Trẻ 8 tháng tuổi nguy kịch vì viêm phổi nặng và COVID-19
Túc trực bên con suốt 20 ngày qua, chị H.T.T không khỏi xơ xác, mỏi mệt.
Con trai chị mới 8 tháng tuổi nhưng đã 4 lần nhập viện, 3 lần phải thở máy. Lần này, con bị mắc thêm COVID-19.
“Bé sinh non nên phổi yếu sẵn, khi sinh ra được có 2kg thôi. Tôi cố gắng chăm bẵm, con tròn trịa hơn một chút nhưng vẫn phải đi viện suốt. Lần này 2 vợ chồng phải bỏ công việc theo chăm con từ hôm 22/8.
Ban đầu, con nhập khoa Hô hấp, chân tay người ngợm tím đen vì không thở được. Bác sĩ báo con mắc COVID-19 nên lại chuyển sang khoa này”, chị H.T.T (Đồng Nai) chia sẻ.
Bé T.P, 8 tháng tuổi, con trai chị hiện có kết quả xét nghiệm CT>30 (tải lượng virus SARS-CoV-2 lúc này rất thấp và ít có khả năng lây nhiễm) nên được đưa ra khu vực ngoài của Khoa Hồi sức Nhiễm và COVID-19 tiện chăm sóc.
Cha của bé T.P đang báo tính hình con trai với người thân ở quê.
Chị T. cho hay, khi nhập viện, bác sĩ báo với gia đình phổi của bé đã trắng hết, xơ phổi, xẹp phổi, tình hình rất xấu và khuyên cha mẹ chuẩn bị tinh thần. Thế nhưng vợ chồng chị kiên quyết ở lại, khi nào bác sĩ không cứu được con nữa chị mới từ bỏ hy vọng.
Video đang HOT
Có thời điểm bác sĩ đã tính toán đến phương án can thiệp ECMO cho con. Hai vợ chồng chị chỉ biết đặt hết hy vọng vào bác sĩ và cầu nguyện mỗi ngày. “Nhờ các y bác sĩ tận tình, hai hôm nay, con đang tiến triển khá hơn”, chị T. không giấu được ánh mắt đầy hi vọng.
Bác sĩ Võ Thành Luân, Phó trưởng khoa Hồi sức Nhiễm và COVID-19, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM cho biết, T.P là trường hợp mắc COVID-19 rất nặng đang được theo dõi chặt chẽ. Nguyên nhân là vì bé có bệnh nền, viêm phổi nặng, nghi ngờ trẻ bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh.
Trẻ điều trị hồi sức thường nặng và rất nặng, cha mẹ phải ở lại chăm sóc trong thời gian dài.
Sau khoảng 1 tuần điều trị COVID-19, bé vẫn tiếp tục được thở máy, thời gian nằm viện dự kiến sẽ còn kéo dài. “T.P là 1 trong 5 trẻ bị COVID-19 nặng phải điều trị tại Khoa Hồi sức Nhiễm và COVID-19 của Bệnh viện Nhi đồng 2″, bác sĩ Võ Thành Luân nói.
Hầu hết các bệnh nhi này đang điều trị một bệnh lý khác như suy thận mạn, viêm phổi, bạch cầu cấp… rồi phát hiện mắc thêm COVID-19. Kết hợp các yếu tố bệnh nền, nhỏ tuổi, chưa đến tuổi tiêm ngừa nên tình trạng của trẻ sẽ nặng hơn.
“Nếu trẻ mắc bệnh cần hồi sức tăng lên, y bác sĩ sẽ bị căng kéo, không đủ nhân lực chăm sóc tốt cho bệnh nhi vì toàn ca nặng hoặc rất nặng, thời gian nằm viện kéo dài. Đặc biệt, số ca sốt xuất huyết nặng vẫn cao, điều trị cho nhóm bệnh nhi này rất vất vả “, bác sĩ nói.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Chuyên gia dịch tễ cho hay, tình trạng nặng và nguy kịch của trẻ là hậu quả của nhiều bệnh lý khác, COVID-19 là yếu tố tăng thêm. Do đó, theo bác sĩ Khanh, trong quá trình trẻ nằm nội trú, nhân viên y tế vẫn cần tuân thủ đeo khẩu trang, cách ly khi trẻ mắc Covid-19 để tránh lây nhiễm trong bệnh viện.
Thống kê đến ngày 10/9, TP.HCM đang điều trị cho trên 200 ca Covid-19 tại các bệnh viện, khoảng 60 ca cần hỗ trợ hô hấp, 15 ca thở máy xâm lấn, 13 ca dưới 16 tuổi và 4 phụ nữ mang thai. Hiện TP còn 1.115 ca cách ly tại nhà và không có ca mắc Covid-19 cách ly tập trung.
