Trẻ 10 tuổi có sở thích kỳ quặc nhổ trụi tóc đỉnh đầu
Móng tay nhú lên một chút, cô con gái chị H. lại cắn luôn mà không chờ mẹ cắt. Dù được cô giáo thông báo con hay vuốt tóc nhưng chị H. chỉ tá hoả khi một hôm trước tự nhiên thấy cả mảng da đầu con trắng hếu…
Cả mảng tóc trên đỉnh đầu đầu được bệnh nhân tự nhổ trụi
Chỉ nghĩ con bị nấm…
Đưa con gái học lớp 4 đến khám tại BV Da liễu Trung ương, chị Nguyễn Thị H. (Quốc Oai, Hà Nội) cho biết, cô giáo vẫn hay gọi điện thông báo về việc ở lớp con hay ngồi “vuốt” tóc.
Nghĩ đó là một thói quen của con gái nên chị cũng không để ý nhiều. Gần đây, cũng thấy trên đỉnh đầu con tóc thưa hơn những khu vực khác. Nhưng bà mẹ trẻ cũng chủ quan nghĩ có thể do thay tóc…
Chị H. kể, ở lớp con học không tốt, hay nghịch nên cô giáo thường xuyên nhắc nhở. Đáng lưu ý, từ bé bố mẹ cũng chưa bao giờ phải cắt móng tay. Vì cứ nhú lên ít nào, con lại tự cắn đi chừng ấy…
Tại BV Da liễu Trung ương, sau khi nghe những lời kể của mẹ bệnh nhân kết hợp với khám lâm sàng, bác sĩ kết luận trẻ bị mắc hội chứng “nghiện giật tóc” (nhổ tóc).
Sau khi kê đơn thuốc, thầy thuốc ưu tú, BS Đào Hữu Ghi, Khoa Điều trị Bệnh da nam giới, Bệnh viện Da liễu Trung ương nhắc nhở bệnh nhi không được tiếp tục nhổ tóc. Nếu không tóc sẽ không thể mọc lại và trở nên hói đầu.
Video đang HOT
Đồng thời, BS Ghi cũng lưu ý với mẹ bệnh nhân nên quan tâm tới trẻ hơn. Ông tư vấn mẹ bé nên đội mũ cho con tránh để trẻ nhổ tóc.
Không nên chủ quan bởi đây là dạng bệnh lý tâm thần
Theo BS Ghi, hội chứng nghiện giật tóc là một dạng của rối loạn kiểm soát xung động. Ở hội chứng này, bệnh nhân thường xuyên bứt lông hay tóc khỏi các vùng như da đầu, lông mày và lông mi của họ.
Mặc dù, người mắc chứng bệnh này biết hậu quả, nhưng họ vẫn không thể kiềm chế bản thân. Khi cảm thấy chán nản, người bệnh sẽ giật tóc để làm dịu bản thân. Kết quả là, người bệnh bị hói và tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến ngoại hình cũng như khả năng làm việc của họ.
BS Đào Hữu Ghi đang thăm khám cho bệnh nhân
Các triệu chứng phổ biến bao gồm: Liên tục giật tóc khỏi da đầu, giật lông mày, lông mi và các bộ phận khác của cơ thể.
Người bị mắc hội chứng này không thể ngăn bản thân giật tóc và họ chỉ cảm thấy vui và thoải mái hơn sau khi giật tóc. Ngoài ra, người mắc chứng nghiện giật tóc (nhổ tóc) thường tóc ngắn lại, mỏng hơn, xuất hiện vùng hói trên da đầu hoặc các khu vực khác của cơ thể bao gồm cả lông mi thưa hoặc thiếu lông mày.
Người mắc hội chứng giật tóc thường hay bị stress hoặc các vấn đề về tinh thần trong công việc hay cuộc sống và có một số hành vi kỳ lạ như kiểm tra các chân tóc, xoay tóc, kẹp tóc giữa các kẽ răng, nhai tóc hoặc ăn tóc…
Hầu hết, người nghiện giật tóc cũng hay kéo da, cắn móng tay hoặc cắn môi. Đôi khi, họ có thể giật lông vật nuôi, búp bê hoặc từ các vật liệu xốp như quần áo hoặc chăn, đây cũng là dấu hiệu bệnh. Hầu hết, những người mắc bệnh này chỉ giật tóc khi ở một mình và thường không để cho người khác biết mình mắc bệnh.
Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, các bậc phụ huynh có con mắc hội chứng này hoặc người lớn mắc bệnh thì nên đến gặp các bác sĩ. Bằng cách quan sát hành vi của mình và kiểm tra những khu vực mất tóc, bác sĩ sẽ kiểm tra nguyên nhân gây ra chứng rối loạn nghiện giật tóc.
Mặc dù đến nay vẫn còn rất nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân gây ra bệnh. Tuy nhiên theo các chuyên gia tâm lý, giật tóc là một dạng nghiện. Hội chứng nghiện giật tóc cũng có thể là dấu hiệu phản ánh các vấn đề sức khỏe tâm thần.
Theo đó, giật tóc là cách làm giảm căng thẳng hoặc lo âu. Trong một số trường hợp, bệnh này cũng có thể là dạng tự làm đau bản thân, người bệnh cố tình làm bản thân bị thương như là cách để thoát khỏi cảm xúc đau buồn và tạm thời làm bản thân vui.
Hội chứng nghiện giật tóc là bệnh hiếm gặp và ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bệnh đang ngày càng phổ biến hơn. Theo kết quả nghiên cứu được ở Mỹ, từ 1- 2% sinh viên tham gia khảo sát đã từng hoặc đang mắc chứng bệnh này. Đối với trẻ em, tỉ lệ mắc bệnh giữa bé gái và trai là như nhau. Tuy nhiên, ở người trưởng thành, nữ giới lại mắc bệnh cao hơn.
Bé trai 4 tuổi hai năm trời chiến đấu với căn bệnh hiếm
Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) vừa cấp cứu thành công bé Huỳnh Nhật A. (4 tuổi, ngụ Bình Dương) mắc căn bệnh hiếm - hội chứng thực bào máu.
Bé A. đã đấu tranh với căn bệnh hơn hai năm qua, đợt tái phát mới đây cha mẹ tưởng con sẽ không thể nào gượng được nữa. Cầm trên tay hóa đơn 30 triệu đồng vừa trả cho đợt hóa trị của con, chị Nguyễn Bình Kim Oanh (33 tuổi, mẹ bé A) nghẹn ngào: "Còn nước còn tát em à! Lúc nghe con bị bệnh hiếm vợ chồng tôi như sụp đổ. Sinh con ra chỉ mong mai này con có cuộc sống tốt, vậy mà...".
Sụp đổ khi biết con mắc bệnh hiếm
Bé A. khởi phát bệnh vào tháng 8-2018 khi chỉ mới hai tuổi với biểu hiện viêm phế quản, sốt cao liên tục. Điều trị ở BV tại Bình Dương không khỏi, chị đưa con lên BV Nhi Đồng 2 (TP.HCM) thì được các bác sĩ chẩn đoán bé bị hội chứng thực bào máu. Chạy ngược chạy xuôi vay mượn khắp nơi, vợ chồng chị Oanh quyết định đưa con sang Thái Lan điều trị. Khi hai mẹ con chị tay xách nách mang đi chữa bệnh, chồng chị là anh Huỳnh Nhật Duật (33 tuổi) ở nhà vừa làm kiếm tiền, vừa lo vay mượn và rao bán căn nhà để có thêm tiền cho vợ con.
Anh Duật đang chăm sóc, chơi cùng con trong bệnh viện. Ảnh: HOÀNG KIM
Bốn tháng đầu được hóa trị liên tục, bé A. thường xuyên trong trạng thái nguy kịch, chi phí điều trị mỗi ngày cả trăm triệu đồng. Lủi thủi nơi đất khách tám tháng ròng, cuối cùng tình trạng của bé cũng ổn định nhưng vợ chồng chị Oanh rơi vào tình trạng kinh tế suy kiệt. Đưa con về nhà, chị làm đúng theo lời dặn của bác sĩ là bé A. phải được sống trong môi trường trong lành nhất, dùng thức ăn chín trong vòng một tiếng sau khi nấu, tiệt trùng mọi dụng cụ ăn uống, sống tách biệt xã hội để tránh nhiễm các bệnh nền vì sức đề kháng yếu.
Những tưởng con đã khỏe hẳn thì tháng 8-2019, bé A. lại khởi sốt, tái phát bệnh. BV Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) tiếp nhận lúc bé đã có biểu hiện nhiễm trùng cực nặng, thiếu máu, có dấu hiệu xuất huyết, gan và lách to. Bệnh diễn tiến nhanh, bé ho ra máu, xuất huyết phổi, kháng thuốc, phải chuyển sang Khoa Hồi sức tích cực để thở máy, truyền chế phẩm máu, chiếu xạ liên tục và hàng loạt biện pháp cấp cứu.
