Trẻ 5 tháng tuổi bị ho và sổ mũi, điều trị như thế nào?
Tình trạng trẻ 5 tháng tuổi bị ho và sổ mũi khiến không ít cha mẹ lo lắng. Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, không phải trẻ 5 tháng bị sổ mũi và ho nào cũng nên dùng kháng sinh.
Lưu ý với trẻ 5 tháng tuổi bị ho và sổ mũi
Bé sơ sinh 5 tháng tuổi bị ho và sổ mũi chủ yếu liên quan đến hệ hô hấp. Thực tế là hệ miễn dịch của các bé dưới 1 tuổi vẫn chưa hoàn thiện. Do vậy, hằng năm thường có rất nhiều trẻ mắc những bệnh liên quan đến hô hấp như: sổ mũi, hắt hơi, ho mỗi khi thời tiết thay đổi.
Trẻ 5 tháng bị ho và sổ mũi chủ yếu là do hệ hô hấp còn non kém.(Ảnh minh họa)
Vì thế, vào những ngày giao mùa, để các bé không bị nhiễm lạnh khiến tổn thương hệ hô hấp, cha mẹ cần phải tăng sức đề kháng cho bé bằng cách giữ ấm, cho bé ăn uống bằng đồ ấm, hằng ngày phải vệ sinh tai mũi họng.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, nguyên nhân chủ yếu gây nên là do virus, bệnh gây ra có thể sẽ tự khỏi sau từ 5-7 ngày. Đối với các trường hợp này, cha mẹ có thể áp dụng một số cách điều trị bằng Đông y cho trẻ 5 tháng tuổi. Tuy nhiên, với những triệu chứng và biểu hiện kéo dài trên 10 ngày, các bé thường có xu hướng bị mệt nhiều, lười ăn, ho và sổ mũi nhiều hơn, cần phải đưa ngay đến các bác sĩ chuyên khoa để được khám, điều trị kịp thời.
Với những trẻ sơ sinh 5 tháng bị sổ mũi và ho trên một tháng, cha mẹ cần phải đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để nhận được những tư vấn phù hợp nhất.
Video đang HOT
Cách điều trị trẻ 5 tháng bị sổ mũi và ho
Chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là một hành trình dài. Cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý tham khảo những cách chữa trị tại nhà mà không có căn cứ rõ ràng khiến cho tình trạng của bé nặng hơn. Đặc biệt, cha mẹ cũng tuyệt đối không được tự ý mua thuốc kháng sinh, thuốc giảm ho để sử dụng tại nhà cho con.
Những loại thuốc kháng sinh giúp điều trị ho và sổ mũi thường không mang đến công dụng với nguyên nhân từ virus. Ho, sổ mũi là phản xạ cần thiết để cơ thể bé tống đờm, những chất tiết ra ngoài để làm đường thở thông thoáng hơn. Do vậy, không được cho trẻ uống thuốc làm giảm ho khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ.
Thực hiện vệ sinh mũi miệng cho trẻ là hoàn toàn cần thiết. (Ảnh minh họa)
Một số cách để chăm sóc trẻ 5 tháng tuổi bị ho và sổ mũi mẹ có thể áp dụng để giúp bé nhanh khỏi bệnh như sau:
- Thực hiện vệ sinh: Việc vệ sinh mũi, miệng cho trẻ là hoàn toàn cần thiết. Mẹ nên dùng loại khăn giấy mềm để lau sạch nước mũi, nước dãi cho bé và vứt bỏ ngay sau khi vừa dùng xong.
Nếu như dùng khăn xô thì cần phải lưu ý đến việc vệ sinh khăn. Không nên dùng đi dùng lại khăn xô khi khăn đã nhiễm bẩn và không được giặt sạch sẽ sẽ là tiền đề để tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn bám trên khăn quay trở lại và tiếp tục gây bệnh cho bé.
Ngoài ra, cần phải thường xuyên vệ sinh đồ dùng, đồ chơi của bé, vệ sinh phòng và nhà cửa. Những người chăm sóc trẻ cần phải rửa tay thật sạch sẽ trong khi chăm sóc và chuẩn bị đồ ăn cho trẻ.
- Đối với chế độ ăn uống: Do trẻ 5 tháng tuổi chưa ăn dặm nên mẹ cần tăng lượng sữa lên nhiều hơn bình thường để giúp trẻ tăng đề kháng. Nếu trẻ khó bú, mẹ nên chia làm nhiều lần ăn trong ngày cho trẻ để đảm bảo lượng nước cần thiết, hỗ trợ trẻ nhanh phục hồi hơn.
Khi trẻ 5 tháng bị ho và sổ mũi kéo dài, sốt cao… cha mẹ hãy đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Bộ phận cơ thể cần được giữ ấm khi trời chuyển lạnh
Nếu không giữ ấm các vùng sau trên cơ thể thì bạn rất dễ mắc các bệnh cảm lạnh như cúm, sổ mũi, sốt cao...
Giữ ấm và bảo vệ cơ thể là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, có một số vùng trên cơ thể lại thường xuyên bị bỏ sót, gây nhiễm lạnh và ảnh hưởng tới sức khỏe trong thời điểm này.
Đôi chân: Bàn chân có chứa rất nhiều mạch máu, do vậy, nếu để đôi chân luôn trong tình trạng rét buốt, không được bảo vệ thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Vùng bụng: Nếu vùng bụng không được giữ ấm và bảo vệ sẽ gây ra một số tình trạng như đau bụng, trào ngược axit dạ dày...
Cổ: Bảo vệ và giữ ấm vùng cổ khi thời tiết chuyển lạnh sẽ giúp ngăn ngừa một số bệnh như ho, cảm cúm...
Đầu: Đầu vốn là một bộ phận rất quan trọng nếu bạn để vùng đầu bị nhiễm lạnh sẽ làm cho toàn bộ cơ thể trở nên ê buốt, đau nhức đầu.
Tai: Do cấu trúc tai vốn rất mỏng manh, nhạy cảm nên nếu không được bảo vệ sẽ để lại nhiều hậu quả xấu.
Mũi: Bảo vệ, giữ ấm cho mũi khi thời tiết chuyển lạnh sẽ giúp tránh gặp một số vấn đề như sổ mũi, viêm mũi dị ứng, cảm lạnh, cảm cúm.../.
Hoa cúc: Kháng khuẩn, tiêu viêm Hoa cúc rất đa dạng và phong phú trong đó cúc vạn thọ, cúc hoa vàng, cúc hoa trắng dung dị, mộc mạc nhưng đều có những đóng góp nhất định trong việc bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh tật. Cúc vạn thọ Vốn mang sẵn ý nghĩa ngay trong chính tên của mình cúc vạn thọ là hình ảnh trường...