Trẻ ăn trứng như thế nào là đúng cách?
Trứng là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu (tỷ lệ hấp thu chất đạm của trứng là 100%, tương đương với đạm trong sữa nếu chế biến đúng).
Ngoài ra, trong lòng đỏ trứng còn cung cấp nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như: sắt, vitamin A, kẽm…
Giá trị dinh dưỡng của trứng
Ths.Bs Lê Thị Hải, Viện dinh dưỡng quốc gia cho biết, thông thường 1 quả trứng gà ta nặng khoảng 40g (cả vỏ), 1 quả trứng vịt: 70g (cả vỏ). Nếu bỏ vỏ thì 100g trứng gà tương đương 3 quả, còn 100g trứng vịt tương đương 1,5 quả. Như vậy, giá trị dinh dưỡng của trứng gà và vịt không khác nhau nhiều lắm, nhưng thành phần các vi chất dinh dưỡng thì trứng gà tốt hơn trứng vịt. Hàm lượng kẽm, virtamin A của trứng gà cao hơn trứng vịt, trong trứng gà còn có cả vitamin D, một loại vitamin có rất ít trong thực phẩm. Hàm lượng chất đạm của trứng gà cũng cao hơn trứng vịt, chất béo trong trứng gà thấp hơn nên ít gây đầy bụng khó tiêu, như vậy nên cho trẻ ăn trứng gà thì tốt hơn.
Ăn trứng rất bổ dưỡng nhưng phải ăn đúng, ăn đủ. Ảnh minh họa.
Lượng trứng nên cho trẻ ăn
Tuy trứng là thực phẩm rất tốt nhưng cũng không nên cho ăn quá nhiều, vì hàm lượng chất béo trong trứng cao làm bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
Tùy theo tháng tuổi mà cho ăn số lượng khác nhau:
- Trẻ 6 – 7 tháng tuổi: chỉ nên ăn 1/2 lòng trứng gà/bữa, ăn 2 – 3 lần/tuần
Video đang HOT
- Trẻ 8 – 12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3 – 4 bữa trong 1 tuần.
- Trẻ 1 – 2 tuổi: nên ăn 3 – 4 quả trứng/tuần, ăn cả lòng trắng.
- Trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu bé thích trứng có thể cho ăn 1 quả/ngày.
Cách chế biến trứng tốt nhất
Không nên ăn trứng gà sống hay hòa tan trứng sống trong cháo nóng, ăn nóng mà nên luộc hoặc nấu chín để phòng nhiễm khuẩn… Đường sinh dục của gà có rất nhiều vi khuẩn nên cả trong và ngoài trứng gà đều có thể nhiễm khuẩn, đặc biệt là salmonella – một yếu tố gây ngộ độc thức ăn. Ngoài ra, trong lòng trắng trứng sống còn có một chất chống lại biotin (vitamin H), cản trở hấp thu dưỡng chất này. Vitamin H là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sử dụng protein và đường – bột, cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Vì vậy, ăn trứng sống hoặc chín tái đều có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nếu ăn trứng gà sống, tỷ lệ hấp thu và tiêu hóa chỉ được 40%, ở trứng luộc là 100%, trứng rán chín tới 98,5%, trứng rán già 81%, trứng ốp 85%, trứng chưng 87,5%.
Cách luộc trứng đúng: cho trứng cùng với nước lã vào nồi rồi đun sôi dần, khi nước sôi, vặn nhỏ lửa đun khoảng 2 phút rồi tắt bếp ngâm trứng khoảng 5 phút. Như vậy, trứng vừa chín tới, lòng đỏ không bị chín kỹ quá, dễ hấp thu. Lúc luộc trứng, có thể cho thêm một ít muối để giữ trứng không bị vỡ. Trứng gà vừa lấy ở tủ lạnh ra không nên luộc ngay, cũng không nên ngâm trong nước nóng hay luộc bằng lửa quá to vì dễ gây vỡ trứng, hoặc không chín lòng đỏ.
Cách chế biến trứng cho trẻ tùy theo tháng tuổi:
Trẻ 6 – 12 tháng: nên cho ăn bột trứng, cách nấu bột trứng: nấu chín bột mới cho trứng vào, đập lòng đỏ trứng vào bát đã có rau băm nhỏ, đánh đều trứng và rau, nồi bột sôi trên bếp đổ trứng và rau vào quấy đều nhanh tay, bột sôi lên là được, không nên đun kỹ quá.
Trẻ 1 – 2 tuổi: có thể ăn cháo trứng, cũng tương tự như nấu bột trứng, khi cháo chín mới cho trứng, đun sôi lại là được, ngoài ra có thể cho trẻ ăn trứng luộc vừa chín tới.
Trẻ từ 2 tuổi trở lên: có thể ăn cháo trứng, trứng luộc, trứng rán đúc thịt, trứng sốt cà chua ăn với cơm.
Theo Vnmedia
Lá lốt làm thuốc: 7 cách bà mẹ nào cũng cần phải biết
Lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt.
Cây lá lốt (tên khoa học là Piper lolot C. DC) thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae) là một loại cây thảo sống dai thường mọc nơi ẩm ướt ở trung du, miền núi có chiều cao 30 - 40cm, mọc bò, thân cành có phủ ít lông và phồng lên ở các mấu.
Lá đơn nguyên mọc so le, hình tim, rộng, nhẵn, mép uốn lượn, đáy hình tim, đầu lá thuôn nhọn, gân lá chằng chịt hình mạng lưới, cuống lá có bẹ ở gốc. Cụm hoa là một bông đơn độc ở kẽ lá. Quả mọng chứa một hạt. Cây ra hoa, có quả vào mùa thu, từ tháng 8 đến 10. Rễ, thân làm vị thuốc, lá dùng như một loại rau ăn hoặc làm thuốc. Theo kết quả nghiên cứu hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt.
Trẻ bị tiêu chảy nhiều lần
Lá lốt 20g, củ riềng 10g, sắc 2 thứ lấy nước đặc cho trẻ uống 2 - 3 lần liền. Mỗi lần cách nhau 60 phút.
Bàn tay, bàn chân ra nhiều mồ hôi
Lá lốt 1 nắm to, đổ 4 bát nước nấu sôi. Đổ ra chậu cho nguội dần, sau đó ngâm tay, chân trong nước thuốc. Mỗi ngày ngâm 2 lần. Thực hiện liên tục cho tới khi hết các triệu chứng của bệnh.
Viêm đại tràng mạn, đau bụng, sôi bụng, phân sống, rối loạn tiêu hóa
Lá lốt 20g, củ riềng 12g, bạch truật 16g, củ đinh lăng 16g, lá khổ sâm 16g, sơn thù 16g, búp ổi 12g, cam thảo (chích) 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Bị ngộ độc thức ăn
Đau bụng, cuộn trong bụng, đi đại tiện nhiều lần, có trường hợp bị nôn mửa, cơ thể yếu mệt, mất nước, rối loạn điện giải, huyết áp thấp hơn bình thường:lá lốt 20g, bạch truật 16g, hạt sen 16g, hậu phác 12g, sinh khương 8g, sâm bố chính 16g, bạch biển đậu 16g, cây cứt lợn (sao vàng) 16g, rau má (sao) 20g, củ riềng 12g, cam thảo (chích) 12g, trần bì (sao) 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Viêm khớp mạn tính, đau nhức trong khớp, đi lại khó khăn, co duỗi hạn chế, đau nhiều khi thời tiết thay đổi
Lá lốt 20g, nam tục đoạn 20g, trinh nữ 20g, ngải diệp 16g, kê huyết đằng 16g, độc lực 20g, tang ký sinh 16g, thủ ô chế 16g, quế chi 6g, thiên niên kiện 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Sâu răng, đau nhức răng
Rễ lá lốt 20 - 30g, ngâm với 60ml rượu trắng. Dùng bông tẩm thuốc, chấm vào chỗ răng đau ngày 2 - 3 lần.
Bé trai bị viêm tinh hoàn
Tinh hoàn sưng to, người mệt mỏi, không chịu chơi, ít vận động, hay nằm: lá lốt 12g, lệ chi 12g, bạch truật 12g, trần bì 10g, bạch linh 10g, sinh khương 21g, sơn thù 6g, phòng sâm 6g, hoàng kỳ 5g, cam thảo (chích) 4g. Đổ 600ml nước, sắc còn 200ml, chia nhiều lần cho trẻ uống trong ngày.
Theo Trí thức trẻ
Cắn móng tay dễ gây nhiều bệnh nguy hiểm Salmonella (vi khuẩn gây độc thức ăn), E.coli (vi khuẩn trong ruột người, thường gây tiêu chảy) ẩn náu nhiều trong móng tay. Do đó người hay cắn móng tay dễ bị bệnh tiêu chảy và đau dạ dày. Các chuyên gia về sức khỏe khẳng định cắn móng tay là thói quen có hại cho sức khỏe. Bác sĩ da liễu Richard...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ai không nên dùng mướp đắng

