vào đến ruột và phát huy tác dụng của mình, những vi khuẩn tốt phải vượt qua “hàng rào tiêu hóa” bao gồm acid, dịch vị dạ dày, dung môi… Tuy nhiên, lợi khuẩn thường rất yếu ớt, dễ chết ở môi trường acid của dịch vị dạ dày. Bào tử lợi khuẩn đã được nghiên cứu và ứng dụng để khắc phục nhược điểm này của lợi khuẩn thông thường.
Khác với lợi khuẩn bình thường, bào tử có cấu trúc rất đặc biệt: Phần lõi là nhiễm sắc thể ở trạng thái bất hoạt; Các lớp vỏ xunh quanh giúp bảo vệ phần lõi của bào tử tránh khỏi những tác động từ bên ngoài, kể cả dung môi, enzyme và thuốc kháng sinh. Do vậy, bào tử lợi khuẩn có khả năng sống sót cao hơn lợi khuẩn bình thường khi đi qua dạ dày, vào đến ruột non và phát triển thành lợi khuẩn.
Quá trình tạo thành bào tử của Bacillus clausii
Trong trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy khi dùng thuốc kháng sinh kéo dài, đầy hơi, chướng bụng, bố mẹ nên lựa chọn loại men vi sinh có chứa bào tử lợi khuẩn cho con dùng. Bacillus clausii là một trong số ít chủng lợi khuẩn có thể tạo thành dạng bào tử. Bổ sung men vi sinh có chứa bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii sẽ giúp ức chế vi khuẩn có hại, lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa, hỗ trợ giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, ăn chậm tiêu, phân sống…
Vân Anh
Theo Đời sống Plus/GĐVN
7 cách an toàn giúp làm sạch ruột già và giữ gìn tuổi trẻ của bạn
Các bữa ăn giàu chất xơ cung cấp cho vi khuẩn tốt trong ruột giúp giảm viêm ruột và cải thiện các rối loạn tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn.
Ruột già (đại tràng) - 1 phần của hệ thống tiêu hóa có nhiệm vụ nén nước, muối, các loại vitamin và chất dinh dưỡng từ các chất thực phẩm khó tiêu hoá, xử lý thực phẩm không được tiêu hóa trong ruột non, và loại bỏ chất thải rắn ra khỏi cơ thể.
Tuy nhiên, nếu gặp một tác nhân gây hại, ruột già làm việc không hiệu quả, nó bắt đầu hấp thụ độc tố thay vì loại bỏ chúng, gây ra các vấn đề như đau đầu, đầy hơi, táo bón, tăng cân, giảm năng lượng, mệt mỏi và các bệnh mãn tính khác.
Những tác nhân có thể là các loại thực phẩm không tiêu hóa được dẫn đến sự tích tụ của các chất nhầy trong ruột già, tạo thành độc tố đầu độc cơ thể.
Dưới đây là 7 cách an toàn giúp làm sạch ruột già và giữ gìn tuổi trẻ của bạn:
1. Thêm Vitamin C vào chế độ ăn uống của bạn
Một nghiên cứu vào năm 2015, vitamin C được tìm thấy trong nhiều loại trái cây và rau quả, có thể giúp làm sạch ruột già.
Uống sinh tố cải xoăn, bông cải xanh, dâu tây và chanh rất tốt cho đại tràng và sức khỏe tổng thể của bạn.
2. Sử dụng men vi sinh, vi khuẩn thân thiện bảo vệ ruột già
Nghiên cứu cho thấy rằng chế phẩm sinh học có thể giúp ngăn ngừa và điều trị ung thư ruột già. Những vi khuẩn tốt này có tác dụng ngăn chặn viêm và cải thiện sự thống nhất của nhu động ruột, 2 phần của sức khỏe tiêu hóa có liên quan đến ruột già.
Hàm lượng men vi sinh cao được tìm thấy trong thực phẩm lên men như sữa chua Hy Lạp, giấm táo, kim chi, miso, kombucha và một số loại phô mai.
3. Thêm nhiều tinh bột kháng vào chế độ ăn uống của bạn
Tinh bột kháng được tìm thấy trong thực phẩm thực vật như khoai tây, gạo, các loại đậu, chuối xanh và ngũ cốc, thúc đẩy một đại tràng khỏe mạnh bằng cách tăng hệ vi sinh đường ruột.
Ngoài ra, một đánh giá năm 2013 về tinh bột kháng đã xác định rằng chúng làm giảm nguy cơ ung thư ruột già.
4. Uống nhiều nước hơn để điều hòa tiêu hóa
Lượng chất lỏng thấp là một nguyên nhân phổ biến của táo bón. Vì vậy, uống 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày có thể ngăn chặn điều này.
Một cách khác để giúp đáp ứng nhu cầu lượng chất lỏng của bạn là ăn (uống) các loại trái cây và rau quả có hàm lượng nước cao như dưa chuột, bí xanh, cần tây, cà chua, dưa và dâu tây.
5. Đảm bảo ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ
Các bữa ăn giàu chất xơ cung cấp cho vi khuẩn tốt trong ruột giúp giảm viêm ruột và cải thiện các rối loạn tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.
Một số thực phẩm giàu chất xơ có thể làm cho ruột già của bạn hoạt động khỏe mạnh như quả mâm xôi, đậu xanh, bông cải xanh, đậu lăng, đậu và ngũ cốc.
6. Trà thảo dược có thể giúp sức khỏe tiêu hóa thông qua ruột già
Trà thảo dược được cho là có lợi cho việc làm sạch ruột của bạn. Theo một cuộc điều tra được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu Úc, mối liên hệ giữa tiêu thụ trà thảo dược và nguy cơ ung thư ruột già thấp hơn.
Các loại thảo dược nhuận tràng như psyllium, lô hội và rễ marshmallow có thể giúp trị táo bón, nhưng bạn hãy chắc chắn nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng các loại thảo mộc này vì đôi khi chúng có thể gây hại.
7. Uống nước muối
Một nghiên cứu năm 2010 đã chứng minh rằng nước muối làm sạch ruột già khi kết hợp với một số tư thế yoga.
Hãy thử điều này: mỗi buổi sáng, trước khi ăn sáng, trộn 2 muỗng cà phê muối biển / muối Himalaya trong một cốc nước ấm. Uống nhanh và lặp lại quá trình vào buổi tối.
An Nhiên
Theo brightside/giaoduc.net
Điểm mặt bài thuốc quý chữa phù toàn thân Bài thuốc của lương y Nguyễn Kiều về hội chứng thận hư, viêm cầu thận mãn đã có tác dụng với bệnh nhi và người trưởng thành. Tuy nhiên, người bệnh cần phải kiêng khem trong quá trình uống thuốc thì mới đạt kết quả tốt nhất. Hội chứng thận hư Hội chứng thận hư là một tập hợp các triệu chứng của...