"Lúc đó bác sĩ đã tiên đoán con khó qua được, sinh mệnh tính theo giờ. Trời đất như quay cuồng, vợ chồng tôi đau không thể thấu, lúc đó chỉ ước được nhìn thấy con mở mắt, cười một giây thôi cũng được.... May mắn thay con cũng hồi phục thần kỳ, chúng tôi lại được tiếp thêm sức mạnh để chiến đấu cùng con. Qua tìm hiểu, để điều trị bệnh tận gốc con phải được ghép tủy, nhưng liệu pháp này chỉ có thể được làm ở nước ngoài với chi phí khoảng hơn 8 tỉ đồng..." - chị A chia sẻ.
Từng nghĩ chỉ nhiều tiền con mới hạnh phúc
Vợ chồng chị Oanh, anh Duật là bạn chung lớp đại học, tám năm sau đó mới về chung một nhà.
Kết hôn xong, chị đồng ý để anh đi nước ngoài làm việc, chấp nhận thui thủi một mình gánh vác mọi việc từ lúc mang bầu, sinh con và nuôi con đến năm 2 tuổi. Khi hay tin con bệnh nặng, hai vợ chồng bỏ hết công việc đam mê, anh sắp xếp về nước để cùng vợ vượt qua khó khăn. "Anh ấy hối hận, dằn vặt bản thân dữ lắm vì nghĩ mình có lỗi với con, nghĩ mình mải kiếm tiền nhiều, đã không dành thời gian cho con mới khiến con bệnh nặng thế này" - chị Oanh khóc nghẹn.
Sau khi vay mượn, bán cả căn nhà để chữa bệnh cho con, vợ chồng chị Oanh. Ảnh: HOÀNG KIM
Những ngày qua, anh Duật vẫn phải nhận các dự án để làm thêm, vừa có thời gian chăm con vừa kiếm thêm cho con chữa trị. Còn chị Oanh ở với con suốt 24/24 giờ, đọc sách, kể chuyện cho con nghe, dạy con những kiến thức mà đáng ra tuổi này bé phải được học cùng bạn bè, thầy cô. "Mỗi ngày chúng tôi đều xem đó như là ngày cuối cùng của con mà dành tất cả tình yêu, niềm vui cho bé, truyền năng lượng tích cực cho bé. Chỉ mong con cảm nhận được tình cảm của cha mẹ mà có thể ở bên cạnh mình thêm chút nữa" - chị Oanh tâm sự. Hai vợ chồng chỉ có thể động viên nhau cố gắng, chờ mong phép màu và những tấm lòng thơm thảo của các mạnh thường quân.
Còn bé A, dường như hiểu tấm lòng cha mẹ nên bé luôn vui vẻ, ngay cả trong những lúc đau đớn với mớ dây chằng chịt trên người vì phải truyền thuốc. Nằm trên giường bệnh, câu nói ngây thơ của bé như cứa vào tim của bậc làm cha làm mẹ: "Mẹ ơi, hình như có con gì đang chạy trong người con này, nó đi tới đây, tới đây rồi...".
Hội chứng thực bào máu là căn bệnh hiếm gặp, tỉ lệ tử vong cao ở trẻ em. Bệnh do tế bào bạch cầu (thuộc hệ miễn dịch) thay vì tiêu diệt các tế bào lạ xâm nhập, bảo vệ cơ thể thì chúng phản ứng quá mức, tấn công những tế bào máu thông thường của chính chủ. Bệnh này còn có tên gọi khác là máu ăn máu.
Bàn tay của cậu bé 16 tuổi trở nên "mỏng" một cách khó hiểu và luôn run rẩy, bác sĩ khuyến cáo một hành động nhiều người vẫn hay làm có thể dẫn đến bệnh này Ba năm trước, khi bắt tay với các bạn cùng lớp, các bạn đã vô tình nói: "Tiểu Khương, sao bàn tay của cậu mỏng thế này?". Lúc này Tiểu Khương cũng đã nhìn lại bàn tay phải của mình thì thấy đúng là nó rất mỏng. Tiểu Khương là cậu bé 16 tuổi sôi nổi. Nhiều năm trước, cậu bé phát hiện...