8 điều nên làm để giảm nguy cơ ung thư

Mắc zona thần kinh có cần kiêng gì không?

Hà Nội: Bé gái 7 tháng tuổi mắc rubella vì một sai lầm và sự chủ quan của bố mẹ

Tác dụng phụ của quả vải? Ai không nên ăn quả vải?

Đề phòng bệnh về da mùa nắng nóng

Lá ổi chữa bệnh gì?

7 thói quen 'âm thầm' gây suy thận, nhiều người vẫn làm mỗi ngày mà không hay

Cặp vợ chồng hơn 30 tuổi cùng mắc u gan

Ăn đu đủ xanh có tác dụng gì với sức khỏe?

9 huyệt vị giúp giảm đau đầu do căng thẳng

Thiếu ngủ gây hại cho tim mạch
Có thể bạn quan tâm

"Nữ chính ngôn tình" Sooyoung (SNSD): Gia thế và sự nghiệp miễn chê, có mối tình 13 năm "ngọt nhất showbiz", giờ còn "chào sân" Hollywood!
Sao châu á
08:45:13 11/05/2025
Ga Hải Phòng Di sản Pháp hơn 100 năm tuổi trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn
Du lịch
08:43:56 11/05/2025
Hà Tâm Như đăng quang Hoa hậu chuyển giới VN 2025, Lê Hoàng Phương thắng đậm
Sao việt
08:43:53 11/05/2025
Ngày của Mẹ 11/5: Hãy nấu 5 món ăn phù hợp và bổ dưỡng dành cho các bà, các mẹ!
Ẩm thực
08:31:40 11/05/2025
Top 3 nàng WAGs thị phi nhất: Thuỷ Tiên, Chu Thanh Huyền và 1 tiểu thư một lần vạ miệng ở ẩn vài năm
Sao thể thao
07:59:52 11/05/2025
Dấu hiệu chứng tỏ bạn nhiễm sán lá gan

T1 đại thắng nhưng Faker "báo hại" hai người đàn em
Mọt game
07:42:24 11/05/2025
Ai bảo Lý Hải đã hết thời?
Hậu trường phim
07:24:31 11/05/2025