Trẻ 3 tuổi bị sốt và nôn, mẹ nên làm gì?
Trẻ 3 tuổi bị sốt và nôn thường là những dấu hiệu đáng báo động mà các phụ huynh cần phải quan tâm. Mặc dù sốt là phản ứng bình thường của cơ thể nhưng nếu kèm theo nôn trớ thì có thể đó là triệu chứng của một số bệnh liên quan.
Theo các bác sĩ Nhi khoa, trong các trường hợp bé 3 tuổi bị nôn và sốt, ho hoặc đau bụng, có thể đó là nôn trớ cơ năng do bị nhiễm khuẩn đường hô hấp. Mặt khác, khi bé 3 tuổi bị sốt và nôn cũng có thể là do một số nguyên nhân khác nhau.
1. Nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi bị sốt và nôn
- Trẻ bị đau nửa đầu: Chứng đau nửa đầu có thể bắt gặp với trẻ em ở mọi lứa tuổi, nhưng thường xuất hiện lần đầu ở trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 8. Chứng đau đầu này thường ở một bên đầu và gây đau nhói. Ngoài buồn nôn và nôn, chứng đau nửa đầu có thể gây ra thay đổi tâm trạng, da xanh xao, mệt mỏi, chóng mặt, mờ mắt, thèm ăn hoặc chán ăn, tiêu chảy hoặc sốt.
- Trẻ nuốt phải chất độc: Trẻ nuốt phải thức ăn có hóa chất độc hại hoặc uống phải nguồn nước bị ô nhiễm có thể bị tiêu chảy hoặc nôn trớ, kèm theo sốt.
- Trẻ bị lồng ruột: Cũng có thể bị bắt gặp ở những trẻ 3 tuổi khiến trẻ bị nôn trớ, trông mềm nhũn, xanh xao và có nhiều triệu chứng mất nước như tiêu chảy, sốt.
- Trẻ bị viêm dạ dày: Trẻ bị bệnh dạ dày cũng có thể có các triệu chứng khác, chẳng hạn như tiêu chảy, sốt và co thắt dạ dày. Với điều trị tại nhà, tình trạng nôn mửa thường sẽ chấm dứt trong vòng 12 giờ. Tiêu chảy có thể kéo dài vài ngày hoặc hơn.
- Trẻ bị nhiễm trùng: Bé 3 tuổi bị nôn và sốt cũng có thể do nhiễm trùng ở một số bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như viêm họng liên cầu khuẩn, viêm phổi hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Trong một số ít trường hợp, nôn trớ kèm sốt có thể là triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng, chẳng hạn như tắc nghẽn đường tiêu hóa (hẹp môn vị ), nhiễm trùng (viêm màng não), chất lỏng (dịch não tủy) và các mô (màng não) bao quanh não và tủy sống.
Trẻ vừa nôn và sốt có thể là do nguyên nhân từ biến chứng đau đầu. (Ảnh minh họa)
- Trẻ bị Rotavirus: Rotavirus là một loại vi rút có thể gây ra nôn trở kèm tiêu chảy và sốt nghiêm trọng.
- Trẻ bị chấn thương vùng bụng hoặc đầu: Nếu bé bị ngã xuống và đập mạnh vào đầu hoặc bụng của mình có thể bị nôn do chấn thương ở những vùng đó. Mẹ nên kiểm tra cơ thể bé xem có vết bầm tím và các vết thương khác không.
2. Phải làm gì khi trẻ 3 tuổi bị nôn và sốt?
Khi bé 3 tuổi bị nôn và sốt chắc chắn sẽ khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Tuy nhiên, điều đầu tiên khi xử lý trẻ bị nôn và sốt là cha mẹ cần phải giữ thái độ thật bình tĩnh và quan sát các biểu hiện của trẻ.
Nếu tình trạng này kéo dài, trẻ có thể sẽ nhanh chóng bị mất nước. Điều quan trọng là phải bổ sung lượng nước đã mất khi trẻ bị nôn. Cha mẹ nên quan sát các triệu chứng mất nước ban đầu của bé như:
- Miệng và mắt có thể khô hơn bình thường.
- Nước tiểu có thể ít hơn bình thường.
