Sau khi khỏi COVID-19 một tháng, nữ bệnh nhân có biểu hiện ho đờm, sốt cao 39 độ C, đau tức ngực 2 bên, khó thở tăng dần trong 3 ngày.
Sáng 23/5, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết đã tiếp nhận bệnh nhân nữ (18 tuổi, trú tại Việt Trì, Phú Thọ) trong tình trạng ho, sốt, đau tức ngực, khó thở.
Bệnh nhân tiền sử khỏe mạnh, khỏi COVID-19 cách đây một tháng, đã tiêm phòng 2 mũi vaccine. Sau khi vào viện, cô gái này được khám, làm xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán suy hô hấp – viêm phổi nặng hậu Covid-19.
Trước đó, bệnh nhân ở nhà ho đờm, sốt cao 39 độ C, đau tức ngực 2 bên, khó thở tăng dần trong 3 ngày, không dùng thuốc gì đặc biệt. Kiểm tra tại bệnh viện, nữ bệnh nhân tỉnh, thể trạng trung bình, da niêm mạc hồng, sốt nóng, ho, đau tức ngực, khó thở, thở nhanh gắng sức, tim nhịp nhanh, phổi thông khí giảm, ran ẩm ran nổ 2 bên phổi, bụng mềm.
Hình ảnh chụp CT ngực của bệnh nhân khi nhập viện. (Ảnh: BVCC).
Kết quả xét nghiệm máu cho thấy nhiễm trùng tăng cao, giảm oxy hoá máu nặng. Kết quả cắt lớp vi tính lồng ngực có hình đông đặc phổi, nhiều tổn thương nốt, kính mờ viêm rải rác.
Bệnh nhân được thăm khám toàn diện chức năng các cơ quan, điều trị theo phác đồ bằng thở oxy dòng cao, kháng sinh, chống viêm, chống đông, dinh dưỡng nâng cao thể trạng. Sau 5 ngày điều trị, người này đáp ứng tốt, tình trạng nhiễm trùng, chức năng phổi, toàn trạng khá hơn. Bệnh nhân ổn định và được xuất viện sau 12 ngày điều trị.
Theo các bác sĩ, biểu hiện hậu COVID-19 thường gặp bao gồm ho, khó thở, tức ngực, rối loạn giấc ngủ, rối loạn vị giác, tăng đông máu, mệt mỏi giảm sức chịu đựng. Các biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa các tình trạng sau COVID-19 là ngăn ngừa mắc COVID-19 (ví dụ: tiêm chủng, đeo khẩu trang, vệ sinh tay).
Các biện pháp làm giảm tỷ lệ mắc hoặc mức độ nghiêm trọng của mắc COVID-19 cấp tính sẽ làm giảm tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của tình trạng sau khi mắc bệnh. Biểu hiện hậu COVID-19 rất phong phú. Do đó, để chẩn đoán, bác sĩ cần hỏi các triệu chứng COVID-19 cấp tính và biểu hiện khi thăm khám để đưa ra yêu cầu xét nghiệm, chẩn đoán, xử trí phù hợp.
Di chứng hậu COVID-19 ở trẻ chưa được tiêm vaccine
Nhiều trẻ đã khỏi COVID-19 nhưng chưa được tiêm vaccine có thể có nguy cơ mắc các di chứng kéo dài, đặc biệt là những vấn đề liên quan hệ thống thần kinh trung ương.
![Di chứng hậu COVID-19 ở trẻ chưa được tiêm vaccine - Hình 1]()
Theo SCMP, tiến sĩ Mike Kwan Yat-wah, Trưởng khoa Bệnh truyền nhiễm nhi tại Bệnh viện Princess Margaret, Hong Kong (Trung Quốc) cho biết, trong số khoảng 130 bệnh nhi đã khỏi COVID-19 được ông điều trị, khoảng 10% trẻ có vấn đề với hệ thống thần kinh trung ương, bao gồm đau đầu, mất ngủ, mất trí nhớ, khó tập trung và rối loạn tâm thần.
Các tình trạng khác được báo cáo bao gồm ho, khó thở, mệt mỏi, đau cơ và khớp. Tiến sĩ Kwan cho biết, tất cả trẻ em mắc di chứng COVID-19 kéo dài nhiều tuần sau khi khỏi bệnh đều chưa được tiêm vaccine.
Chuyên gia này cũng nói thêm nhiều trẻ em nhiễm bệnh cũng đã mắc hội chứng viêm đa hệ thống - tình trạng mà các bộ phận cơ thể khác nhau bị viêm, bao gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt hoặc cơ quan tiêu hóa.
