Trẻ 2 tháng tuổi ở Hà Nội tử vong đột ngột khi nằm ngủ, chuyên gia lý giải nguyên nhân
Hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ nhỏ là cái chết bất ngờ và không tiên lượng được ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ trong khoảng từ 2 tuần tuổi đến 1 tuổi.
Hội chứng tử vong đột ngột hay gặp ở trẻ 2-4 tháng tuổi…
Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận một bé gái 2 tháng tuổi, ở Hà Nội, nhập viện trong tình trạng tím tái, ngừng thở, ngừng tim trước khi đến Bệnh viện.
Theo lời kể của gia đình, khoảng 18 giờ cùng ngày, mẹ cho trẻ bú trong tư thế nằm, sau đó, mẹ ôm trẻ ngủ, mặt trẻ áp vào ngực mẹ. Đến khoảng 19 giờ 30 phút, khi mẹ tỉnh dậy phát hiện trẻ trong tình trạng tím tái toàn thân, không thở.
Trong lúc hoảng loạn, gia đình đưa trẻ vào Bệnh viện Nhi Trung ương bằng xe mô tô. Tại đây, các bác sĩ phát hiện trẻ ngừng thở, ngừng tim, hạ nhiệt độ. Mặc dù được hồi sức tim phổi tích cực, nhưng trẻ không qua khỏi.
Hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ nhỏ xảy ra mà không có bất kỳ dấu hiệu nào cảnh báo trước, khiến đột tử ở trẻ nhỏ trở thành nỗi ám ảnh lớn đối với nhiều gia đình.
Nguyên nhân đột tử ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Vậy thế nào là hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ nhỏ? BSCKII Phạm Thị Thanh Tâm – Phó trưởng khoa Cấp cứu & Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ nhỏ (SIDS- sudden infant death syndrome) là cái chết bất ngờ và không tiên lượng được ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ trong khoảng từ 2 tuần tuổi đến 1 năm tuổi. SIDS hay gặp ở trẻ 2-4 tháng tuổi.
Video đang HOT
Tỷ lệ SIDS xuất hiện là 0,5/1000 trẻ sinh ra ở Hoa Kỳ. Hầu hết SIDS đều xảy ra khi trẻ đang ngủ. Hội chứng này xảy ra mà không có bất kỳ dấu hiệu nào cảnh báo trước, khiến đột tử ở trẻ nhỏ trở thành nỗi ám ảnh lớn đối với nhiều gia đình. Bên cạnh những nguyên nhân gây tử vong đột ngột: ngạt thở, chảy máu não, viêm cơ tim… nhiều trường hợp không có nguyên nhân rõ ràng.
Trẻ có khuyết tật nghiêm trọng ở hệ hô hấp, tim mạch. Hoặc sự kiểm soát nhịp thở của não bộ chưa phát triển hoàn thiện.
Đường thở bị chèn ép khi ngủ trong tư thế nằm sấp, nằm nghiêng – sấp. Ngủ trên giường có quá nhiều vật dụng hay giường ngủ mềm, ngủ cùng với bố mẹ cũng có thể là tác nhân gây đột tử ở trẻ.
Tăng thân nhiệt do nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quấn quá nhiều quần áo, chăn to, trẻ ngủ sâu dẫn đến mất kiểm soát nhịp thở.
Các yếu tố nguy cơ của hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ
Nam nhiều hơn nữ. Sinh non, cân nặng khi sinh thấp, chậm tăng trưởng. Tư thế ngủ nằm sấp, không có núm vú giả. Mẹ nhỏ hơn 20 tuổi, sử dụng ma tuý, hút thuốc lá trong thai kỳ và sau sinh. Khoảng cách ngắn giữa các lần mang thai. Trẻ nằm chung giường với cha mẹ, người chăm sóc.
Anh chị em ruột bị đột tử. Nhiệt độ môi trường thấp hoặc quá cao. Cũi, nôi, gối không an toàn, nệm nước, giường mềm.