Video đang HOT
- Bé có thể cảm thấy cáu kỉnh, mệt mỏi hoặc chóng mặt.
- Trẻ không hoạt động hoặc giảm sự tỉnh táo.
- Trẻ buồn ngủ quá mức hoặc bị mất phương hướng.
- Trẻ bị khi đi tiểu, tiểu ra máu hoặc đau lưng.
- Trẻ bị đau nhức đầu hoặc cứng cổ…
Ngoài ra, hãy nhớ để ý màu sắc của chất nôn và đếm số lần trẻ nôn trớ. Nếu trẻ bị nôn thường xuyên đến mức mẹ không thể cho trẻ uống hoặc nôn ra mỗi khi trẻ uống, thì nguy cơ mất nước càng lớn.
Nếu tình trạng này kéo dài hơn 24 giờ thì cha mẹ cần phải đưa bé đến gặp ngay bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Khi trẻ bị nôn và sốt, cha mẹ cần phải thật bình tĩnh quan sát. (Ảnh minh họa)
3. Điều trị khi trẻ 3 tuổi bị sốt và nôn tại nhà như thế nào?
- Hãy cho dạ dày trẻ nghỉ ngơi: Không cho trẻ ăn hoặc uống trong vòng 30 đến 60 phút sau khi nôn. Điều này giúp dạ dày của trẻ có cơ hội phục hồi.
- Bổ sung chất lỏng: Mất nước có thể là một vấn đề khi bé bị nôn. Bắt đầu thay thế chất lỏng sau khi trẻ không bị nôn trong 30 đến 60 phút. Để làm điều này, mẹ cần:
Chờ cho đến khi bé cảm thấy đủ khỏe để yêu cầu uống nước. Đừng ép trẻ uống nếu trẻ vẫn cảm thấy không khỏe. Và đừng đánh thức trẻ để uống nếu trẻ đang ngủ.
Bắt đầu bằng cách cho trẻ uống một lượng rất nhỏ (1/2 cốc nước hoặc ít hơn) chất lỏng cứ sau 5 đến 10 phút. Dùng muỗng cà phê hoặc bình uống nước để tiện lợi hơn.
Sử dụng nước lọc bình thường, không cho trẻ uống nước có gas.
Nếu trẻ nôn ra chất lỏng, hãy đợi ít nhất 30 phút nữa. Sau đó, bắt đầu lại với một lượng rất nhỏ chất lỏng cứ sau 5 đến 10 phút.
Có thể dùng dung dịch bù nước bằng đường uống nếu như trẻ bị nôn quá nhiều lần.
- Thức ăn đặc: Nếu bé cảm thấy đói và đòi ăn, mẹ hãy thử cho bé ăn cháo nhạt hoặc các loại thức ăn nhạt. Tránh cho trẻ ăn các loại thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ hoặc nhiều gia vị,
- Về vấn đề sử dụng thuốc: Nếu bé bị sốt, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để được kê đơn. Không cho bé uống aspirin để hạ sốt. Sử dụng aspirin để điều trị sốt ở trẻ em có thể gây ra một tình trạng nghiêm trọng gọi là hội chứng Reye.
Bác sĩ hướng dẫn 6 cách xử trí cơn ho kéo dài khi trời lạnh
Ho kéo dài khi trời lạnh xảy ra do sự tăng áp lực giữa khí phế quản - phế nang và không khí lạnh bên ngoài trời,...Mặc dù ho là cơ chế bảo vệ của đường hô hấp nhưng ho kéo dài lại ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt của người bệnh.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới ho kéo dài khi trời lạnh, trong đó, việc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới là hai nguyên nhân phổ biến nhất. Ho kéo dài khi trời lạnh nếu không được xử trí đúng cách và kịp thời sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của người bệnh.
1. Ho kéo dài khi trời lạnh cần điều trị như thế nào?
Với người bị ho cần chú ý tới các vấn đề sau:
- Uống nhiều nước mỗi ngày
Thường khi ho nhiều sẽ dễ bị khô rát họng, gây khó chịu. Vì thế mà người bị ho kéo dài khi trời lạnh cần uống nhiều nước hơn. Ngoài ra, giữ cho cơ thể không bị mất nước là nguyên tắc quan trọng trong chăm sóc sức khỏe mùa lạnh.