Tình trạng này đã được phát hiện ở hơn 30 trẻ em cho đến nay, một số trường hợp phải nhập viện chăm sóc đặc biệt vì mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Ông Kwan cho biết hội chứng này có thể để lại ảnh hưởng lâu dài đến trẻ em. "Tôi khá lo ngại về hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em và bệnh viêm đa hệ thống. Cả hai đều là những căn bệnh khá mới đối với chúng tôi và do hậu quả của cơn bão cytokine", tiến sĩ Kwan nói.
Ông cũng cảnh báo cơn bão cytokine có thể làm tổn thương nhiều cơ quan như não, phổi, tim. Giống tình trạng hậu COVID-19, hầu hết trẻ em mắc hội chứng này đều không được tiêm phòng. Vì vậy, ông nhấn mạnh việc tiêm chủng có thể bảo vệ bệnh nhân tránh những tình trạng như vậy và tăng tốc độ hồi phục sau khi khỏi bệnh.
Tại sao tiến độ tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi chậm? Theo báo cáo của Bộ Y tế gửi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ngày 11/5 về tiến độ triển khai tiêm chủng và cung ứng vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi, đến 10/5, 63 tỉnh, thành đã triển khai tiêm cho khoảng 1,88 triệu trẻ 5-11 tuổi, chiếm 26,6% số trẻ đủ điều kiện và đồng ý tiêm chủng ở...
Tin mới nhất
Chế độ ăn hạn chế calo, nhịn ăn gián đoạn 16 giờ để giảm cân: Cách nào tốt hơn?
05:08:34 25/06/2022
Theo đó, chia sẻ trên trang TheHealthSite, TS Varsha Gorey, Chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng cao cấp tại bệnh viện Apollo, Navi Mumbai đã giải thích sự khác biệt giữa chế độ ăn hạn chế calo và chế độ ăn giới hạn thời gian, cũng như tính h...
Có gì trong bánh trôi ngô khiến 4 người nguy kịch, 1 người tử vong?
20:19:46 24/06/2022
Bột làm bánh trong quá trình bảo quản không đảm bảo có nguy cơ nhiễm nấm mốc, khiến người ăn ngộ độc nặng, thậm chí tử vong
TP.HCM xử phạt trường hợp đã được hướng dẫn vẫn để phát sinh muỗi truyền sốt xuất huyết
19:48:41 24/06/2022
UBND TP.HCM yêu cầu UBND các quận, huyện khi phát hiện lăng quăng trong phạm vi hộ gia đình phải hướng dẫn người dân biện pháp xử lý và yêu cầu ký cam kết loại trừ lăng quăng, nếu sau 2 lần vi phạm sẽ xử phạt vi phạm hành chính
5 lý do khiến thể lực nam giới chưa già đã yếu, phong độ giảm sút nhanh chóng
15:17:31 24/06/2022
Hiện nay mức sống của con người đã được cải thiện nhưng nhịp sống của con người lại ngày càng nhanh và gấp gáp, đặc biệt là một số nam giới tuổi trung niên bận rộn nhiều việc, thường xuyên phải chịu áp lực rất lớn, thể trạng ngày càng s...
3 bệnh viện ở TP.HCM ‘hợp sức’ thiết lập mạng lưới quản lý hiến - ghép thận bằng công nghệ
18:22:03 23/06/2022
Đó là các bệnh viện gồm Chợ Rẫy, Thống Nhất và Nhi đồng 2. Bằng việc xây dựng phần mềm, các đơn vị kỳ vọng sẽ minh bạch trong tiếp nhận, quản lý, tuyển chọn và điều phối mô tạng
Việt Nam đang tích cực phòng chống dịch đậu mùa khỉ
18:08:47 23/06/2022
Theo Bộ Ngoại giao, Việt Nam đang tích cực giám sát, ngăn chặn không để bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện trong nước và chưa ghi nhận ca bệnh nào tính đến thời điểm hiện tại
Phát hiện virus bại liệt trong nước thải, Anh tuyên bố sự cố quốc gia
08:21:16 23/06/2022
Cơ quan An ninh y tế Anh (UKHSA) ngày 22.6 thông báo đã xét nghiệm mẫu nước thải tại trạm xử lý Beckton ở khu Newham, London hồi tháng 2 với kết quả dương tính với virus gây bại liệt bắt nguồn từ vắc xin. Các mẫu kiểm tra tiếp sau đó cũ...
Sẽ có thuốc uống vô không cần tập thể dục mà khỏe như vận động viên?