Các biện pháp dự phòng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Theo các bác sĩ tử vong ở trẻ nhỏ do SIDS là vấn đề liên quan đến giấc ngủ, do đó cần nâng cao cảnh giác, tạo môi trường an toàn cho giấc ngủ của trẻ. Cụ thể:
- Cho trẻ nằm ngửa khi ngủ. Thường xuyên quan sát trẻ. Sử dụng núm vú giả cho trẻ dưới 1 tuổi giúp mở thông đường thở. Để nhiệt độ phòng phù hợp, thông thoáng quần áo.
- Không trùm đầu trẻ. Đặt trẻ nằm trên tấm đệm ít bị trũng xuống. Không sử dụng gối, đồ chơi nhồi bông, chăn có nhiều lông hoặc quá lớn ở khu vực cũi/giường của trẻ.
- Sơ sinh, trẻ dưới 6 tháng tuổi cần nằm cũi, giường riêng, bên cạnh giường ngủ của người chăm sóc. Không sử dụng miếng đệm phụ trong cũi.
- Tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch để nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
- Chăm sóc thai nghén sớm và thường xuyên. Nuôi con bằng sữa mẹ. Không hút thuốc lá, uống rượu hoặc sử dụng ma tuý trong thai kỳ và thời gian nuôi con nhỏ.
Hà Nội họp tìm nguyên nhân nữ sinh tử vong sau tiêm vaccine Covid-19
Một nữ sinh lớp 9 tại huyện Thường Tín đã tử vong sau khi tiêm vaccine Covid-19 một ngày. Hiện nguyên nhân của vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra.
Thông tin được ông Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế xác nhận với Dân trí.
Theo một lãnh đạo UBND xã Nhị Khê, huyện Thường Tín trường hợp này là một nữ sinh lớp 9 trên địa bàn xã Nhị Khê.
Tiêm vaccine Covid-19 (Ảnh: Hoàng Thanh Tùng).
Ngày 27/11, nữ sinh lớp 9 này đã đi tiêm vaccine Covid-19 theo kế hoạch của thành phố. Trong quá trình theo dõi sau tiêm, sức khỏe của nữ sinh này vẫn ổn định.
Đến sáng 28/11, nữ sinh được đưa đến Bệnh viện huyện Thường Tín để điều trị, sau đó chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai. Tuy nhiên, nữ sinh này đã không qua khỏi.
Theo ông Vũ Cao Cương, vào chiều nay 29/11, Hà Nội sẽ tổ chức họp hội đồng chuyên môn với các chuyên gia, để đánh giá và đi đến kết luận về nguyên nhân tử vong của nữ sinh lớp 9 này.
Từ 23/11, Hà Nội đã bắt đầu tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em 15 - 17 tuổi. Từ 27/11, trẻ 14 tuổi trên địa bàn cũng đã bắt đầu được tiêm chủng.
Trước đó, Hà Nội đã ban hành kế hoạch liên ngành tổ chức triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi trên địa bàn thành phố.
Đối tượng tiêm chủng của kế hoạch này bao gồm toàn bộ trẻ em đủ 12 - 17 tuổi (bao gồm trẻ đi học tại các trường đóng trên địa bàn thành phố và trẻ không đi học đang sinh sống tại Hà Nội) có chỉ định sử dụng vaccine của nhà sản xuất và Bộ Y tế.
Theo kế hoạch, sẽ có 791.921 trẻ em trong đối tượng dự kiến tiêm chủng, cụ thể:
- Trẻ từ 12 đến dưới 16 tuổi: 519.547 đối tượng.
- Trẻ từ 16 đến dưới 18 tuổi: 272.374 đối tượng.
Độc tố gây chết người botulinum không chỉ có trong pate chay Nhiều vụ ngộ độc pate chay khiến bệnh nhân nhập viện, thậm chí tử vong. Tuy nhiên, ngộ độc botulinum không chỉ từ pate chay, mà những sản phẩm đóng hộp lên men đều có nguy cơ. Vì sao ngộ độc botulinum? Tại Hà Nội, TPHCM trong năm 2021 xảy ra nhiều vụ ngộ độc pate chay dẫn đến bệnh nhân cấp cứu,...