Về tình hình tiêm chủng, TP.HCM đã tiêm được trên 23,3 triệu mũi. TP còn 62.591 liều vắc xin Covid-19 (Verocell và Pfizer).
Thứ trưởng Y tế: Bệnh nhân COVID-19 nặng tăng rõ rệt
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, số F0 xu hướng tăng, đặc biệt trường hợp nặng tăng lên rõ rệt.
Tại cuộc họp với Tổ chuyên môn chăm sóc, điều trị ca bệnh COVID-19 ngày 19/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, qua báo cáo của 3 bệnh viện Chợ Rẫy, Trung ương Huế, Bệnh Nhiệt đới Trung ương, từ đầu tháng 8/2022 đến nay, số người mắc COVID-19 xu hướng tăng cao, đặc biệt bệnh nhân nặng tăng lên rõ rệt. Khoảng 23-25% các trường hợp nặng và tử vong chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19, riêng Bệnh viện Chợ Rẫy, tỷ lệ này là 50%.
Thứ trưởng đề nghị Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và Hội đồng chuyên môn tăng cường tập huấn cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 cũng như theo dõi, xử trí với các ca từ nhẹ chuyển nặng, hạn chế tử vong do cán bộ biến động, luân chuyển.
"Cần nâng cao tinh thần cảnh giác đối với các bệnh viện, đặc biệt là các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh", ông Sơn nhấn mạnh.
Bệnh nhân mắc COVID-19 xu hướng tăng, đặc biệt bệnh nhân nặng tăng lên rõ rệt. (Ảnh minh họa)
Thứ trưởng Sơn cũng yêu cầu các địa phương rà soát, lập danh sách quản lý, theo dõi và tiêm vaccine cho đối tượng có tuổi, mắc bệnh nền đúng thời gian để đảm bảo hiệu lực của vaccine.
Với biến chủng mới hiện nay, Thứ trưởng đề nghị các bệnh viện phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur... theo dõi biến thể, biến chủng đối với bệnh nhân nặng và tử vong. Với các trường hợp nặng, chuyển biến nặng cần theo dõi và điều trị tại chỗ, chỉ chuyển viện sau khi có hội chẩn và đảm bảo đầy đủ, trang thiết bị khi vận chuyển.
Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết thêm, một tháng qua, Bộ Y tế ghi nhận hơn 45.000 ca mắc mới trên toàn quốc (trung bình 2.000 ca/ngày, riêng ngày 18/8, trên 3.000 ca mắc). Số người mắc COVID-19 tăng lên rõ rệt.
Trong số 30 ca đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế hiện nay thì số các ca nặng, nguy kịch là 6; 5 ca thở máy.
Báo cáo từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho thấy, trong hơn 232 bệnh nhân nhập viện tháng 8 có đến 46% bệnh nhân trên 65 tuổi; số bệnh nhân chưa tiêm phòng vaccine điều trị tại khoa Hồi sức tích cực chiếm 24,3%. Bệnh viện ghi nhận 3 ca tử vong. Hiện bệnh viện đang điều trị 123 ca, trong đó có 26 ca thở máy, 1 ca ECMO....
Ở Bệnh viện Chợ Rẫy, từ 10/5 đến16/7 không có ca COVID-19 điều trị, nhưng từ nửa cuối tháng 7 trở về đây số ca bệnh tăng nhanh. Trong 32 bệnh nhân COVID-19 điều trị thì 19 người mức độ nặng và nguy kịch; tử vong 6 bệnh nhân.
Tại Bệnh viện điều trị cho người bệnh COVID-19 Hoàng Mai (Hà Nội), nếu một tháng trước chỉ khoảng 20 bệnh nhân nội trú thì đến trung tuần tháng 8 lại tăng lên gấp đôi. Số bệnh nhân nặng, nguy kịch cũng tăng khi có 10 ca phải can thiệp thở máy, oxy dòng cao, thở máy không xâm nhập.
Với tinh thần chủ động ứng phó dịch, Cục Quản lý Khám chữa bệnh thường xuyên chỉ đạo các cơ sở sàng lọc, phân luồng và thu dung điều trị. Một số địa phương đang dự trù kế hoạch kích hoạt lại bệnh viện dã chiến như TP.HCM.
Cúm A tăng bất thường, nhiều bệnh nhân chuyển nặng khi đến viện muộn Theo chu kỳ hàng năm, đỉnh dịch của bệnh cúm là khoảng tháng 10 đến tháng 12, nhưng thời điểm này, số bệnh nhân mắc cúm lại tăng, nhiều bệnh nhân diễn biến nặng. Ba ngày trước khi vào viện, cụ bà 78 tuổi, ở Hưng Yên ho nhiều, đờm trắng, sốt 39 độ C, nôn nhiều, khó thở nhẹ, người mệt mỏi....