08:15:21 23/06/2022
Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại khiến con người luôn tất bật, bận rộn, bạn có thấy thú vị không, nếu có thể uống một viên thuốc mà không cần tập thể dục nhưng vẫn khỏe như vận động viên?
Loại nước nên uống vào buổi sáng tốt cho sức khỏe, kéo dài tuổi thọ
08:05:40 23/06/2022
Buổi sáng là thời điểm cơ thể cần cung cấp nước sau một đêm dài, do đó việc bổ sung nước lọc và các loại nước ép trái cây, rau củ rất tốt cho sức khỏe, tăng cường đề kháng, đẹp da
6 chất dinh dưỡng quan trọng nam giới rất cần nhưng thường bị thiếu
07:56:50 23/06/2022
Nam giới thường bị thiếu hụt chất dinh dưỡng hơn so với phụ nữ. Các chuyên gia khuyên nên bổ sung các loại vitamin chính quan trọng cho cơ thể
Chuyên gia: Người thích ăn ớt có quyền vui mừng vì lợi ích tuyệt vời này
07:53:12 23/06/2022
Đó là capsaicin, hợp chất hóa học có đặc tính chống viêm. Giảm viêm ngăn ngừa sự hình thành các mảng bám trong mạch máu, từ đó ngăn ngừa xơ vữa động mạch nguy hiểm
Đau bụng sau khi ăn đồ béo có nguy hiểm không?
07:50:21 23/06/2022
Đau bụng sau khi ăn có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm ăn quá nhiều, quá nhanh, khó tiêu, không dung nạp thực phẩm, hoặc trong trường hợp nghiêm trọng hơn do một số bệnh tiềm ẩn
Những dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị mất nước mùa nắng nóng
20:14:56 22/06/2022
Mất nước là khi bạn mất nhiều chất lỏng hơn mức tiêu thụ và cơ thể không có đủ nước cũng như các chất lỏng khác để thực hiện các chức năng bình thường. Ngoài ra, mất nước cũng có nghĩa là bạn đang mất chất điện giải như muối và kali
Căn bệnh phổi có tỉ lệ tử vong cao như ung thư, gặp dấu hiệu này hãy đi khám sớm
20:12:47 22/06/2022
Nói đến bệnh xơ phổi, nhiều người thậm chí chưa từng nghe tên, nhưng tỉ lệ tử vong của căn bệnh này không hề thấp hơn ung thư phổi. Phổi là cơ quan hô hấp, cũng là cơ quan tạo máu quan trọng của cơ thể con người. Nó nằm trong khoang ngự...
Màu nước tiểu tiết lộ gì về sức khỏe?
13:23:22 22/06/2022
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), đến 6/5, toàn thế giới ghi nhận ít nhất 300 trường hợp trẻ em mắc bệnh. Trước tình hình đó, bên cạnh việc giữ bình tĩnh, cập nhật thông tin từ các nguồn uy tín, người dân cũ...
Hoại tử tay vì tự chữa rắn độc cắn tại nhà: 6 điều tuyệt đối không được làm
10:10:38 22/06/2022
Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình lưu ý 6 điều tuyệt đối không được làm khi bị rắn độc cắn
Chuyên gia gợi ý 3 loại thực phẩm có thể giảm nguy cơ ung thư, kéo dài tuổi thọ
05:33:33 22/06/2022
Ung thư được coi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Tuy nhiên, chúng ta có thể giảm nguy cơ mắc ung thư bằng một lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học với các thực phẩm có tác dụng phòng chốn...
Quá tải trẻ bệnh hô hấp, bệnh viện ở TP.HCM kê giường dọc lối đi
23:11:35 21/06/2022
Trẻ nhập viện điều trị các bệnh liên quan hô hấp tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) đang quá tải. Dọc lối đi khoa hô hấp đã được kê thêm giường nhưng vẫn chưa đáp ứng được do lượng bệnh nhi nhập viện ngày càng đông
Sốc nhiệt do nắng nóng: Dấu hiệu và cách sơ cứu
21:33:27 21/06/2022
Sốc nhiệt là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao đến mức gây tổn thương hệ thống thần kinh trung ương và các mô khác. Thời tiết nắng nóng, cơ thể vừa sinh ra nhiệt trong quá trình hoạt động, vừa hấp thụ nhiệt từ môi trường vào, nên nguy...
Ngồi hơn 8 tiếng/ngày tăng 20% nguy cơ mắc bệnh tim mạch
21:08:12 21/06/2022
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc chỉ ra rằng những người ngồi hơn 8 giờ một ngày có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và đột quỵ cao hơn 20%, dấy lên mối lo ngại về sức khỏe của những người làm việc công sở