Người bị ho cần uống nhiều nước để giảm bớt cảm giác khô cổ (Ảnh: Internet)
- Hạn chế ở môi trường khô, lạnh, nhất và môi trường điều hòa
Môi trường khô, lạnh sẽ kích thích niêm mạc mũi, họng và phát sinh những cơn ho khó chịu. Do vậy, hạn chế ở các môi trường này càng ít càng tốt. Nếu có thể hãy đeo khẩu trang để giữ ấm mũi, tránh hít không khí khô lạnh vào.
- Tránh xa các tác nhân có thể gây kích thích niêm mạc mũi họng
Ngoài không khí khô lạnh thì phấn hoa, bụi, ô nhiễm môi trường, mùi lạ hay khói thuốc lá cũng có thể gây kích thích các cơn ho, gây ho kéo dài khi trời lạnh. Vì thế vào mùa đông, hãy vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, hạn chế sự tiếp xúc với các dị nguyên có thể gây kích thích để giảm sự bùng phát các cơn ho.
- Xông hơi bằng tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp
Người bị ho kéo dài khi trời lạnh có thể thử xông hơi nóng cho mũi họng bằng các loại tinh dầu như tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp. Việc giúp đường thở thông thoáng sẽ giảm tình trạng khó chịu, bít tắc do đờm gây ra ở những người bị ho có đờm hoặc dịu cảm giác bỏng rát do ho khô cổ.
- Giữ ẩm cổ và ngực
Khi trời lạnh, ngoài giữ ấm đầu, lòng bàn chân thì cổ và ngực cũng là bộ phận quan trọng cần phải giữ ấm, tránh cho khí lạnh xâm nhập vào cơ thể. Điều này cũng quan trọng đối với người đang bị ho kéo dài khi trời lạnh.
Chú ý giữ ấm cổ và ngực để khí lạnh không xâm nhập thêm vào cơ thể (Ảnh: Internet)
- Có chế độ dinh dưỡng phù hợp
Người bị ho kéo dài mùa lạnh nên có chế độ ăn uống bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, đặc biệt là vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra cần ăn ngủ nghỉ hợp lý, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn để cơ thể nhanh chóng hồi phục.
- Lời khuyên khác
Người bệnh nên có chế độ tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe Ngoài ra nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Các bác sĩ cũng cho biết thêm, điều quan trọng nhất trong việc giảm ho kéo dài khi trời lạnh chính là phòng bệnh.
2. Khi nào cần đến bệnh viện? Khi nào ho cần dùng thuốc?
- Nếu bạn chỉ bị ho cấp tính dưới 3 ngày và không bị đau ngực hay khó thở, không khạc ra đờm có lẫn máu, mủ thì không cần dùng đến thuốc.
Cơn ho cấp tính dưới 3 ngày thì không cần điều trị bằng thuốc (Ảnh: Internet)
- Nếu ho kèm theo sốt, khó thở, cơ thể tím tái và suy kiệt thì cần phải nhanh chóng tới cơ sở y tế, nhất là khi cơn ho đã kéo dài trên 5 ngày. Nhóm đối tượng cần lưu ý nhất là người cao tuổi và trẻ em.
- Nếu cơn ho kéo dài trên 3 tuần, đã can thiệp bằng thuốc uống nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm mà còn kèm theo các biểu hiện như sốt, ho có đờm xanh hoặc màu nâu gỉ, thậm chí là ho ra máu, bị thở ngắn, thở dốc thì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý hô hấp nguy hiểm.
Điều này cần lưu ý với những bệnh nhân có tiền sử bị hen suyễn, lao phổi, cao huyết áp hay đau dạ dày. Tốt nhất hãy thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị tận gốc.
Người bệnh hen thận trọng khi dùng thuốc giảm đau, chống viêm Khi đau và viêm xảy ra quá mạnh thường dẫn đến phải dùng các thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid (NSAID). Nhưng đối với người bệnh hen phải rất cẩn trọng vì thuốc có thể làm khởi phát cơn hen, đồng thời khiến cơn hen trở nên nặng hơn. Có khoảng từ 8 - 20% bệnh nhân hen bị co...